Sự phát triển của các hoạt động buôn bán và dịch vụ

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 61)

Lao động dịch vụ là tập hợp những người lao động đến từ nhiều công việc, nghề khác nhau như buôn bán tự do, tạp hóa, hoa quả, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cắt tóc gội đầu, kinh doanh nhà nghỉ, lái xe, sửa xe, dịch vụ trông xe, xe ôm. Từ 2008 đến nay, các hoạt động buôn bán có điều kiện phát triền rầm rộ trong không gian cư trú của làng Gia Trung, kết quả tất yếu mà quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tạo ra, nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt của nền kinh tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và số lượng lớn công nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn.

Khoảng 35% hộ gia đình ở Gia Trung có thu nhập chính từ hoạt động sinh kế này. Đây là một con số rất có ý nghĩa. Nó cho thấy thành phần lao động dịch vụ thương mại đã bắt đầu xuất hiện và có chiều hướng ngày càng phát triển. Những người nông dân vốn làm nông nghiệp là chính, nay đã coi trọng nghề buôn bán, xem đây là một sinh kế quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động sinh kế này chủ yếu diễn ra ở cấp độ cá nhân, còn xét trên quy mô hộ gia đình thì chuyển đổi không nhiều.

Nhìn vào đường địa giới thì thấy rõ hoạt động buôn bán, dịch vụ ở Gia Trung tập trung chủ yếu dọc hai bên đường làng phía đằng Chùa (tổ dân phố 7), với hoạt động kinh doanh đa dạng, nhộn nhịp nhất vào buổi sáng khi công nhân đi làm và chiều tối khi tan tầm. Sự tấp nập lên của các cửa hàng, các điểm bán hàng phần nào đã cho thấy điều đó. Nếu như dân địa phương làm

chủ các cửa hàng tạp hóa, lương thực thực phẩm, quán cóc vỉa hè có quy mô vừa và nhỏ thì đa số các cửa hàng có quy mô lớn (điện thoại, vàng bạc, đồ lưu niệm, hoá mỹ phẩm, quần áo giày dép, nhà nghỉ, ăn uống,…) do người nhập cư bỏ vốn kinh doanh24. Sự phát triển rầm rộ các hoạt động buôn bán và dịch vụ đã và đang lấn chiếm không gian công cộng ở địa phương, ách tắc giao thông khi công nhân tan tầm trở thành thói quen thường nhật với người dân Gia Trung ngay trong không gian cư trú. Chính quyền địa phương ra sức dẹp bỏ bằng nhiều biện pháp khác nhau: tịch thu, xử phạt hành chính các trường hợp lấn chiếm lòng đường; tuyên truyền, vận động, thậm chí cưỡng ép các hộ kinh doanh tập trung về các gian hàng đã được quy hoạch sẵn trong chợ Quang Minh mới25. Nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn, các hộ kinh doanh lại quay về bán hàng như cũ dọc hai bên đường làng với lý do “công nhân đi làm về mua bán ở đây rất thuận tiện, chứ họ không vào chợ Quang Minh mua bán gì đâu, vừa không tiện đường lại gửi xe bất tiện lắm”26. Sức tiêu dùng của lao động nhập cư chiếm ¾ lượng hàng hóa bán tại địa phương, nhưng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng ăn uống và tiêu dùng hàng ngày. Sức tiêu thụ và nhu cầu mua bán hàng hóa của người dân Gia Trung và lao động nhập cư tuy có tăng lên nhưng chỉ tập trung vào một số loại mặt hàng thiết yếu hàng ngày, không cao hơn trước bao nhiêu.

Có thể thấy, tại vùng mới công nghiệp hóa, đô thị hóa như Gia Trung, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ là khá quan trọng. Tuy nhiên, đây chỉ là những việc buôn bán nhỏ và dịch vụ bình dân, chủ yếu đáp ứng nhu cầu

24 Trong đợt điền dã tháng 7/2011, chúng tôi thống kê dọc đường lớn vào làng có 6 cửa hàng bún phở, 14 cửa hàng quần áo, 15 cửa hàng tạp hóa, 5 cửa hàng hoa quả, 4 cửa hàng vàng bạc, 6 cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại. Đều do người từ nơi khác đến kinh doanh, với giá thuê cửa hàng từ 1,5 đến 2 triệu đồng/1 tháng.

25 Chợ Quang Minh (mới) được xây dựng trên diện tích đất thuộc làng Gia Thượng, nằm cách chợ tạm Gia Trung khoảng 300m. Dựa trên nguồn kinh phí từ thu hồi đất để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Vĩnh Phúc. Tòa nhà 3 tầng đã hoàn thành từ năm 2007, nhưng đến nay chỉ có 10 gian hàng mở cửa kinh doanh (quần áo, mỹ phẩm, chụp ảnh, cà phê) ở một phần sảnh tầng 1, còn lại thì bỏ hoang. Dấu hiệu xuống cấp đã xuất hiện rõ.

26 Cô Mậu, 48 tuổi (tổ 6), có thâm niên bán hàng gần 10 năm (khi có công nhân về thuê trọ ở làng), với các loại hàng quà: bún, bánh cuốn, các loại bánh,... chủ yếu phục vụ nhu cầu của lực lượng công nhân.

của cộng đồng tại chỗ, có thể coi đây là việc làm chứ chưa phải là hoạt động nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 61)