Trong thời kỳ lịch sử xa xưa cho đến nay, nông dân vẫn chiếm tuyệt đại bộ phận dân số. Đời đời nối tiếp, người nông dân bị trói chặt vào ruộng đất. Sức mạnh vật chất của đất nước, lịch sử đều dựa vào giai cấp nông dân.
Sự xuất hiện khu công nghiệp Quang Minh và một loạt dự án phi nông nghiệp khác đã lấy đi 80% diện tích đất nông nghiệp của làng Gia Trung. Đáng nói là số diện tích đất quy hoạch đều thuộc đất ven lộ, đất màu mỡ, đất
trồng lúa 2 vụ “bờ xôi ruộng mật”. Tình trạng chung của 38 ha đất nông nghiệp còn lại ở Gia Trung là diện tích canh tác có quy mô nhỏ, manh mún, bị xen ghép về mặt lãnh thổ với các hoạt động kinh tế khác như: ruộng trồng lúa, ruộng trồng rau màu, cây ăn quả, các loại cây cảnh, ruộng bỏ hoang, bên cạnh là nhà máy, xí nghiệp, đường bê tông, thậm chí đường ống dẫn nước thải của khu công nghiệp... Do diện tích canh tác quá ít hoặc do quy hoạch chưa hoàn tất mà lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của các hộ dân không ổn định, bị biến động mạnh. Trước khi đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích phục vụ khu công nghiệp và những dự án phi nông nghiệp khác, 70% diện tích đất nông nghiệp ở Gia Trung do kênh Đại Độ cung cấp nước, chỉ có 30% diện tích phải bơm hoặc chờ nước tự nhiên, giờ thì hệ thống kênh mương đã bị san lấp hoặc bị ngăn cách nên không thể hoạt động được. Đồng nghĩa với việc không còn cán bộ thủy nông, trong khi Hợp tác xã Gia Trung vẫn tồn tại nhưng mang tính cơ chế, không còn giữ được vai trò điều tiết hoạt động nông nghiệp như trước. Nông dân muốn canh tác được trên diện tích ít ỏi còn lại phải tự be bờ lấy nước ở những thửa ruộng gần nguồn nước hoặc trông chờ hoàn toàn vào nước mưa tự nhiên.
Diện tích đất nông nghiệp ít ỏi còn lại không đủ đáp ứng hết số lao động quá lớn đang trở nên “nhàn rỗi” khi không có đất sản xuất. Đồng thời, trước sức hút của một số ngành nghề phi nông nghiệp mới nổi của cuộc sống đô thị, nhiều hộ gia đình đã bỏ hoang ruộng đất hoặc cho người khác cày cấy. Vì vậy, lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Theo thống kê, khoảng 40% hộ dân Gia Trung vẫn sống dựa một phần vào nông nghiệp ở những mức độ khác nhau. Lực lượng tham gia chủ yếu là lao động trung tuổi, trung bình từ 35 đến 60 tuổi, họ là những người khó tìm được việc làm mới nên vẫn bám trụ với mảnh đất ít ỏi còn lại, nữ giới tham gia nhiều hơn nam giới. Ngoài canh tác trên phần đất còn lại của gia đình, nhiều hộ dân còn tận dụng những mảnh ruộng bỏ hoang để canh tác mà không phải đóng thuế hay chi trả bất cứ một
khoản nào18. Vì thế, không ngạc nhiên khi nhiều gia đình vẫn canh tác từ 5 sào đến 1 mẫu ruộng mỗi vụ.
Bảng 3.1: Biến đổi nghề của chủ hộ tổ 6 và 7 (năm 2010 so sánh với 2000)
Stt Các chỉ tiêu Tổ dân phố số 6 Tổ dân phố số 7 Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi 1. Số hộ 113 113 123 123 2. Nhân khẩu 501 536 512 543
3. Số người trong độ tuổi lao động 239 275 248 269
4. Nông nghiệp 116 45 103 17
5. Công nhân 15 60 17 76
6. Cán bộ công chức 12 25 14 21
7. Buôn bán, dịch vụ 4 12 21 45
8. Nghề khác 82 125 93 101
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo lao động việc làm Gia Trung. Như vậy, việc giảm tỷ lệ cư dân nông nghiệp là rõ nét nhất và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Gia Trung. Tuy nhiên, việc bổ sung lực lượng lao động ấy vào các khu vực khác như thế nào, có đảm bảo thu nhập cho cuộc sống người dân hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong khi tiến hành mở rộng không gian khu công nghiệp và đô thị, việc định hướng và tạo ra một số điều kiện đủ mạnh để giúp cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp hầu như chưa được tính toán kỹ lưỡng. Sự thoát ly với nghề nông ở Gia Trung dường như chưa xuất phát từ nhu cầu nội tại, có chuẩn bị, mà gần như là sự bắt buộc.
Việc người nông dân mất đất nhưng vẫn duy trì nghề nông, cho thấy rằng việc làm nông nghiệp truyền thống đã trở thành lối sống in đậm vào tâm
18 Ở Gia Trung, những năm trước đây khi cho các hộ gia đình mượn đất để canh tác họ có thể thu về một khoản hoa màu (lúa) hoặc tiền. Nhưng hiện nay việc “cho mượn đất” cũng không phải dễ dàng vì số người muốn tiếp tục làm nông nghiệp không còn nhiều.
trí, trở thành thói quen không dễ từ bỏ đối với họ. Nhưng một thực tế cần phải nhìn là nền nông nghiệp được duy trì hiện nay ở Gia Trung đã khác xa so với nền nông nghiệp thuần nông trước kia. Hoạt động canh tác lúa của bà con không còn mang giá trị kinh tế hàng hóa và được coi trọng như trước kia nữa, mà chỉ nhằm duy trì lương thực cho gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy, chính sách thu hồi đất của Nhà nước đã làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, hệ thống thủy lợi bị phá hủy, buộc người nông dân phải chuyển từ sản xuất lúa truyền thống sang trồng rau xanh, cây ăn quả... Người nông dân vùng ven đô có xu hướng giảm trồng lúa, thay vào đó là các loại sản phẩm (rau màu) mang lại giá trị thặng dư đa dạng hơn. Khoảng chục năm trở lại đây, trồng rau màu là một hướng phát triển nông nghiệp mới không chỉ xuất hiện ở Gia Trung mà đã phát triển có quy mô thành các vùng chuyên canh ở nhiều làng ven đô Hà Nội. Người nông dân vẫn làm nông nghiệp, nhưng nền nông nghiệp đang có chiều hướng chuyển dần theo hướng nông nghiệp đô thị19- tức nền nông nghiệp xuất hiện trong các đô thị, khu công nghiệp ở vùng ven đô.
Hiện tượng người dân một mặt vẫn giữ đất nông nghiệp nhưng không trực tiếp sản xuất trên mảnh đất ấy cũng khá phổ biến ở Gia Trung. Thay vì canh tác trên phần đất nông nghiệp manh mún còn lại, trong khi thu nhập mang lại thấp và bấp bênh thì nhiều hộ gia đình buộc phải tìm các hoạt động sinh kế khác để kiếm sống. Tất cả cũng vì lý do kinh tế. Phải chăng, sự chuyển đổi này đang diễn ra bắt đầu từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy mô nhỏ lẻ diện tích nông nghiệp và quan trọng hơn, từ nhu cầu tiêu thụ của
19 Vận dụng quan điểm về nông nghiệp của FAO (1996), UNDP (1999), RUAF Foundation (1999), Luc J.A Mougeot (2002),... vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Lê Văn Thưởng cho rằng “nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản” (Nguồn: Lê Văn Trưởng (2008), Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ III, tập IV, tr. 299-300).
người dân và khối lượng lớn lao động nhập cư trên địa bàn. Điều đó làm nên một mô hình kinh tế dạng hỗn hợp mới xuất hiện ở Gia Trung bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh buôn bán... Nét điển hình của nền kinh tế này sẽ là nhân tố quan trọng chi phối diện mạo văn hóa truyền thống của người nông dân Gia Trung.
Tóm lại, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và không thể thay thế của nông nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh nói chung. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, “quyền sử dụng” những mảnh ruộng nhỏ bé, manh mún của người nông dân là chưa đầy đủ, hơn nữa lại đang trở nên mong manh, yếu ớt trước cơn bão thị trường và hội nhập. Hoạt động sinh kế truyền thống của người nông dân Gia Trung hiện nay đang đối mặt với sự phát triển không bền vững, nguy cơ mất đi sinh kế truyền thống đang diễn ra từng ngày. Nền nông nghiệp đang phải chịu hai tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, một là “sự xâm lấn”, hai là “sự phá vỡ kết cấu”. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” dường như trở thành xa lạ với người nông dân. Cái “mác” nông dân hiện nay thực chất không phản ánh đầy đủ các động thái phát triển bên trong của cộng đồng Gia Trung, một sự chuyển động do “lực hút” từ bên ngoài đem tới. Thu nhập từ nông nghiệp của người nông dân hiện nay đang “bộc lộ nền sản xuất nông nghiệp bị đứt gãy”20.