Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ở Tây Ninh

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 83)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.7. Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ở Tây Ninh

thức quản lý và công cụ quản lý, về kinh phí hỗ trợ cho xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng tiên tiến, thực hiện hoạt động chứng nhận và công bố hợp chuẩn hợp quy và chấp hành quy định của nhà nước về Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh thông qua chương trình năng suất – chất lượng thập niên 2006-2015.

Sau đây giới thiệu một số chƣơng trình cụ thể:

Chƣơng trình 1. Xúc tiến năng suất chất lƣợng

- Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, xác định ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng vì quyền lợi ngƣời tiêu dùng, tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện môi trƣờng, nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.

- Tuyên truyền quảng bá hoạt động năng suất chất lƣợng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trên báo đài và đƣa tin về năng suất chất lƣợng, đồng thời quản g bá những mô hình thực hiện có hiệu quả trong hoạt động năng suất chất lƣợng.

- Tổ chức Hội thảo, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhận thức mới về năng suất chất lƣợng.

- Hỗ trợ xây dựng đội ngũ chuyên gia năng suất, kỹ thuật và mô hình thử nghiệm đạt năng suất chất lƣợng thí điểm để nhân rộng, nhằm tạo ra phong trào năng suất tại địa phƣơng.

- Từng bƣớc hình thành mạng quản lý năng suất chất lƣợng trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2011 có 20% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có bộ phận, tổ, đội làm việc theo nhóm chất lƣợng (QCC - Qualiti Control Circle) thực hiện việc cải tiến, sáng tạo cho doanh nghiệp, theo dõi năng suất chất lƣợng và đến năm 2015 đạt 65%.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phòng thử nghiệm đƣợc công nhận để tham gia và hoạt động giám định, chứng nhận chất lƣợng sản phẩm hàng hoá.

- Xây dựng chính sách khen thƣởng kịp thời đối với doanh nghiệp có phong trào năng suất chất lƣợng dựa vào việc áp dụng các chỉ tiêu tính toán năng suất của các doanh nghiệp.

Chƣơng trình 2. Phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh

Tây Ninh là một tỉnh nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, do vậy phát triển các sản phẩm chủ lực tập trung vào các sản phẩm thế mạnh nhƣ mì, mía, cao su…

Rau quả nhƣ: mảng cầu Bà Đen, xoái tứ quý… là dự án sản xuất theo quy trình hƣớng đến tiêu chuẩn EuroGAP/GlobalGAP.

Hỗ trợ các sản phẩm mỹ nghệ áp dụng các công cụ cải tiến 5S nhƣ hàng mây tre, hình thành hợp tác xã sản xuất theo hàng hoá nhằm xây dựng thƣơng hiệu và xuất khẩu. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phƣơng và phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Chƣơng trình 3. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế

- Mở 04 lớp tập huấn về kiến thức quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh đến 2010.

- Xây dựng Dự án hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng Hệ thống Quản lý chất lƣợng theo ISO 9000, HACCP, GMP, ISO 14000… nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm tăng cƣờng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Đến năm 2011, 60% doanh nghiệp chủ lực áp dụng ít nhất một hệ thống quản lý tiên tiến. Mở rộng và tăng cƣờng giới thiệu tƣ vấn, đào tạo các công cụ cải tiến năng suất đƣa vào áp dụng thí điểm các công cụ tiên tiến từ 5 đến 10 doanh nghiệp vào năm 2010 và phấn đấu đạt 30 doanh nghiệp vào 2015.

- Đẩy mạnh hoạt động chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ (tổ chức bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, tăng sức cạnh tranh).

Chƣơng trình 4. Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm phục vụ quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Triển khai các Luật, Pháp lệnh, Hiệp định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản dƣới luật có liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đƣa việc áp dụng các loại tiêu chuẩn đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh, đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá vào doanh nghiệp thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tại địa phƣơng.

- Tăng cƣờng chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho hàng hóa ở Tây Ninh. - Thực hiện chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm đặc thù của địa phƣơng.

- Xây dựng Đề án đầu tƣ trang thiết bị và nguyên liệu kỹ thuật về đo lƣờng, thử nghiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá, cung cấp các chứng cứ kỹ thuật phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, pháp lý… Hỗ trợ việc phân tích, đánh giá chất lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp làm cơ sở để cải tiến, nâng cao chất lƣợng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm phù hợp với yêu cầu đổi mới công nghệ, đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay; phấn đấu xây dựng ít nhất 01 phòng thử nghiệm chuyên sâu của tỉnh đƣợc công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

- Tập hợp và xây dựng các dữ liệu pháp lý kỹ thuật và các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện Hiệp định TBT của doanh nghiệp và tổ chức trong tỉnh.

Chƣơng trình 5. Phát triển nguồn lực

Tiến hành điều tra đánh giá chất lƣợng nguồn lực trong tỉnh để có giải pháp kịp thời trong việc nâng cao, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt có kế hoạch đào tạo gắn kết của trƣờng Trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh, các trung tâm với nhu cầu nhân lực của khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp.

Mở rộng và nâng cao trình độ kỹ năng, tay nghề cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là sản phẩm chủ lực của tỉnh đƣợc qua đào tạo về quản lý chất lƣợng sản phẩm hàng hoá bằng nhiều phƣơng thức khác nhau.

* Kết luận Chƣơng 3

Ngoài phạm trù quản lý nhà nƣớc nhƣ mọi ngƣời vẫn nghĩ, cần thống nhất rằng, hoạt động Kiểm soát chất lƣợng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật xảy ra ở quá trình sản xuất, là ở doanh nghiệp nhằm kiểm soát để đảm bảo chất lƣợng công bố (tức là chú ý đến hoạt động kiểm tra, phòng ngừa để không xảy ra không phù hợp) thì sẽ có phƣơng hƣớng bổ sung văn bản về phạm vi này.

Trên cơ sở nhận dạng Sản phẩm, hàng hóa trong chuỗi sản xuất và quản lý, cũng nhƣ các hoạt động quản lý Sản phẩm, hàng hóa sau công bố, đề tài luận văn đã tập trung vào thiết chế Kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lƣợng áp dụng để nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý này ở cả khu vực Quản lý nhà nƣớc và cả đối với doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất.

Vì thế, các giải pháp tăng cƣờng thiết chế Kiểm soát chất lƣợng này vừa là tập trung để hoàn thiện bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hƣớng dẫn liên quan để Kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa sau công bố một cách cụ thể, vừa tăng cƣờng điều kiện về tổ chức cơ cấu, về nhân lực, về cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết để triển khai các hoạt động Kiểm soát chất lƣợng của các cơ quan tổ chức nhà nƣớc của địa phƣơng sao cho hiệu lực và đáp ứng yêu cầu Quản lý nhà nƣớc. Đặc biệt, đối với điều kiện Tây Ninh và nhiều tỉnh trong cả nƣớc, lực lƣợng các ngành chức năng liên quan thực hiện Quản lý nhà nƣớc đều “mỏng”, cần cơ chế phối hợp, sự hoạt động liên ngành và sự chỉ đạo thống nhất tập trung về Kiểm soát chất lƣợng sau công bố và Quản lý chất lƣợng nói chung là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, cần thiết lập cơ chế tƣ vấn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất về nhận thức, tuyên truyền về tập huấn, đào tạo để tự giác và tự chủ áp dụng tiêu chuẩn, để quản lý chất lƣợng theo hệ thống và kiểm soát Sản phẩm, hàng hóa. Cần xây dựng cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học cho các hoạt động quản lý và tác nghiệp kỹ thuật ở doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh để kiểm soát, chủ động kiểm soát và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để Sản phẩm, hàng hóa đƣa ra thị trƣờng đảm bảo chất lƣợng và chất lƣợng đƣợc quan tâm cải tiến nâng cao đáp ứng yêu cầu thị trƣờng trong tỉnh, trong nƣớc và xuất khẩu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chất lƣợng và cạnh tranh là những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong thế kỷ 21. Quản lý chất lƣợng đƣợc nhiều quốc gia và nền kinh tế chú trọng từ thập niên 70 của thế kỷ trƣớc và ngày càng đƣợc quan tâm đầy đủ hơn, đƣợc coi là một bộ phận không tách rời của quản lý doanh nghiệp. Kiểm soát chất lƣợng là một phần của Quản lý chất lƣợng, là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lƣợng.

Trong hơn thập kỷ qua, Việt Nam đã “nghiêng” nhiều đến Quản lý chất lƣợng thông qua phát triển hệ thống chất lƣợng ở các doanh nghiệp, tổ chức coi đối tƣợng quản lý là hệ thống chất lƣợng. Trong khi đó, đối tƣợng quản lý, kiểm soát là Sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất cũng nhƣ hàng hoá trên thị trƣờng có phần bị “bỏ ngỏ”. Từ khi có sự thay đổi căn bản từ bắt buộc Sản phẩm, hàng hóa phải đăng ký chất lƣợng ở cơ quan quản lý sang tự nguyện công bố hoặc công bố bắt buộc (đối với sản phẩm hàng hoá liên quan đến vệ sinh an toàn sức khoẻ con ngƣời) thì hoạt động Kiểm soát chất lƣợng sau công bố không có sự chỉ đạo riêng biệt nào, hoạt động càng trở nên kém hiệu quả. Hàng hoá không công bố tiêu chuẩn, hàng kém chất lƣợng, hàng giả, hàng nhập khẩu không rõ nguồn gốc và chất lƣợng hạn chế tràn lan thị trƣờng. Cần phải khu trú và nhận dạng các hoạt động trong Kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa sau công bố. Trên cơ sở đó thiết lập đầy đủ, tập trung hơn và tăng cƣờng thiết chế Kiểm soát chất lƣợng sau công bố thì hiệu quả Quản lý nhà nƣớc ở phạm vi này mới có hiệu quả thiết thực. Còn trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, doanh nghiệp mới hiểu biết và chịu trách nhiệm về Sản phẩm, hàng hóa của mình, đồng thời kiểm soát quá trình và sản phẩm để bảo đảm chất lƣợng công bố. Đề tài luận văn “Tăng cƣờng các thiết chế kiểm soát chất lƣợng hàng hoá sau công bố tiêu chuẩn chất lƣợng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” đã đƣợc tiến hành để quan tâm giải quyết vấn để đã nêu trên.

Các kết quả chủ yếu luận văn đạt đƣợc:

1. Hệ thống một số vấn để lý luận về chất lƣợng với góc nhìn đa phía, quản lý chất lƣợng với 8 nguyên tắc cơ bản, kiểm soát chất lƣợng với các hoạt động quản lý, kỹ thuật và tác nghiệp nhằm đảm bảo chất lƣợng. Luận văn cũng bàn luận về thiết chế Kiểm soát chất lƣợng đối với Sản phẩm, hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng. Đây là cơ sở lý luận và khoa học của đề tài luận văn.

2. Trình bày bức tranh khái quát với những thành tựu kết quả đạt đƣợc của từng lĩnh vực hoạt động Tiêu chuẩn chất lƣợng trong cả nƣớc. Đặc biệt, bằng sự cố gắng và phối hợp của các cấp, các ngành liên quan đến Quản lý chất lƣợng ở Tây Ninh, những kết quả về áp dụng tiêu chuẩn, về quản lý hàng hóa trong lƣu thông, việc kiểm soát Mũ bảo hiểm và an toàn vệ sinh thực phẩm… có đƣợc thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý Tiêu chuẩn chất lƣợng còn khá khiêm tốn, còn “lúng túng” trong Kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa sau công bố. Cần thiết một sự đột phá về phạm vi hoạt động này.

3. Luận văn mạnh dạn đề cập đến các hạn chế, tồn tại, chƣa phát huy đầy đủ vai trò Quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng nói chung và Kiểm soát chất lƣợng nói riêng. Đồng thời, phân tích các nguyên nhân tình trạng hạn chế tồn tại, trong đó nhấn mạnh còn “thiếu vắng” thiết chế Kiểm soát chất lƣợng sau công bố cả về văn bản pháp quy, quy định, vấn đề cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động phối hợp, điều kiện hoạt động.

4. Một điểm mới nữa là luận văn phân tích Kiểm soát chất lƣợng sau công bố còn là sự cần thiết ở ngay quá trình sản xuất, cũng là hoạt động ở ngay trong doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất.

Việc nhận dạng các hoạt động quản lý, kiểm soát sau công bố cùng với các nguyên nhân sẽ giúp cho có thiết chế kiểm soát sau công bố chất lƣợng một cách hiệu quả hơn.

5. Nhằm tăng cƣờng thiết chế Kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa sau công bố, luận văn đƣa ra một số giải pháp. Có những giải pháp nhằm phòng ngừa sản phẩm hàng hoá không phù hợp chất lƣợng, để doanh nghiệp ý thức và chủ động Kiểm soát chất lƣợng ngay ở quá trình sản xuất, kinh doanh nâng cao trách nhiệm nhà sản xuất kinh doanh và tạo thêm điều kiện (kể cả kinh phí hỗ trợ cần thiết) để bảo đảm chất lƣợng công bố. Có những giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực và điều kiện để Quản lý nhà nƣớc đạt hiệu quả. Đó là bổ sung văn bản, quy định, hƣớng dẫn liên quan trực tiếp đến khu vực hoạt động này, tăng cƣờng một bƣớc cơ cấu tổ chức nhân sự, điều kiện hoạt động và phối kết hợp trong Kiểm soát chất lƣợng sau công bố.

6. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn hy vọng sẽ gợi mở một vài vấn đề liên quan đối với cơ quan quản lý chất lƣợng các cấp từ Trung ƣơng đến

các địa phƣơng cả nƣớc trong hoạt động Kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa nói chung và sau công bố nói riêng.

Luận văn nhƣ là một phân tích, đánh giá góp ý và khuyến nghị về hoạt động Quản lý chất lƣợng và Kiểm soát chất lƣợng hàng hóa sau công bố chất lƣợng ở Tây Ninh, nhằm tháo gỡ, tạo sự chuyển biến nhất định về hoạt động kiểm soát chất lƣợng này.

Với điều kiện nghiên cứu còn nhiều khó khăn, kiến thức và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức trình bày. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp và các độc giả đọc bản luận văn này để bản thân tự học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng tốt những điều đã học đƣợc và đƣợc đào tạo vào thực tiễn cuộc sống trong lĩnh vực công tác đƣợc giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-BKHCN về việc

ban hành quy định về tổ chức thực hiện việc Kiểm tra Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN về việc

ban hành quy định chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN về Hướng

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 83)