Tác động của thị trường

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 65)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đến các doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến người lao động và việc làm của họ. Những bấp bênh về việc làm, thu nhập, những biến đổi xã hội và những “cơn bão giá” diễn ra dưới tác động của khủng hoảng kinh tế ở nước ta đã khiến cho cuộc sống của người công nhân ở các khu công nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, vất vả, trong đó có công nhân ở khu công nghiệp Quang Minh.

Hiện nay, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI (từ các doanh nghiệp kỹ thuật cao đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) tại khu công nghiệp Quang Minh đều chịu tác động của suy thoái kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Trước hết, để đối mặt với khủng hoảng kinh tế, chỉ có một số doanh nghiệp duy trì được sản xuất, còn hầu hết các công ty, nhà máy phải cắt giảm sản xuất và chi phí bằng nhiều cách khác nhau:

1/ Cắt giảm chi phí điện, văn phòng phẩm,...

2/ Cắt giảm chi phí nhân công: Không trả tiền làm thêm giờ; giảm số ca lao động, trả lương 70% cho ngày nghỉ; khuyến khích người lao động tự nguyện nghỉ việc thay vì “sa thải”; khuyến khích người lao động hoặc nghỉ dài ngày (trả 70% lương cho những lao động nghỉ ở nhà một thời gian) hoặc nộp đơn xin nghỉ việc để được một số quyền lợi như nhận khoản trợ cấp tương đương với một hoặc hai tháng lương.

Ngoài đối diện với việc bị sa thải hoặc nghỉ làm tạm thời, công nhân trong khu công nghiệp Quang Minh hiện còn phải đối mặt với đồng lương eo

hẹp và kỷ luật nghiêm. Sự thắt chặt của các doanh nghiệp thường đánh vào ý thức của công nhân khi có chấp hành tốt các quy định của doanh nghiệp đưa ra hay không hoặc thông qua việc mặc đồng phục hàng ngày. Nếu quên mặc đồng phục thì bị phạt 50 nghìn đồng/lần vi phạm, trừ vào tiền lương cuối tháng; nghỉ nhiều thì không được nhận tiền chuyên cần, nghỉ không có lý do phạt hai trăm nghìn/1 ngày,…

Nguyễn Thị Thều, 48 tuổi, quê ở Tam Đảo:

bắt đầu làm công nhân cho nhà máy sữa Hanoi milk từ tháng

4/2011, do người cháu bảo lãnh. Đi làm được 4 tháng rồi nhưng vẫn chưa phải nộp hồ sơ. Đi làm thử việc 10 ngày, sau làm chính thức. Vì đã quá tuổi nên cô không được đứng máy dây chuyền sản xuất mà làm các công việc như: bốc sữa, đóng thùng sữa, khuân sữa ra chỗ bảo quản…

Công nhân ở nhà máy này được hưởng các quyền lợi: Nghỉ giữa giờ 30 phút (cả thời gian dùng bữa trưa); Mỗi công nhân được hỗ trợ 1 suất ăn/12 nghìn đồng (làm ca đêm thì được hỗ trợ suất cơm nắm, cơm rang); Chủ nhật được gấp đôi tiền lương… Tuy nhiên, quy định của nhà máy nhiều khắt khe: Công việc vất vả, ngặt nghèo về thời gian vì mỗi người là 1 phần của dây chuyền sản xuất; Công nhân nghỉ nhiều thì không có tiền chuyên cần của tháng, nghỉ không có lý do phạt 2 trăm nghìn/lần; Môi trường làm việc ồn ào,

không có bảo hộ lao động; Làm công nhân thời vụ thì không được ký hợp đồng bảo hiểm cũng như hợp đồng dài hạn…

Để tiết kiệm chi phí cũng như thắt chặt quản lý do chịu tác động bởi

cuộc khủng hoảng năm 2009, công nhân làm việc trong nhà máy phải cam kết: Không mặc đồng phục đầy đủ sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 nghìn (trừ vào

lương cuối tháng); Không được uống sữa (phát hiện bị phạt 200 nghìn);

Không được đeo đồ trang sức (vòng tay phạt 50 nghìn, hoa tai, dây chuyền phạt 150 nghìn)…

Một đặc điểm nữa của công nhân khu công nghiệp là vị trí làm việc công nghiệp của họ. Mỗi công nhân đảm nhiệm công việc cụ thể, ở một khâu cụ thể trong một dây chuyền sản xuất. Chính vì công việc đòi hỏi thao tác công nghiệp cụ thể nên không có sự phân biệt lớn về kỹ năng giữa công nhân lâu năm và công nhân mới vào nghề. Tuy nhiên, làm việc trong dây chuyền công nghiệp đòi hỏi sức ép cao về tính chính xác, độ tập trung, cường độ và số lượng sản phẩm, khiến cho ưu thế nghiêng về những công nhân trẻ, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, công nhân không cảm nhận được vai trò của công đoàn. Các hoạt động công đoàn không được thường xuyên. Vai trò của công đoàn chưa được thể hiện trong việc hỗ trợ công nhân về thông tin việc làm và thu nhập.

3.7. Tiểu kết

Có thể nói, sự phát triển của công nghiệp và đô thị ở khu vực ven đô Hà Nội nói chung và ở địa bàn làng Gia Trung nói riêng đã có nhiều tác động quan trọng đến sinh kế, cuộc sống và không gian sống của cộng đồng làng. Khi Nhà nước thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị, làm cho nguồn vốn sinh kế truyền thống của các hộ gia đình nông dân đã và đang biến đổi mạnh mẽ, buộc người nông dân phải chuyển đổi và thích nghi với các loại hình sinh kế mới trong một môi trường sống mới bằng cách tham gia vào nhiều công việc khác nhau trong các lĩnh vực công nghiệp, buôn bán và dịch vụ, kinh doanh nhà trọ trong khi vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp ở một quy mô nhỏ lẻ… Quá trình chuyển đổi này không chỉ mang lại những cơ hội mà còn tạo ra nhiều thách thức cho các hộ gia đình. Thực trạng này đòi hỏi chính quyền Nhà nước cần có những chính sách phù hợp và hiệu quả hơn trong phát triển công nghiệp, đô thị và trong việc hỗ trợ người nông dân bị ảnh hưởng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững ở vùng ven đô nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Chương 4

MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI Ở GIA TRUNG

Chương này hướng vào nhận diện và phân tích một số biến đổi về văn hóa và xã hội ở làng Gia Trung trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 65)