Sự phát triển của kinh doanh nhà trọ

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 58)

Với sự lớn mạnh của khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo dòng người di cư đổ về Gia Trung ngày một tăng. Theo số liệu thống kê năm 2011, có khoảng hơn 20 vạn công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp Quang Minh, trong đó 65,8% công nhân có nhu cầu thuê nhà trọ, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn thì chưa đáp ứng được nhu cầu thuê trọ của công nhân trong công ty mình. Với vị trí thuận lợi nằm liền kề khu công nghiệp và đường cao tốc Bắc Thăng Long, làng Gia Trung sớm thu hút một lượng lớn lao động nhập cư đến thuê trọ. Đặc điểm dễ nhận thấy của công nhân khu công nghiệp chính là luồng lao động di cư từ các tỉnh thành khác tới, chủ yếu từ các tỉnh phía bắc như Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh22,… nơi kinh tế nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ đạo. Tuổi đời của công nhân rất trẻ từ

21 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long do tập đoàn Sumitomo liên doanh với công ty cơ khí Đông Anh, thành lập năm 1997. Khu công nghiệp này nằm ở huyện Đông Anh. Các nhà đầu tư coi đây là một địa điểm lý tưởng vì khu công nghiệp này nằm giữa đường đi từ sân bay Nội Bài đến trung tâm Hà Nội. Một khu công nghiệp lớn và được xem là thành công nhất ở miền bắc Việt Nam. Hiện khu công nghiệp này có 85 nhà đầu tư, trong đó 67 nhà máy sản xuất, còn lại là các văn phòng đại diện. Nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư tại đây như Canon, Yamaha, Panasonic..., chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu.

22 Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam (2009), trong số 737.500 công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội, 70% là người lao động nhập cư. Xuất phát điểm của họ thường từ những hộ làm ruộng thiếu đất hoặc có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn (dẫn theo nguồn:

15 đến 30. Điều này cho thấy tính năng động của đối tượng dân di cư và phần nào cho thấy sức ép dân số, nhu cầu về việc làm tăng cao trong khi sản xuất nông nghiệp không đáp ứng đủ cho số lao động dư thừa ngày càng cao. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý và điều kiện giao thông đi lại cũng là một nhân tố thu hút số lượng lớn lao động di cư đến địa bàn nghiên cứu.

Với việc xuất hiện khu công nghiệp, nhiều hộ dân làng Gia Trung đã chuyển từ làm nông nghiệp thành những người chủ đất quy mô nhỏ, xây nhà trọ cho thuê trên đất ngụ cư của gia đình. Số lượng phòng trọ của các hộ gia đình không cố định tùy thuộc vào diện tích đất rộng hay hẹp. Có nhà diện tích đất rộng thì xây những dãy trọ lớn với số lượng lên tới hàng chục phòng, những gia đình diện tích đất ít thì chỉ xây dựng 2 hoặc 3 phòng cho thuê. Thời điểm đầu, các hộ dân xây dựng phòng trọ cho thuê duy nhất dưới hình thức nhà cấp bốn lợp mái tôn hoặc proximang, một số gia đình còn cải tạo nhà hoặc bếp thành phòng cho thuê, thường thì cả khu trọ sẽ dùng chung bể nước, nhà tắm, khu vệ sinh, một số thì dùng chung với chủ trọ. Tuy nhiên, về sau nhiều khu trọ được xây cao tầng, có phòng khép kín để đáp ứng nhu cầu thuê trọ ngày càng tăng. Kinh doanh nhà trọ trở thành hoạt động sinh kế mới ổn định, là nguồn thu nhập chủ yếu đối với nhiều hộ gia đình.

Tính đến tháng 6 năm 2011, Gia Trung có khoảng 215 hộ gia đình xây nhà trọ cho thuê. Nếu so với năm 2008, 2009 thì số lượng nhà trọ trên địa bàn Gia Trung không có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên số lượng phòng trọ thì tăng đáng kể, nhà ít thì 2 đến 5 phòng cho thuê, nhà nhiều 15 đến 20 phòng; đặc biệt, trong năm 2011 có 3 hộ dân tổ 7 xây tới 35 và 40 phòng trọ. Nói như vậy là bởi, trong những năm qua trên địa bàn Gia Trung, cùng với chất lượng phòng thuê trọ tạm bợ được các hộ gia đình xây cất từ những năm 2001 - 2005 xuống cấp, trong khi nhiều khu nhà trọ mới được các hộ gia đình đầu tư xây dựng kiên cố với cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi. Tạo nên mật độ nhà cho thuê trọ dày đặc, với đủ chất lượng phòng cho thuê, đáp ứng nhu cầu đa dạng

của công nhân thuê trọ. Chỉ riêng tổ dân phố số 6 có 400 hộ dân, với 1457 nhân khẩu (hộ khẩu KT1). Nhưng có tới 131 hộ gia đình có nhà trọ cho thuê với tổng số 513 phòng trọ. Số người nhập cư (KT4) có thời điểm lên tới 1113 người (nhiều xấp xỉ bằng dân số toàn tổ dân phố)23. Tính trung bình mỗi nhân khẩu chủ nhà cung cấp cho khoảng gần 9 người nhập cư (chưa kể số người nhập cư không đăng ký tạm trú và do thời gian làm việc không thường xuyên). Mặc dù, tổ dân phố số 6 có số lượng hộ kinh doanh nhà trọ nhiều hơn tổ 7, nhưng số lượng và chất lượng phòng trọ cho thuê ở tổ 7 lại nhiều và quy mô hơn, nhiều gia đình đã đầu tư và có quy hoạch xây dựng phòng trọ hiện đại, tiện nghi, ổn định.

Giá phòng trọ cho thuê trên địa bàn Gia Trung không tăng nhiều so với năm 2008. Dao động trong khoảng 300 đến 800 ngàn đồng/phòng, chưa tính tiền điện, nước, internet hoặc tiền gửi xe... Trung bình, tiền thu nhập từ cho thuê nhà trọ của các hộ gia đình dao động từ 1.500.000 đồng đến hàng chục triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với nhiều hộ gia đình không có nhà trọ cho thuê thì đây là một thiệt thòi lớn, là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ gia đình vốn là nông dân trước đây.

Tóm lại, vì đất đai bị thu hồi, người nông dân bị tách rời khỏi đồng ruộng và không có việc làm ổn định thì cho thuê phòng trọ là phương thức mưu sinh đơn giản, hợp lí lại cho thu nhập cao và ổn định được nhiều hộ gia đình ở Gia Trung lựa chọn. Đây là một hình thức kinh doanh ít rủi ro, không cần đầu tư nhiều chất xám so với một số loại hình sinh kế khác. Do đó, nhiều hộ gia đình có đất đua nhau làm nhà cho thuê là điều dễ hiểu ở vùng quê này. Cũng cần phải nhìn nhận rõ ràng là hiện tượng xây nhà trọ cho thuê trên địa bàn Gia Trung đã và đang diễn ra một cách tràn lan, không theo một quy hoạch nào cả, phá vỡ không gian nhà ở truyền thống. Một câu hỏi đặt ra là tại

23 Đối tượng KT1 = nhân khẩu thường trú; KT2 = số khẩu chuyển đến và chuyển đi; KT3 = những người từ nơi khác nhập khẩu đến; KT4 = lao động nhập cư, đăng ký tạm trú, tạm vắng.

sao hình thức phát triển nhà như vậy lại được chính quyền chấp nhận, thậm chí khuyến khích? Phải chăng, có một liên minh lợi nhuận mới được hình thành từ phúc lợi của khu công nghiệp, trong đó người dân địa phương được hưởng lợi từ nhà cho thuê, dân nhập cư được hưởng lợi từ nhà trọ chi phí thấp mà họ thuê được, các công ty, doanh nghiệp trong khu công nghiệp thì hưởng lợi từ lao động chi phí thấp, còn chính quyền thì lại được hưởng lợi từ lợi nhuận sản sinh tại địa phương cũng như phúc lợi chung của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 58)