Những nguyên nhân chính

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 63)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Những nguyên nhân chính

1/ Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc về Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng: hiệu lực và hiệu quả còn hạn chế

- Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật còn chồng chéo và chƣa phù hợp với thực tiễn chuỗi sản xuất, còn để trống hoặc chƣa thiết thực với kiểm soát chất lƣợng sau công bố. Cơ chế chính sách và phân công phân cấp giữa các Bộ, Ngành vẫn còn có điểm bất cập, chồng chéo gây khó khăn cho việc thực hiện.

- Năng lực tổ chức thực thi pháp luật các cơ quan chức năng cấp Trung ƣơng lẫn địa phƣơng còn rất hạn chế. Hệ thống tổ chức chƣa đồng bộ, đặc biệt ở các cấp địa phƣơng; chƣa có hệ thống thanh tra chuyên ngành Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, hoạt động thanh tra, kiểm tra và chế tài xử lý vi phạm chƣa đủ sức răn đe đối tƣợng vi phạm; phân công quản lý còn gây khó khăn trong thực tiễn triển khai; phân cấp chƣa phát huy mạnh vai trò của các cơ quan chức năng địa phƣơng; nguồn nhân lực còn yếu và thiếu, công tác đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật thiếu tính dài hạn và bài bản; cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành còn nặng về hành chính, thiếu tính cập nhật, chính xác và đầy đủ.

- Thiếu quy hoạch tổng thể dẫn đến lãng phí trong đầu tƣ mà vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Cơ chế tài chính đối với đơn vị quản lý nhà nƣớc chƣa tạo điều kiện để các đơn vị chủ động kinh phí triển khai nhiệm vụ đƣợc giao và triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời khi có vấn đề phát sinh về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Kinh phí chi cho hoạt động các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan địa phƣơng còn hạn chế. Hoạt động đầu tƣ và cơ chế tài chính chƣa tƣơng xứng về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật…

- Nhận thức các cấp quản lý về tính cấp thiết, tầm quan trọng và phƣơng pháp luận về quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa còn ở mức độ rất khác nhau, chƣa nhất quán và nhìn chung chƣa cao. Dẫn đến việc triển khai các cơ chế chính sách, chƣơng trình quản lý chƣa quyết liệt cũng nhƣ hạn chế trong quy hoạch, đầu tƣ tài chính và nguồn nhân lực.

- Chƣa tận dụng và phát huy tổng thể các nguồn nội lực và ngoại lực cho hoạt động đảm bảo chất lƣợng hàng hóa . Chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà tài trợ quốc tế cũng nhƣ chƣa thu hút tối đa nguồn lực xã hội, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hội nghề nghiệp và thành phần tƣ nhân.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu quảng bá về các các hệ thống quản lý chất lƣợng nói chung; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá nói riêng còn yếu, hiệu quả thấp.

Do các lý giải về nguyên nhân kể trên, việc xem xét nguyên nhân từ phía quản lý nhà nƣớc tức là xem xét hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng và kiểm soát hàng hóa sau công bố.

Với sự nổ lực của ngành, cơ quan đầu mối về quản lý với kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa và sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn chất lƣợng của các Bộ, nhiều văn bản và quy phạm pháp luật đã vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, để đánh giá đƣợc hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này còn rất nhiều ý kiến và cách tiếp cận.

Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ Sản phẩm, hàng hóa rất đa dạng, phong phú, luôn luôn biến động và biến đổi trong khi các ngành chức năng chƣa có văn bản và cơ chế quản lý kịp thời, chặt chẽ, đƣa đến tình trạng nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn không bảo đảm chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa công bố, nhiều doanh nghiệp không công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, không ít doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất kinh doanh để bảo đảm chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, trong lƣu thông phân phối đang có tình trạng không xử lý đƣợc chủ thể của hàng hóa trên thị trƣờng vì không rõ nguồn gốc xuất xứ, không công bố chất lƣợng.

Mặt khác, Tây Ninh có 2 cửa khẩu, nhƣng sự chỉ đạo về quản lý chất lƣợng hàng hóa thông quan ra sao vẫn còn bất cập. Thiếu văn bản pháp quy, thiếu lực lƣợng hành động, thiếu điều kiện hoạt động … thì cần bàn đến hiệu lực quản lý trƣớc, chứ chƣa vội đề cập đến hiệu quả quản lý. Còn bàn hiệu quả, đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý này cần đƣa ra các tiêu chí đánh giá, nhƣ tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc quản lý, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm và bị xử lý xử phạt hình chính, tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ về đào tạo và kinh phí để áp dụng các Hệ thống Quản lý chất lƣợng tiên tiến, tỷ lệ doanh nghiệp và số Sản phẩm, hàng hóa đƣợc chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, tỷ lệ doanh nghiệp công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng cho Sản phẩm, hàng hóa có hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, cho ngành và địa phƣơng, cho ngƣời tiêu dùng từ hiệu lực hiệu quả quản lý … Đã đến lúc cần xem xét nghiêm túc vấn đề này.

Chúng ta cũng hy vọng rằng, với chƣơng trình cải cách và rà soát các thủ tục hành chính của nhà nƣớc, các cấp, ngành Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng và cụ thể là văn bản pháp quy về Quản lý chất lƣợng và đặc biệt là kiểm soát chất lƣợng

sau công bố sẽ đƣợc loại bớt thủ tục phiền hà, không cần thiết và tập trung vào các văn bản pháp luật còn thiếu, yếu để đẩy mạnh hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý kiểm soát chất lƣợng.

2/ Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: thiếu nhận thức đúng đắn về công bố chất lƣợng và giá trị của quản lý chất lƣợng.

Công bố là thủ tục đánh giá chất lƣợng đầu tiên mà ngƣời cung cấp đảm bảo dƣới dạng văn bản bằng một đối tƣợng nào đó phù hợp với tiêu chuẩn chất lƣợng yêu cầu. Ngƣời cung cấp có thể là nhà sản xuất, phân phối, nhập khẩu hay tổ chức dịch vụ. Hoạt động tự công bố nhằm mục đích chứng tỏ Sản phẩm, hàng hóa cung cấp là phù hợp với văn bản đã xác định và nói rõ chủ thể chịu trách nhiệm sự phù hợp này. Cách thức công bố áp dụng cho cả trƣờng hợp tự nguyện (theo tiêu chuẩn nào đó) hoặc bắt buộc (theo Quy chuẩn kỹ thuật).

Tự công bố sự phù hợp chất lƣợng, phù hợp với thông lệ Quản lý chất lƣợng quốc tế (tất nhiên cũng phù hợp với văn bản Luật Việt Nam mới ban hành). Nhƣng nhƣợc điểm cách thức này là thiếu sự thuyết phục trong điều kiện sản xuất và dân trí tự giác của thực tế hiện tại chƣa đáp ứng, nếu không có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý thì sẽ bị lạm dụng để lừa gạt ngƣời tiêu dùng và cả cơ quan Quản lý chất lƣợng. Ở Tây Ninh, điều này còn nghiêm trọng và phổ biến hơn là số doanh nghiệp không tự công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng khá nhiều. Đây là vấn đề mà kiểm soát sau công bố của các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn cần nắm bắt để khắc phục.

Bên cạnh đó, hoạt động Quản lý chất lƣợng phải gắn liền, lồng ghép trong các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Vì chất lƣợng là sống còn của doanh nghiệp, mà Quản lý chất lƣợng mới giúp doanh nghiệp bảo đảm và cải tiến Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của mình để bảo đảm sức cạnh tranh thắng lợi trên thị trƣờng tỉnh, trong nƣớc và nƣớc ngoài. Doanh nghiệp cần ý thức đầy đủ vấn đề này và cơ quan nhà nƣớc cần tạo điều kiện, có sự hỗ trợ cần thiết về nhận thức, kiến thức và cả về kinh phí giúp doanh nghiệp có đƣợc hệ thống quản lý chất lƣợng, các phƣơng pháp và công cụ quản lý hữu hiệu và khả năng tự kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa sau công bố.

Một vấn đề là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở Tây Ninh đều là các tổ chức nhỏ và vừa. Họ cần đƣợc và phải đƣợc nâng cao trách nhiệm về Sản phẩm, hàng hóa do họ cung cấp trƣớc xã hội và cộng đồng.

3/ Từ phía ngƣời tiêu dùng: chƣa biết tự bảo vệ mình, và hơn thế họ có vai trò để phát triển doanh nghiệp.

Các văn bản pháp luật đã ghi đầy đủ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về hàng hóa, trách nhiệm bảo hành và bảo đảm an toàn cho ngƣời tiêu dùng.

Mọi quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng đƣợc tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Ngƣời tiêu dùng không nên lờ qua khi mua phải số hàng hóa không phù hợp với công bố tiêu chuẩn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật hoặc không có Tiêu chuẩn chất lƣợng, không công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng. Họ có quyền đƣợc khiếu nại, đƣợc giải quyết khiếu nại và đền bù, đƣợc bảo vệ quyền lợi chính đáng. Làm nhƣ vậy họ còn giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đúng đắn phát triển, các Sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng Tiêu chuẩn chất lƣợng và các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật, của quản lý sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội.

Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng vừa bảo vệ đƣợc mình vừa thông thái giúp cho sản xuất kinh doanh phát triển đúng yêu cầu của xã hội.

* Kết luận Chƣơng 2

Chƣơng 2 của luận văn đã hệ thống các hoạt động về tiêu chuẩn và chất lƣợng, và thành tựu đạt đƣợc trong lĩnh vực này của ngành Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng. Đồng thời phân tích thực trạng kiểm soát chất lƣợng hàng hoá ở Tây Ninh trong giai đoạn từ 1996-2005 (Thập niên Chất lƣợng lần thứ nhất) và giai đoạn 2006-2009.

Phần quan trọng, cũng là điểm nhấn trong chƣơng này là phân tích những tồn tại, hạn chế của việc Quản lý chất lƣợng hàng hóa sau công bố Tiêu chuẩn áp dụng. Đó là về hệ thống văn bản pháp luật, các Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật chƣa đáp ứng; hệ thống tổ chức, phân công phân cấp và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý chức năng trên địa bàn còn nhiều bất cập, chồng chéo; về nguồn lực thiếu và hạn chế; về công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo chƣa đáp ứng cho hoạt động Kiểm soát chất lƣợng sau công bố.

Đặc biệt luận văn cũng mạnh dạn phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế, có lúc “lúng túng” về hoạt động Quản lý chất lƣợng cũng nhƣ Kiểm soát chất lƣợng sau công bố. Đó là hiệu lực và hiệu quả của hoạt động từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc về Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng, nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất là thiếu nhận thức đúng đắn về công bố chất lƣợng và giá trị của Quản lý chất lƣợng đối với doanh nghiệp, đối với sản phẩm hàng hoá làm ra và ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng và xã hội. Còn phía ngƣời tiêu dùng chƣa biết tự bảo vệ và hơn thế chƣa nhận thức đầy đủ vai trò để phát triển doanh nghiệp và xã hội, cộng đồng và ngƣời tiêu dùng.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên là cơ sở, điều kiện và để đến chƣơng tiếp theo của luận văn đƣa ra. Các giải pháp để kiểm soát chất lƣợng sản phẩm hàng hoá sau công bố hiệu lực hiệu quả hơn cho Tây Ninh cũng nhƣ cho các tỉnh khác trong cả nƣớc.

CHƢƠNG 3: TĂNG CƢỜNG CÁC THIẾT CHẾ KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG HÀNG HOÁ SAU CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG,

QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Trong thập niên đầu của thế kỷ 21 này, chất lƣợng và quản lý chất lƣợng cần thiết và phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ các doanh nghiệp thuộc mọi trình độ, mọi thành phần kinh tế ở nƣớc ta. Điều này đáng lẽ phải đƣợc nhận thức và triển khai rộng rãi. Nhƣng nhìn chung sự chuyển biến còn hạn chế, không đồng đều, có tác động chƣa đáng kể đến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta. Tỉnh Tây Ninh là một điển hình và minh chứng cho điều nhận xét trên.

Kiểm soát chất lƣợng là một phần của Quản lý chất lƣợng. Quá trình kiểm soát chất lƣợng có thể coi là quá trình hoạt động tác nghiệp nhằm thực hiện và duy trì tiêu chuẩn, làm chủ những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lƣợng, ngăn ngừa việc gây ra những khuyết tật, không phù hợp cho sản phẩm.

Hoạt động công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng và công bố hàng hoá phù hợp. Tiêu chuẩn đƣợc bắt đầu từ năm 2001 đến nay, theo hƣớng nâng cao vai trò tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất trƣớc xã hội, trƣớc ngƣời tiêu dùng, phát huy tính năng động của doanh nghiệp trong việc áp dụng Tiêu chuẩn với trình độ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, tiêu chuẩn của từng doanh nghiệp trong sự đa dạng phong phú của cơ chế thị trƣờng.

Sau công bố chất lƣợng theo tiêu chuẩn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật, dù công bố tự nguyện hoặc bắt buộc các doanh nghiệp phải coi việc Kiểm soát chất lƣợng là yêu cầu đòi hỏi của Quản lý chất lƣợng để đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo Sản phẩm, hàng hóa làm ra đáp ứng yêu cầu đã định.

Đối với hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng (sau sản xuất hoặc sau nhập khẩu), việc Kiểm soát chất lƣợng hàng hóa nhằm xem xét hàng hoá có công bố tiêu chuẩn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật hay không, xem xét hàng hoá có phù hợp với tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật công bố hay không cũng nhƣ xử lý vi phạm về nhãn hàng hoá.

Hình 3.10 dƣới đây thể hiện một cách đơn giản mối quan hệ giữa Kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa.

Hình 3.10: Mối quan hệ QCS (Quality Cost Servise)

Lợi ích của việc Kiểm soát chất lƣợng tại quá trình sản xuất và Sản phẩm, hàng hóa

 Cho phản hồi sớm: các hành động khắc phục thực hiện tức thì để tránh tái diễn.

 Dễ dàng tìm ra nguyên nhân: vì bán thành phẩm khuyết tật đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất.

 Tránh đƣợc những hoạt động thừa, lãng phí trong các quá trình tiếp theo.

 Tránh điều tồi tệ nhất là sự phàn nàn của khách hàng về Sản phẩm, hàng hóa.

 Duy trì và bảo đảm đƣợc yêu cầu về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, hơn thế nữa có cơ hội để cải tiến liên tục sản phẩm nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng luôn luôn đòi hỏi.

Kiểm soát chất lƣợng sau công bố, chỉ khi khu trú đƣợc phạm vi trong chuỗi sản xuất kinh doanh và trong lĩnh vực Quản lý chất lƣợng mới có thể tác nghiệp hiệu quả hoạt động này. Xem xét chuỗi Kiểm soát chất lƣợng, các hoạt động liên quan và đƣợc sử dụng, Kiểm soát chất lƣợng sau công bố ở địa phƣơng bao gồm:

- Xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở cũng nhƣ các tiêu chuẩn khác, hoặc Quy chuẩn kỹ thuật;

- Công bố chất lƣợng theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật;

- Kiểm tra Chất lƣợng hàng hóa (trong doanh nghiệp, ngoài thị trƣờng); - Thanh tra hoạt động Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng ở doanh nghiệp; - Chứng nhận và công bố phù hợp của sản phẩm, hàng hoá.

Đảm bảo chất lƣợng Kiểm soát chất lƣợng Chất lƣợng đáp ứng yêu cầu (Quality) Dịch vụ hợp lý (Service) Giá cả (Cost) bán và sau bán

Hiện nay, văn bản pháp quy, các quy định và hƣớng dẫn tác nghiệp cho hoạt động này mới hình thành dần, chỉ có thể tìm thấy và vận dụng ở vấn đề liên quan ở

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 63)