Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 61)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.1.Những tồn tại, hạn chế

1/ Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật chƣa đáp ứng

- Với một số lƣợng văn bản lớn nhƣng phạm vi và mức độ điều chỉnh về lĩnh vực Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu. Các văn bản quy phạm pháp luật quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa vẫn còn thiếu, chƣa đồng bộ và chƣa tƣơng đồng giữa các lĩnh vực. Một số ngành hàng chƣa có đủ hệ thống văn bản quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất.

- Thiếu chế tài xử lý vi phạm về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, chƣa có chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất phải áp dụng và thực hiện các quy chuẩn bắt buộc về điều kiện đảm bảo Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa cũng nhƣ chế tài để đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đáp ứng yêu cầu.

- Công bố chất lƣợng hàng hóa là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thực hiện hay không, đƣợc bao nhiêu phần trăm, vấn đề còn bỏ ngỏ. Chất lƣợng khi công bố, lƣu thông hàng hóa sau công bố, bảo đảm chất lƣợng hay không và bài toán quản lý. Tuy vậy, không hề có văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn cụ thể về nội dung và mắt xích của chuỗi quản lý này.

2/ Hệ thống tổ chức; phân công, phân cấp và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý chức năng trên địa bàn còn nhiều bất cập

- Bộ máy tổ chức quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa ở cấp Trung ƣơng cơ bản đã đƣợc hình thành nhƣng ở cấp địa phƣơng còn chƣa đều và đồng bộ. Hình thái tổ chức chƣa đảm bảo thẩm quyền và nguồn lực triển khai nhiệm vụ. Hệ thống thanh tra chuyên ngành về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa chƣa hình thành đầy đủ gây khó khăn cho công tác quản lý.

Riêng đối với Tây Ninh, căn cứ Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm hàng hóa của các Sở, Ban, Ngành tỉnh. Nhƣng cho đến thời điểm này Ủy ban nhân dân tỉnh chƣa có Quyết định mới về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa về cho các Sở, Ban, Ngành nên công tác quản lý về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn.

- Phân công chƣa có sự thống nhất về lợi ích giữa việc hoạch định chính sách, thực hiện chính sách và giám sát kết quả. Các cơ quan quản lý về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa cùng lúc vừa chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, thực hiện và giám sát thực hiện tiêu chuẩn, từ đó dẫn đến tình trạng che đậy hoặc không báo cáo kịp thời những vấn đề bất cập do không muốn bộc lộ yếu kém, thất bại trong việc triển khai và thực hiện tiêu chuẩn.

- Phân cấp quản lý giữa các cấp trong hệ thống còn có điểm cần làm rõ để thuận lợi cho thực hiện; một số lĩnh vực chƣa phân cấp mạnh cho địa phƣơng.

- Quản lý là quá trình bao gồm nhiều hoạt động nhằm huy động các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng ; giữa các tổ chức, đơn vị quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa ở Tây Ninh là khâu mấu chốt trong triển khai các chƣơng trình kiểm soát, giám sát và thực hiện các hoạt động phân cấp quản lý nhà nƣớc về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa nhƣng thực tiễn đang là mối quan hệ lỏng lẻo và yếu nhất trong toàn bộ chuỗi quan hệ quản lý hiện có.

3/ Về nguồn lực thiếu và hạn chế

- Về nhân lực: Lực lƣợng cán bộ chuyên trách quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa còn mỏng, ở nhiều đơn vị chủ yếu là nhiệm vụ kiêm nhiệm. Chƣa có hệ thống tiêu chuẩn chức danh làm căn cứ tuyển dụng, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Triển khai công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa hiện nay chủ yếu mang tính tự phát, chƣa tập trung, thƣờng chỉ dựa trên lợi ích và đề xuất của từng địa phƣơng, từ đó hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng nhƣ gây khó khăn cho tài trợ quốc tế đối hoạt động hỗ trợ đào tạo. Cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng Tây Ninh là một ví

dụ về sự thiếu và yếu, không đƣợc cập nhật và đào tạo để đáp ứng các hoạt động và đổi mới của lĩnh vực hội nhập này. Chƣa có hệ thống đào tạo chuyên ngành về quản lý chất lƣợng.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tƣ:

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa còn thiếu. Diện tích làm việc, diện tích phòng kiểm nghiệm, trang thiết bị chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về cả danh mục thiết bị và công suất. Đây là một hạn chế của Chi cục, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh và hầu hết các đơn vị đƣợc đảm trách quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa.

+ Đầu tƣ cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa còn hạn chế. Việc tiếp cận các công nghệ mới chƣa kịp thời và đón đầu do hạn chế kinh phí đầu tƣ.

4/ Về thông tin, truyền thông, đào tạo và tập huấn các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn và quy chuẩn chƣa đáp ứng

Hoạt động Tiêu chuẩn và Chất lƣợng là hoạt động nghiệp vụ và kỹ thuật, là hoạt động có tính hài hòa cao với khu vực và thế giới. Mặt khác, thông tin về hoạt động lĩnh vực này có những đổi mới và cập nhật khá liên tục. Do đó công tác thông tin, tuyên truyền, việc đào tạo, tập huấn, đào tạo lại về chủ trƣơng, đƣờng lối về nghiệp vụ kỹ thuật và phƣơng pháp tiếp cận triển khai vào thực tế từng ngành và địa phƣơng là rất quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động này còn ít ỏi, thiếu thƣờng xuyên ngay từ các đầu mối các cơ quan quản lý cấp trên cho các địa phƣơng. Còn ở tỉnh Tây Ninh, hoạt động tuyên truyền, đào tạo trong lĩnh vực này càng rất ít.

Cơ sở cho hoạt động lĩnh vực này là Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ngay điều 22 của Luật này cũng chỉ rõ việc thông báo, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia thông qua tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn áp dụng là công việc của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn rất hạn hẹp.

Cần phải đầu tƣ cho công tác đào tạo, truyền thông, tăng cƣờng nhận thức về quản lý và bảo đảm Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa cho tƣơng xứng với yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 61)