Một vài nét giới thiệu về tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 43)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.Một vài nét giới thiệu về tỉnh Tây Ninh

1/ Vị trí địa lý kinh tế

Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi là một lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn tới năm 2010 và xa hơn tới năm 2020.

Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và Bắc giáp 3 tỉnh Svayriêng, Prâyveng và Kôngpông chàm của Campuchia. Tây Ninh có đƣờng biên giới chung hai nƣớc Việt Nam – Campuchia dài 240km, hai cửa khẩu chính là Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Cửa khẩu quốc tế Xa Mát và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác.

5,4

14,3

26,5

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 4035,4 km2, với 9 đơn vị hành chính (trong đó có 8 huyện và 1 thị xã). Dân số 1,1 triệu ngƣời, mật độ trung bình là 262 ngƣời/km2 phân bố không đồng đều.

Với địa thế nằm trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có kinh tế phát triển nhất cả nƣớc, đồng thời nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế thƣơng mại lớn nhất nƣớc ta) và thủ đô Phnôm Pênh (trung tâm kinh tế thƣơng mại lớn nhất Campuchia) là điều kiện thuận lợi để Tây Ninh có thể phát triển kinh tế.

Khi hệ thống giao thông xuyên Á, hệ thống các quốc lộ 14 và 14C hoàn thành, Tây Ninh sẽ có điều kiện thuận lợi giao thƣơng quốc tế và với các tỉnh trong vùng, với vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có nhiều tiềm năng phát triển.

Ngoài ra, với đƣờng biên giới dài, Tây Ninh có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế không những cho riêng tỉnh Tây Ninh mà cho cả vùng và cả nƣớc.

2/ Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê của tỉnh Tây Ninh thì số lao động trong độ tuổi của tỉnh chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh. Đây là một tỉ lệ cao, trong đó lao động hoạt động kinh tế thƣờng xuyên chiếm khoảng 85 % số lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động ở Tây Ninh nhìn chung thấp hơn so với các tỉnh trong vùng. Lao động qua đào tạo nghề năm 2005 đạt 23,12% tổng số lao động đang hoạt động kinh tế thƣờng xuyên (trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 2,56%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,34%, công nhân kỹ thuật có bằng và không có bằng chiếm 17,22%).

Nhìn chung, chất lƣợng lao động và áp lực việc làm ngày càng gia tăng trong những năm tới là hạn chế và thách thức đáng kể đối với sự phát triển toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 43)