Về lịch sử hình thành và những thay đổi hành chính

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 25)

Trong lịch sử, chỉ riêng tên gọi và lịch sử hình thành làng Gia Trung đã cho thấy có nhiều biến đổi. Theo “Hậu phật Bi ký” còn ghi ở chùa Đại Bi, làng Gia Trung được thành lập năm Chính Hòa 11 nhà Lê (1690), với tên thôn Hạ thuộc xã Gia Thượng, huyện Kim Hoa (sau đổi là huyện Kim Anh), phủ Bắc Hà (sau đổi là phủ Thiên Phúc), thuộc trấn Kinh Bắc (sau đổi là tỉnh Bắc Ninh)1. Năm Quý tỵ, niên hiệu Thành Thái 5 (1893) thành lập xã Gia Trung gồm thôn Hè và thôn Đồng2. Đến năm Tân tỵ, niên hiệu Thành Thái 13 (1901) làng thuộc về tỉnh Phúc Yên mới thành lập.

Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền cách mạng tổ chức lại đơn vị hành chính mới, làng Gia Trung và xã Quang Minh có nhiều lần thay đổi. Tháng 4/1946, Gia Trung sáp nhập với các thôn bên bờ nam sông Cà Lồ thành lập xã mới là Đại Đồng, làng lấy tên xã cũ là Gia Trung. Cuối 1954, chia xã bé hơn, làng thuộc xã Hoà Bình. Năm 1956, làng thuộc xã Quang Minh cho đến nay. Trong bối cảnh cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội, Hà Nội cần mở rộng địa giới hành chính, đồng thời để đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng và tránh lũ3, Đảng và Nhà nước định hướng mở rộng Hà Nội về phía bắc sang đất tỉnh Vĩnh Phú, về phía tây sang đất tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ 4 đã phê chuẩn đề án của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội bằng việc sáp nhập một số huyện,

1 Dưới thời Nguyễn, về mặt tổ chức các cấp hành chính có sự khác biệt giữa hai thời kỳ trước và sau cuộc cải cách hành chính năm 1831 - 1832 dưới triều Minh Mệnh [Nguyễn Quang Ân, Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), tr. 15].

2 Thời điểm cuối thế kỷ XIX, chỉ một làng lớn và thôn chỉ một làng nhỏ (Philip Papin, Olivier Tessier (2002), Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, tr. 98).

3 Trận lũ lịch sử tháng 8 năm 1971 ở Hà Nội được Cơ quan Quản trị Hải Dương và Khí tượng Hoa Kỳ (“Top Global Weather, Water and Climate Events of the 20th Century”, U.S. National Oceanic & Atmospheric Administration) liệt kê vào danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ XX, đã làm vỡ đê sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng.

thị xã, thị trấn và xã của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội, xã Quang Minh và một số xã nằm bên bờ sông Cà Lồ của huyện Kim Anh cũ sáp nhập vào huyện Mê Linh, huyện ngoại thành Hà Nội. Đến tháng 7 năm 1991, toàn bộ huyện Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc).

Ngày 29/5/2008, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 15 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội4 chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên 141.64 km2 và dân số 186.255 người. Làng Gia Trung thuộc xã Quang Minh được đổi thành tổ 6 và 7 thị trấn Quang Minh5, huyện Mê Linh, Hà Nội6.

Như vậy, lịch sử hình thành của làng Gia Trung là quá trình phát triển

4 Việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 2008, Chính phủ chỉ đạo xây dựng 5 phương án và đưa ra 9 tiêu chí mà Hà Nội mở rộng phải đáp ứng được, đó là: Khu vực mở rộng phải phù hợp với các định hướng phát triển vùng Hà Nội; Phải phù hợp dân số thủ đô và các đô thị trong vùng; Các khu vực có khả năng phát triển công trình đầu mối hạ tầng, phát triển các dự án quốc gia gắn với thủ đô trong đầu tư và hoạt động lâu dài; Phù hợp về các điều kiện địa lý - lịch sử - văn hoá truyền thống; Khu vực mở rộng cần có quỹ đất đủ rộng để xây dựng một số khu chức năng của thủ đô, các đô thị - khu đô thị mang tính chất vệ tinh để giảm áp lực vào khu vực nội thành truyền thống; Có thể phát triển các vành đai xanh, không gian mở, phát triển các vùng thực phẩm rau quả tươi phục vụ các đô thị trong vùng; Lựa chọn các khu vực đô thị cận kề đã có thời gian gắn kết chặt chẽ về giao thông, hoạt động đô thị và kinh tế thuận lợi đối với việc điều chỉnh lại địa giới hành chính, ổn định nhanh, không gây xáo trộn về cơ cấu hành chính cho nhiều địa phương xung quanh; Phù hợp với thời cơ vận hội của cả nước. Việc lựa chọn phương án sáp nhập toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) là phù hợp với tiêu chí và phương án chỉ đạo của Chính phủ.

5 Theo Nghị địnhsố 39/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập thị trấn, phường thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trong đó, thành lập thị trấn Chi Đông thuộc huyện Mê Linh trên cơ sở điều chỉnh 486 ha diện tích tự nhiên và 9.861 nhân khẩu của xã Quang Minh. Thành lập thị trấn Quang Minh thuộc huyện Mê Linh trên cơ sở 889,6 ha diện tích tự nhiên và 19.126 nhân khẩu còn lại của xã Quang Minh. Tiền thân của thị trấn Quang Minh ngày nay là sự hợp nhất 6 thôn làng thuộc xã Quang Minh trước kia: Ấp Tre, Gia Tân, Gia Trung, Gia Thượng, Giai Lạc và thôn Đồng.

6 Với người dân Gia Trung, ngoài việc xác định vị trí làng theo danh giới hành chính của chính quyền, còn xác định không gian làng theo hệ thống định hướng bằng việc lấy con đường chạy dọc giữa làng làm danh giới mà chia thành hai khu dân cư. Nửa làng phía Nam gọi là mái trước, nửa làng phía Bắc gọi là mái sau, dân cư mái sau đông hơn mái trước, về sau thì gọi là đằng Đình (nay là tổ dân phố số 6) và đằng Chùa (tổ dân phố số 7). Những tên gọi này là do đặc điểm dân cư ở hai khu vực quy định. Ruộng đất ở đằng Đình bằng phẳng, thuận lợi cho trồng lúa; ruộng đất ở đằng Chùa có nhiều bậc thang, thuận lợi cho dân cư trồng màu; ruộng đất ở đằng Chùa lại tiếp giáp với nhiều thôn xã nên từ xưa dân cư ở đây đã phải đương đầu với nhiều cuộc tranh chấp đồng ruộng. Từ môi trường sống khác nhau nên con người ở hai khu dân cư cũng có nhiều nét khác nhau. Người đằng Đình thường dè dặt trong việc làm, tế nhị trong đối xử, đa phần là dân gốc lâu đời, sống thuần nông nghiệp; trái lại, người đằng Chùa thường xốc vác trong việc làm, táo bạo trong đối xử [158]. Đặc điểm này đang thể hiện rất rõ trong đời sống dân cư ở Gia Trung và có xu hướng phát triển rõ hơn trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá.

trải qua nhiều biến đổi về hành chính cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đó là một quá trình phát triển liên tục nhưng hay bị đứt quãng, lúc thăng lúc trầm giữa các giai đoạn. Nếu tính từ khi lập làng (năm Chính Hòa 1690) cho đến thời Nguyễn và Pháp thuộc (trên 300 năm), Gia Trung chỉ có 2 lần thay đổi hành chính thực sự, thì từ năm 1946 đến 2008 (khoảng 50 năm), làng đã chứng kiến đến 6 lần thay đổi lớn nhỏ về mặt hành chính, đồng nghĩa với diện tích đất đai của làng bị biến động và thu giảm nhanh chóng. Đây vừa là quá trình có tính cưỡng bức vừa có tính định hướng, đồng thời bản thân cộng đồng Gia Trung cũng không ngừng tự điều chỉnh để thích nghi với những điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 25)