9. Kết cấu của Luận văn
2.2.3. Tình hình quản lý tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ở tỉnh Tây Ninh
1/ Cơ quan quản lý nhà nƣớc về Tiêu chuẩn Chất lƣợng cấp tỉnh
Theo Thông tƣ số 2021/ĐP ngày 25/9/1978 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của các tỉnh, thành phố. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định số 07/QĐ-UB ngày 04/01/1979 về việc thành lập Ban Khoa học và Kỹ thuật của tỉnh dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc. Đến ngày 09/01/1985 Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho đến nay.
Về tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng, tại thời điểm này có 13 biên chế, bố trí nhƣ sau:
Hình 2.9: cơ cấu tổ chức Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng Tây Ninh. 2/ Những kết quả đạt đƣợc về hoạt động Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng từ năm 1996 – 2005
- Về lĩnh vực quản lý Chất lƣợng hàng hóa:
Giai đoạn từ 1996 – 2000: thực hiện Quyết định 2576/QĐ –BKHCNMT ngày
28 tháng 10 năm 1996 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ) về việc đăng ký chất lƣợng hàng hoá. Tổng số cơ sở đăng ký chất lƣợng hàng hóa trong giai đoạn này là 350 cơ sở với tổng số sản phẩm là 1.562 sản phẩm, việc thực hiện đăng ký và gia hạn đăng ký chất lƣợng hàng hóa đúng theo quy định đã góp phần hạn chế hàng gian, hàng giả và giảm hàng kém chất lƣợng. Chi cục Phó Chi cục Trƣởng Phòng Tổng hợp Phòng Quản lý TBT - Chất lƣợng Phòng Quản lý Đo lƣờng T B T CL
Từ năm 2001- 2005: chuyển từ đăng ký chất lƣợng hàng hóa sang thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lƣợng theo Quyết định 2425/2000/QĐ-BKHCNMT, ngày 12 tháng 12 năm 2000 đã có 192 cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa với 381 sản phẩm. Những sản phẩm hàng hóa tiêu biểu nhƣ vật liệu xây dựng, các loại gạch blốc Bê tông, gạch lát Granito, gạch xi măng lát nền, gạch bê tông tự chèn các sản phẩm chế biến từ mủ cao su, sắt, thép xây dựng, dây điện, nƣớc mắm, xà bông, ống và phụ tùng bằng gang, van cóc, van góc đồng hồ nƣớc.
- Về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn:
Các Sở, ban, ngành trong tỉnh đã xem xét phối hợp hoặc chủ động hƣớng dẫn cho doanh nghiệp trong ngành áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nƣớc ngoài hài hòa với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đồng thời hƣớng dẫn doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Các doanh nghiệp trong tỉnh thƣờng áp dụng tiêu chuẩn cơ sởvà tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nƣớc ngoài áp dụng còn hạn chế, cụ thể nhƣ sau:
+ Tổng số tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng: 47 + Tổng số tiêu chuẩn ngành đã áp dụng: 01
+ Tổng số tiêu chuẩn cơ sởđƣợc xây dựng và áp dụng: 307
- Chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Hệ thống Quản lý chất lƣợng tiên tiến:
Các cơ sở sản xuất ở Tây Ninh phần lớn có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ chậm đổi mới, các ngành dịch vụ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, mạng lƣới cơ sở vật chất cho hoạt động thƣơng mại chƣa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy cần phải mạnh dạn thay đổi trang thiết bị với công nghệ hiện đại, đầu tƣ cơ sở vật chất, áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến để nâng cao năng suất - chất lƣợng, đảm bảo cạnh tranh trên thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Năm 2000 Tây Ninh chỉ có 01 doanh nghiệp đƣợc cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến ISO 9000.
Đầu năm 2001 nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng tăng sức cạnh tranh Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã có Chƣơng trình hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến. Đến nay có 14 doanh nghiệp, 07 cơ quan quản lý nhà nƣớc tham gia chƣơng trình với số tiền hỗ trợ 900 triệu đồng. Ngoài ra Ủy ban
nhân dân tỉnh đã khen thƣởng cho Công ty Cao su Tây Ninh đạt Giải thƣởng Chất lƣợng Viêt Nam năm 2004 là 5 triệu đồng .
- Về công tác thử nghiệm :
Thử nghiệm 1.031 mẫu với 4.533 chỉ tiêu gồm: gạch đất sét nung, nƣớc thải, nƣớc sinh hoạt, nƣớc giếng khoan, bột mì, nƣớc mía, phân bón và một số loại mẫu khác. Từ tháng 4/2004 phòng thử nghiệm chuyển sang Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ theo quyết định số 151/QĐ-KHCN ngày 30/3/2004 của Giám đốc Sở Khoa và Công nghệ.
3/ Hoạt động tiêu chuẩn chất lƣợng từ 2006 đến nay
Trong những năm qua hoạt động quản lý Nhà nƣớc về Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng luôn đƣợc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm và trực tiếp chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ. Về lĩnh vực Quản lý Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng luôn thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao thông qua kế hoạch hàng năm, công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo và hoạt động luôn gắn liền với mục tiêu kinh tế xã hội, đồng thời tham mƣu Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng chƣơng trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, vận động doanh nghiệp tham gia Giải thƣởng Chất lƣợng Việt Nam, xét khen tặng cho doanh nghiệp đạt Giải thƣởng Chất lƣợng Việt Nam nhằm tạo điều kiện doanh nghiệp có một hệ thống quản lý tiên tiến, giúp doanh nghiệp luôn cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
Ngoài ra phối hợp các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra về Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng góp phần bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trƣờng, đồng thời giúp các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực hiện đúng các quy định của nhà nƣớc về quản lý sử dụng các phƣơng tiện đo và công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá.
Trong thời gian này, ngoài những kết quả đạt đƣợc ở từng lĩnh vực nhƣ quản lý chất lƣợng hàng hóa, về áp dụng tiêu chuẩn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý chất lƣợng tiên tiến. Những hoạt động tập trung và có kết quả nổi bật là quản lý và kiểm soát chất lƣợng mũ bảo hiểm lƣu thông trên thị trƣờng và chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến trên địa bàn.
* Về kiểm soát Mũ bảo hiểm
Hiện nay trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp sản xuất Mũ bảo hiểm, chỉ có 57 cửa hàng kinh doanh Mũ bảo hiểm tại các huyện, thị xã. Ngoài ra, nhiều điểm mua bán Mũ bảo hiểm tự phát kinh doanh mua bán ở nhiều nơi. Nguồn cung cấp Mũ bảo hiểm từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh khác và hàng nhập khẩu.
Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đã triển khai các biện pháp để quản lý tổ chức tuyên truyền phổ biến thông tin trên báo đài các chợ huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Website: http://tayninh.tbtvn.org, phát tờ rơi đến các cửa hàng kinh doanh Mũ bảo hiểm để hƣớng dẫn các cửa hàng kinh doanh Mũ bảo hiểm biết kinh doanh mua bán lựa chọn những sản phẩm Mũ bảo hiểm sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu đã đƣợc chứng nhận hợp quy, in nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định và có tem dấu hợp chuẩn (theo tiêu chuẩn Việt nam, ký hiệu là CS), dấu hợp quy (theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là CR). Đồng thời cũng thông tin cho ngƣời tiêu dùng biết để lựa chọn mua Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lƣợng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hàng năm, Chi cục xây dựng kế hoạch năm, từ đó xây dựng kế hoạch quý kiểm tra về chất lƣợng và nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý theo phân công, trong đó có sản phẩm, hàng hóa Mũ bảo hiểm. Triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ mục đích hƣớng dẫn, nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh Mũ bảo hiểm thực hiện đúng theo quy định. Bên cạnh, phối hợp các ngành có liên quan thanh kiểm tra về chất lƣợng và nhãn hàng hóa Mũ bảo hiểm.
Đoàn thanh tra, kiểm tra do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp các ngành thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý Thị trƣờng, Công an Kinh tế và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các cửa hàng kinh doanh và các công ty bán bảo hiểm khuyến mãi Mũ bảo hiểm đối với Mũ bảo hiểm cho ngƣời đi xe mô tô, xe gắn máy.
Qua đợt thanh tra, kiểm tra năm 2007 tại các cơ sở kinh doanh Mũ bảo hiểm trong tỉnh, đoàn đã tiến hành lấy 4 mẫu đem thử nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng 3 với kết quả, chỉ có mẫu hiệu X Moto-Andes Helmet (loại che nửa đầu, do Công ty TNHH LONG HUEI tại Bình Dƣơng sản xuất) là đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn quốc gia 5756:2001 quy định, còn lại 3
mẫu hiệu Moto, hiệu REBEL và một mẫu không có hiệu (do Công ty TNHH SX&TM-DV Phú Gia Khang ở Tp.HCM sản xuất) đều không đạt yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn quốc gia 5756:2001.
Đoàn thanh tra cũng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở có hành vi vi phạm về kinh doanh Mũ bảo hiểm: sản phẩm không có nhãn hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá không đầy đủ với số tiền 5 triệu đồng, buộc đình chỉ lƣu thông và trả về nơi cung cấp bổ sung nhãn hàng hoá phù hợp theo quy định 142 Mũ bảo hiểm các nhãn hiệu: ABS, NASA, Hipor YNGHUA, FX,SITACO,@ Moto… Đoàn cũng đã tiến hành xử phạt một cơ sở có hành vi vi phạm về kinh doanh Mũ bảo hiểm có mức chất lƣợng thực tế không đạt theo mức quy định của pháp luật số tiền 5 triệu đồng, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại đối với 2 đơn vị có hành vi sử dụng Mũ bảo hiểm để khuyến mãi không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng đã công bố với số tiền là 50 triệu đồng. Tổng số tiền phạt các cơ sở vi phạm qua đợt kiểm tra là 60 triệu đồng.
Nguyên nhân cơ bản làm Mũ bảo hiểm không đạt chất lƣợng thƣờng tập trung các chỉ tiêu về an toàn nhƣ: quai đeo không đảm bảo, chỉ tiêu đâm xuyên, độ bền va đập hấp thu xung động.
Một số đơn vị vì lợi nhuận đã sử dụng nguồn nguyên vật liệu thay thế không đảm bảo chất lƣợng. Một số lƣợng mũ tồn kho từ những năm trƣớc đã lão hóa biến chất do bảo quản không tốt dẫn đến chất lƣợng không đảm bảo cũng đƣợc đƣa ra tiêu thụ trên thị trƣờng. Ngoài ra, một đơn vị kinh doanh bảo hiểm ký hợp đồng gia công tại các cơ sở sản xuất Mũ bảo hiểm với đơn giá từ 40.000đ – 50.000đ/1 mũ để làm quà tặng, khuyến mãi cho khách hàng mua bảo hiểm. Kết quả thử nghiệm của hầu hết các Mũ bảo hiểm này đều có chất lƣợng rất kém, không đạt yêu cầu và không có tác dụng bảo vệ an toàn cho ngƣời đi xe máy khi tham gia giao thông.
Do vậy, về công các quản lý chất lƣợng Mũ bảo hiểm của cơ quan nhà nƣớc cần phải tăng cƣờng về kiểm tra, kiểm soát từ khâu sản xuất đến lƣu thông trên thị trƣờng.
Trong tháng 8/2009, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng Tây Ninh phối hợp Chi cục Quản lý Thị trƣờng kiểm tra đột xuất 13 cửa hàng kinh doanh Mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
- Kiểm tra về nhãn hàng hóa Mũ bảo hiểm loại che nửa đầu có gắn dấu “ CR” tại các công ty, cơ sở có sản phẩm Mũ bảo hiểm đã đƣợc chứng nhận hợp quy theo danh sách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng cập nhật ngày 12/7/2009 và Mũ bảo hiểm gắn dấu “CS” với nhãn hiệu Xmoto, Sankyo, Star, Kano, Asian, Tonato, UFO, Mũ bảo hiểm trẻ em hiệu Cherry. Ngoài ra, phát hiện Mũ bảo hiểm trẻ em không gắn dấu “CR”,”CS”, không ghi nhãn hàng hóa hiệu: Maria, Kinota, F1, LuckyStar, Tonato, Sport…Mũ bảo hiểm ghi nhãn không đúng theo quy định: Duy Tân, Yamaha, Senco, UFO, Galaxy, Tiger, Maria, Kinota, F1, Lucky Star, Sport…(nhƣ địa chỉ sản xuất, tên sản phẩm, cở mũ…). Lấy 3 mẫu loại che nửa đầu, hiệu Zeus, hiệu X-teen và hiệu KANO đem thử nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng 3 với kết quả đạt yêu cầu theo QCVN2:2008/BKHCN[18].
Qua kiểm tra các cửa hàng kinh doanh Mũ bảo hiểm có chuyển biến tích cực so với năm trƣớc, đa số đã tuân thủ chấp hành theo quy định pháp luật nhƣ: kinh doanh sản phẩm, hàng hóa Mũ bảo hiểm có nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, Chi cục đã in các nội dung bắt buộc ghi nhãn trên Mũ bảo hiểm gửi các hàng kinh doanh biết để lựa chọn kinh doanh mua bán các loại Mũ bảo hiểm có nhãn đúng theo quy định.
* Về quản lý chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Về xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng về vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Năm 2008, Trung tâm Y tế dự phòng Tây Ninh đã triển khai thực hiện đề án xây dựng Hệ thống Quản lý chất lƣợng kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 17025. Soát xét, xây dựng phƣơng pháp thử, thực hiện các thử nghiệm thành thạo. Đã tiến hành soát xét đƣợc 12 phƣơng pháp thử và thử nghiệm thành thạo 12 phƣơng pháp này.
+ Từ năm 2004 đến năm 2008, trong toàn tỉnh ngành chức năng đã chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản phẩm cho tổng số 130 cơ sở, gồm 202 sản phẩm. Cấp mới theo Quyết định số 42/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế 95 cơ sở, 155 sản phẩm, gia hạn 35 cơ sở, 47 sản phẩm.
+ Ngành chức năng hƣớng dẫn các doanh nghiệp tự công bố theo điều 24 chƣơng 5 Nghị định 127/2007/NĐ-CP, ngày 01/8/2007 của Chính phủ. Đến nay, có
60 cơ sở thực phẩm đã công bố theo Tiêu chuẩn cơ sở và 70 cơ sở theo Tiêu chuẩn Việt Nam (cấp mới 65 cơ sở, gia hạn 05 cơ sở).
- Về thực trạng quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối lƣu thông đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh: Thực phẩm tƣơi sống lƣu thông trên thị trƣờng có kiểm tra, kiểm soát nhƣng vẫn còn một số loại thực phẩm nhỏ lẻ chƣa qua kiểm tra, kiểm định; việc sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản độc hại ngoài danh mục cho phép; thực phẩm kém chất lƣợng, quá hạn sử dụng, thực phẩm bày bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ…, phần lớn rau xanh bán trên thị trƣờng chƣa đƣợc sản xuất theo quy trình rau an toàn, chƣa kiểm soát đƣợc dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và độ an toàn của chất bảo quản đối với các loại rau, củ, quả vẫn còn.
- Tình hình quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm trong xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả thực phẩm chức năng):
+ Trung tâm Y tế Dự phòng Tây Ninh tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng Vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu tại Cửa khẩu tỉnh Tây Ninh. Đến nay Trung tâm đã cấp chứng nhận 47 hồ sơ với tổng khối lƣợng hàng hóa 994.043.043 kg. Trong đó có 01 hồ sơ nhập khẩu rƣợu không đạt đã cho tái xuất lô hàng.
+ Về thực phẩm chức năng đã đƣợc Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cấp