Trên cơ sở các tiền đề kinh tế, những biến đổi trong văn hóa truyền thống của làng xã ven đô là điều không thể tránh khỏi.
Không nằm ngoài ảnh hưởng chung mà tín ngưỡng Thành hoàng mang lại cho các làng xã ở châu thổ sông Hồng, việc sùng bái Thành hoàng ở Gia Trung gắn liền với việc thờ thành hoàng làng là thánh Tam Giang28 và lễ hội làng.
28 Theo thần phả, sắc phong đình làng Gia Trung thờ đức thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát và Trương Lừng). Trong đó, triều Lê có 3 sắc phong Thành hoàng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 25 (1764) phong cho 3 vị thánh: Đức vua cả là Trương Hống, đức vua thứ hai là Trương Hát, đức vua thứ ba là Trương Lừng, triều Nguyễn cũng có 11 đạo sắc phong cho ba vị thánh này.
“Thánh Tam Giang” thực chất là 3 anh em họ Trương tên húy là Hống, Hát, Lừng, tương truyền là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương thế kỷ VI.
Tục thờ Thánh Tam Giang là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian lớn, có bề dày lịch sử hơn ngàn năm và không gian văn hóa lớn trên 300 làng thờ dọc bờ sông Cầu. Tuy nhiên, đình làng Gia Trung thờ 3 vị Thánh này đến nay vẫn là một hiện tượng khó giải thích.
(Năm 545 nhà Lương cử tướng Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh nhưng vì quân ít không cản được giặc phải rút về miền núi động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú) trao quyền cho tướng Triệu Quang Phục, rồi mất tại đó. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) đánh phục kích, đồng thời truyền hịch trong dân gian tìm người tài giỏi đánh giặc giúp nước. Khi ấy, các ông (Hống, Hát, Lừng, Lẫy) đã mộ được hơn 300 dân binh đóng đồn ở phủ Đa Phúc. Triệu Quang Phục biết tin đã cho mời các ông ra làm tướng tiên phong cầm quân đánh giặc.
Các cánh quân của Triệu Quang Phục đã hợp lực đánh bại quân Lương. Nước nhà độc lập, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, phong thưởng cho các tướng có công đánh giặc. Được tin Triệu Quang Phục lên
Trước đây, lễ hội làng không được tổ chức theo thời gian định kỳ, nó phụ thuộc vào sự thịnh suy sau một năm làm nông nghiệp của người dân. Đình làng là sự hiện diện đầy đủ của cây đa, bến nước, sân đình, là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người nông dân Gia Trung. Bối cảnh chiến tranh tàn phá lâu dài, cộng với chính sách và chủ trương của các cấp lãnh đạo trong thời kỳ tập thể hóa chính là nguyên nhân của việc đình làng Gia Trung bị tiêu hủy gần như hoàn bộ. Trong một thời gian dài, lễ hội và đám rước Thành hoàng tại Gia Trung không được tổ chức. Sau khi tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986, việc tổ chức lễ hội và mở cửa lại các địa điểm thờ cúng, lễ bái ở các địa phương được cho phép sau khi có sự xác nhận của chính quyền. Do đó, đình làng và hội làng Gia Trung phải mất một thời gian dài mới khôi phục lại nhưng ở một địa điểm mới, mà theo đa số người dân nhận xét thì đình làng mới đã mất đi vẻ đẹp cổ kính, sự linh thiêng như vốn có.
Trong những năm gần đây việc cúng tế ở đình được người dân chú trọng hơn, ngoài dân trong làng, còn có nhiều người từ nơi khác đến. Cũng như các sinh hoạt tại đình, người dân cũng ghi nhận sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tại chùa làng Gia Trung gia tăng. Theo nhận định của chúng tôi, trong các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, người dân Gia Trung không gặp khó khăn, không gặp sự mất cân đối trong điều kiện đô thị hóa mà phần nào còn thuận lợi hơn. Tình hình kinh tế gia đình khá hơn khiến họ có điều kiện hơn cho các sinh hoạt đó, chẳng hạn như có thể đi cúng lễ, hành hương đến các nơi xa.
ngôi vua, Lý Phật Tử (người họ Lý Nam Đế) đã đem quân đánh lại nhưng không thắng, bèn dùng kế cầuhôn gả con gái và đem quân đánh úp. Lý Phật Tử lên ngôi vua tự xưng là Hậu Lý Nam Đế. Biết các ông Trương Hống, Trương Hát và Trương Lừng là tướng tài giỏi bèn cho người vời ra làm quan, song các ông nhất lòng trung quân không theo Lý Phật Tử. Biết không thể khuất phục được, Lý Phật Tử lệnh truy bắt các ông khắp nơi. Các ông bàn nhau cùng đem gia quyến xuôi dòng sông Cầu, đục thuyền tự vẫn để giữ trọn tấm lòng trung với vua. Nhân dân dọc theo sông Cầu và các nơi các ông từng đóng quân đánh giặc đã vô cùng khâm phục, thương tiếc, lập đền thờ làm Thần. Các triều vua về sau: Lý, Trần, Lê đem quân đánh giặc phương Bắc tại dòng sông Cầu đều được Thần âm phù đánh thắng và đều có sắc phong cao nhất cho Thần là “Tam Giang thượng đẳng thần”).
Bảng 4.2: Tỷ lệ người dân Gia Trung đi cúng đình chùa hiện nay so với trước khi công nghiệp hóa, đô thị hóa (đv: %)
Nhóm
tuổi Nhiều hơn
Như
trước Ít hơn Không tham gia Tổng cộng
15 - 30 13,7 8,5 7,3 70,5 100
31 - 45 8,8 35,6 2,9 55,7 100
46 - 60 16,8 36,7 5,2 41,3 100
Trên 60 23,4 38,1 10,3 38,2 100
Nguồn: Kết quảđiền dã của tác giả (tháng 5 năm 2013).
Rõ ràng, công nghiệp hóa, đô thị hoá đã và đang làm chuyển đổi một cách sâu sắc những giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư. Gia Trung vốn là một làng quê Bắc Bộ có truyền thống lịch sử, văn hoá đồ sộ tồn tại trên 400 năm, trong đó các giá trị về quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, anh em, làng trên xóm dưới rất sâu sắc và rõ nét, đặc biệt là các giá trị của văn hoá Nho gia đã ăn sâu vào cung cách và lối sống của các thế hệ, trở thành một cấu trúc văn hoá không thể thiếu của cộng đồng dân cư. Thì nay, các giá trị văn hoá đó đã và đang có xu hướng bị biến đổi, thêm bớt vào đó là các giá trị văn hoá mới hiện đại mà phát triển mang lại, hàm chứa cả các yếu tố văn hoá tích cực và tiêu cực.
Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, đứng trước cơn bão công nghiệp hóa, đô thị hóa, làng Gia Trung đã không giữ nổi những giá trị truyền thống mang tính cộng đồng đặc trưng, mất làng (chuyển thành tổ dân phố) cũng đồng nghĩa với nguy cơ mai một văn hóa làng, “chúng tôi đã và đang chứng kiến những đổi thay sâu sắc về văn hoá làng xã trước những tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá”. Mặt khác, nhịp sống của đô thị phá vỡ quan hệ ứng xử của nông thôn và người nông dân. Do chưa được chuẩn bị về mặt nhận thức và văn hóa ứng xử của người dân thành thị, người dân Gia Trung luôn có thói quen ứng xử trong môi trường nông thôn khiến cho những hành động của họ trở nên tùy tiện, không theo kịp những chuẩn
mực ứng xử của dân thành thị. Với sự hỗn dung dân cư, trong đó có nhiều hạng người, nhiều tầng lớp và nhiều đối tượng làm đủ các loại ngành nghề khác nhau đã làm nảy sinh nhiều phong cách sống khác nhau. Đồng thời, chủ nghĩa thực dụng, thói ích kỷ đã bắt đầu xâm chiếm lòng người thôn quê. Những bức tường bê tông thay thế cho hàng rào dâm bụt hay cái dậu mùng tơi để định vị lãnh thổ của mỗi gia đình đã ngăn cách luôn cả tình người nông thôn ngày nay... Ở đâu càng công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, thì văn hóa làng càng nhanh biến mất và chìm khuất khỏi đời sống người dân. Điều này gần như trở thành vấn đề mang tính quy luật trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Những khảo sát của chúng tôi về sự thay đổi địa lý cũng như kinh tế của làng Gia Trung nói riêng, làng ven đô Hà Nội nói chung phù hợp với tổng kết của nhiều học giả về các đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống và đương đại, cũng được xem là đặc trưng điển hình cho các làng xã ven đô Hà Nội dưới tác động của xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa29.
Nói tóm lại, trước sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc làm, thu nhập thì cũng đã làm chuyển đổi một cách khá sâu sắc các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quan hệ họ hàng, đặc biệt là những nếp sống văn hoá tiêu biểu của vùng nông thôn Việt Nam. Nhưng các giá trị đó không phải ngay một lúc mà biến đổi và du nhập ngay được, mà có quá trình, các bước
29 Tô Duy Hợp thống kê các mặt khác biệt cơ bản giữa khu vực đô thị và nông thôn như sau:
Đặc trưng Khu vực đô thị Khu vực nông thôn
Nghề nghiệp Cư dân chủ yếu gắn với thương mại - dịch vụ, quản trị, công chức, nghề tự do và các nghề phi nông nghiệp khác
Cư dân chủ yếu gắn với trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá nuôi trồng thủy sản và các nghề nông nghiệp khác
Môi trường Sự tách biệt với thiên nhiên lớn hơn. Môi trường nhân tạo lấn át môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên ưu trội hơn môi trường xã hội nhân văn. Con người quan hệ trực tiếp với tự nhiên.
Kích cỡ cộng
đồng Kích cỡ cộng đồng lớn hơn nhiều, gắn với văn minh công nghiệp Các cộng đồng nhỏ gồm nông trại và làng gắn với văn minh nông nghiệp. Mật độ dân số Lớn hơn cộng đồng nông thôn. Tính nông
thôn và mật độ dân cư là hai khái niệm tương ứng nhau.
Thấp hơn cộng đồng đô thị, hình thành hai khái niệm tương phản: tính nông thôn và mật độ dân cư.
chuyển tiếp trung gian một cách từ từ, trong đó các giá trị văn hoá nào đã bị lỗi thời, suy yếu thì sẽ bị thải hồi, các giá trị văn hoá còn lại sẽ có cơ hội tiếp tục phát triển, nhưng làm thế nào để vừa hoà nhập mà không bị hoà tan trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, đô thị hoá mới là vấn đề đáng lo ngại, đúng như những băn khoăn mà ý kiến của đa số người dân vùng chuyển đổi đang lo lắng.