Thiết chế kinh tế và thiết chế kiểm soát chất lượng

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 25)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.4.Thiết chế kinh tế và thiết chế kiểm soát chất lượng

Các chức năng chuyên biệt hay các loại thiết chế của xã hội bao gồm nhƣ thiết chế gia đình, thiết chế giáo dục đào tạo, thiết chế tín ngƣỡng và tôn giáo, thiết chế văn hoá, thiết chế chính trị và thiết chế kinh tế.

Thiết chế kinh tế là hệ thống quy định của xã hội để hình thành nền kinh tế quốc dân nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống xã hội. Thiết chế mà nhờ nó xã hội đƣợc cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ. Nó bao gồm chủ yếu sự sản xuất, phân phối. Các chức năng chuyên biệt của thiết chế kinh tế gồm: thiết lập các tổ chức sản xuất của cải vật chất và dịch vụ xã hội, tổ chức hệ thống lƣu thông hàng hoá xã hội thoả mãn nhu cầu sản xuất tiêu dùng, định hƣớng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.

Một chức năng chuyên biệt là kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Thiết chế kiểm soát chất lƣợng là các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà nƣớc các cấp của các tổ chức liên quan đƣợc thiết lập để mọi ngƣời tuân thủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm thực thi các hoạt động liên quan, cụ thể là duy trì, bảo đảm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá đƣợc sản xuất, đảm bảo hệ thống lƣu thông hàng hoá và dịch vụ vì ngƣời tiêu dùng và phát triển doanh nghiệp.

Các thiết chế phụ thuộc là nghị định, quyết định, thông tƣ, quy định, chỉ thị, công văn…. có liên quan về hoạt động quản lý chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, lƣu thông và dịch vụ, đồng thời, nó có đặc trƣng độc lập nhất định, có các thiết chế chính chi phối nhƣ luật TC&QCKT, Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá… với một hệ thống cơ quan quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng các cấp từ Trung ƣơng đến nhiều ngành của từng tỉnh thành phố trong cả nƣớc.

* Kết luận Chƣơng 1

Chƣơng 1 đã khái quát một số vấn đề lý luận chủ yếu về chất lƣợng, quản lý và thiết chế kiểm soát chất lƣợng. Chất lƣợng là một khái niệm rất quen thuộc với chúng ta, có nhiều cách tiếp cận về chất lƣợng khác nhau nhƣ cách tiếp cận chất lƣợng theo quan điểm của nhà sản xuất, cách tiếp cận chất lƣợng xuất phát từ sản phẩm, cách tiếp cận chất lƣợng theo hƣớng thị trƣờng, cách tiếp cận chất lƣợng theo quan điểm của ISO … mỗi cách tiếp cận khác nhau cho ta khái niệm khác nhau về chất lƣợng. Tuy nhiên, dù hiểu chất lƣợng theo cách nào thì chất lƣợng đối với các sản phẩm, hàng hoá khi lƣu thông ngoài thị trƣờng phải thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

Ngƣời sản xuất, kinh doanh có thể cung cấp những sản phẩm, hàng hoá có chất lƣợng đáp ứng theo nhu cầu nhƣng cũng phải ở giới hạn điểm sàn, tức là chất lƣợng tối thiểu cũng phải đáp ứng đƣợc theo tiêu chuẩn bắt buộc đó là “Chất lƣợng phải có” Ứng với đáp ứng nhu cầu, hay nói cách khác là đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hoá đó.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trƣờng ngoài nhu cầu cần có của ngƣời tiêu dùng thì còn những yêu cầu cao hơn buộc nhà sản xuất phải thoả mãn yêu cầu của họ thì mới có khả năng cạnh tranh và tồn tại đƣợc nên sản phẩm, hàng hoá có

Chất lƣợng hấp dẫn” Ứng với mong đợi của ngƣời tiêu dùng.

Quản lý chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp để định hƣớng và kiểm soát một tổ chức về chất lƣợng. Việc quản lý chất lƣợng tuân theo 8 nguyên tắc cơ bản. Trong phƣơng pháp quản lý chất lƣợng, đề tài đặc biệt quan tâm đến vấn đề kiểm soát chất lƣợng. Kiểm soát theo nghĩa hẹp là hoạt động xem xét, đánh giá lại chất lƣợng sản phẩm hàng hoá đã đƣợc đánh giá bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã áp dụng các biện pháp quản lý của tổ chức quản lý kinh doanh.

Việc kiểm soát ở đây còn bao hàm ý nghĩa quản lý, định hƣớng nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo chất lƣợng và an toàn cho khách hàng (ngƣời tiêu dùng). Đồng thời tạo điều kiện cũng nhƣ sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện trách nhiệm quản lý chất lƣợng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng bàn luận đến thiết chế kiểm soát chất lƣợng, nó vừa có tính phụ thuộc vừa có tính độc lập tƣơng đối để phát huy vai trò và hữu hiệu.

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG HÀNG HOÁ TỈNH TÂY NINH. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Tình hình kiểm soát chất lƣợng ở Việt Nam trong những năm qua

2.1.1. Tình hình chung

Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vấn đề chất lƣợng đƣợc đề cao, đƣợc coi là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch định sẵn, dù tốt hay xấu đều đƣợc tiêu thụ, ngƣời sản xuất không phải lo đầu vào và đầu ra. Việc quản lý chất lƣợng tại các doanh nghiệp đƣợc các phòng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm thực hiện với nhiệm vụ là phân loại các sản phẩm đạt yêu cầu chất lƣợng hay phế phẩm.

Ngày nay, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt đã không còn chỗ đứng cho những sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng. Trƣớc sức ép của hàng nhập ngoại và của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, buộc các nhà kinh doanh cũng nhƣ các nhà quản lý không còn con đƣờng nào khác là phải coi trọng vấn đề bảo đảm và nâng cao chất lƣợng. Chất lƣợng sẽ là nhân tố cơ bản để giải quyết sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh, hay nói rộng ra, chất lƣợng là vấn đề quyết định sự tồn tại hay tiêu vong của một tổ chức, và đó cũng là sự hƣng thịnh hay suy vong của một nền kinh tế đất nƣớc.

Trong thập niên cuối thế kỷ 20, Việt Nam thực sự đổi mới cả về tƣ duy, nhận thức lẫn hành động, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Biểu hiện cụ thể là một loạt các chính sách quản lý, trong đó có những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quản lý chất lƣợng đƣợc ban hành, thay thế cho những văn bản không còn phù hợp. Cả cơ quan quản lý, nhà sản xuất và kinh doanh đều có cải tiến bƣớc đầu về kiểm soát chất lƣợng, nhằm tạo ra bƣớc chuyển biến, cải thiện tình hình yếu kém về chất lƣợng và quản lý chất lƣợng. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân nhƣ:

- Sự yếu kém về quản lý chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, mặc dù chúng ta có nguồn lao động trẻ lên tới 3,8 triệu ngƣời nhƣng chỉ có 17,8% lao động đã qua đào tạo (gần 7 ngàn ngƣời đƣợc đào tạo). Riêng đội ngũ công nhân có 2,5 triệu ngƣời nhƣng chỉ có 36% công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo theo Tiêu chuẩn quốc gia, 39,37% công nhân qua đào tạo ngắn hạn, 24,63% công nhân chƣa qua đào tạo.

Những công nhân có khả năng điều hành, đứng máy trong những dây chuyền tự động hóa là rất khan hiếm.[1]

Hình 2.2: Trình độ công nhân trong thập niên cuối thế kỷ 20

- Sự thiếu hụt về kinh nghiệm, kiến thức về kinh tế thị trƣờng; vẫn còn có doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “chụp giật”, tình trạng trốn lậu thuế, khai gian thuế vẫn phổ biến, điển hình là vụ án “thuế giá trị gia tăng”. Các doanh nghiệp chƣa thực sự bình đẳng với nhau trong cùng một sân chơi, nhà nƣớc vẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nƣớc cả về vốn lẫn cơ chế chính sách, trong khi đó, các doanh nghiệp tƣ nhân, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, không đƣợc vay vốn, không đƣợc ƣu đãi về thuế, về mặt bằng sản xuất.

- Sự kìm hãm của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp; nhiều doanh nghiệp vẫn phải thực hiện “các chỉ tiêu kế hoạch” theo ý muốn chủ quan của Tổng công ty cấp trên mà không xuất phát từ việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng. Tình trạng độc quyền của một số Tổng công ty lớn nhƣ Điện lực, xăng dầu…gây ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngƣời tiêu dùng. Nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc còn can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị bó buộc và thu hẹp.

- Kém ở kiểm nghiệm ô nhiễm hóa học, theo phó cục trƣởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thị Khánh Trâm, kết quả cuộc khảo sát năng lực kiểm nghiệm của 63 địa phƣơng vừa tiến hành cho thấy trong kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, khâu kém nhất là kiểm nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm hóa học, chỉ có 1/63 địa phƣơng thực hiện đƣợc kiểm tra dƣ lƣợng kháng sinh, 8/63 tỉnh thành kiểm

CN đào tạo theo TCQG CN đào tạo ngắn hạn CN chưa đào tạo 36% 39,37% 24,63%

tra đƣợc độc tố vi nấm. Về kim loại nặng, có 20/63 địa phƣơng xác định đƣợc. Với phụ gia thực phẩm, hầu nhƣ không địa phƣơng nào kiểm tra đƣợc chất bảo quản, chất chống ôxy hóa...ngay kiểm nghiệm các thành phần dinh dƣỡng chỉ có 30% địa phƣơng thực hiện đƣợc, bởi có phòng kiểm nghiệm còn thiếu thiết bị cơ bản. Tuy nhiên theo bà Lê Thị Hồng Hảo - phó viện trƣởng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, Kinh phí kiểm tra mỗi lô hàng chỉ có 500.000 đồng cho tất cả các khâu, nên cơ quan kiểm nghiệm chỉ chọn một số chỉ tiêu kiểm nghiệm, các lô hàng phải áp dụng kiểm tra chặt mới đƣợc kiểm nghiệm đầy đủ. Điều đó chứng tỏ thực phẩm kém chất lƣợng vẫn còn “lọt lƣới” kiểm nghiệm vào thị trƣờng! - Thanh tra cũng bị lỗi, theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua có nhiều “lỗi” trong thanh tra chất lƣợng vệ sinh thực phẩm. Nhƣ ở Bến Tre phát hiện trực khuẩn mủ xanh trong nƣớc uống đóng chai nhƣng không công bố để ngƣời dân biết, lựa chọn vì cho rằng không nguy hại. Hoặc đoàn liên ngành quận 8 (Tp.HCM) lấy mẫu rồi giao chủ cơ sở đi xét nghiệm! Ở Long An từng có hiện tƣợng chỉ quan tâm đến sản phẩm công bố tiêu chuẩn hay chƣa, không quan tâm chất lƣợng thực tế và cuối cùng cho lƣu hành sản phẩm không đạt chất lƣợng so với công bố. Ở Tiền Giang có trƣờng hợp chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra kho và kết quả không phát hiện nguyên liệu quá hạn. Ở Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long, cơ sở vi phạm về vệ sinh thực phẩm tại huyện và xã chủ yếu chỉ... nhắc nhở, không phạt (ở Trà Vinh, số bị nhắc nhở chiếm... 92,6% số vi phạm phát hiện). Ở Bắc Ninh, Trà Vinh, cán bộ thanh tra không nắm đƣợc quy định về quản lý thực phẩm, cho rằng nƣớc uống đóng chai thì ai cũng sản xuất đƣợc! Tiền Giang lại cho rằng không thanh tra cơ sở do trung ƣơng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mặc dù cơ sở nằm trên địa bàn tỉnh[34]…Ở tỉnh Tây Ninh cũng rơi vào những trƣờng hợp tƣơng tự.

Những nguyên nhân trên đã làm cho hoạt động quản lý chất lƣợng ở nƣớc ta gặp nhiều khó khăn, các hoạt động chất lƣợng chỉ nặng về phong trào, tuyên truyền, quảng cáo, nội dung không thiết thực, chƣa tiếp cận nội dung kiểm soát chất lƣợng một cách bài bản, có hệ thống, do vậy kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Trong những năm gần đây, chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong lĩnh vực quản lý chất lƣợng, các tổ chức đã chú trọng hơn trong việc nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng Việt nam đã từng bƣớc chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài chấp nhận, một số mặt hàng nhƣ cà phê, chè,

hạt điều, gạo, cao su, hàng thủy sản nhƣ tôm, cá… đạt giá trị xuất khẩu cao. Với xu thế tự do thƣơng mại trên thế giới và việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, chúng ta chỉ có một con đƣờng duy nhất để giải bài toán tồn tại và phát triển là phải nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Muốn vậy, cần phải có sự thay đổi một cách sâu sắc trong nhận thức và hành động của từng ngƣời, từng cơ quan quản lý, từng doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ toàn xã hội, chỉ có nhƣ vậy phát triển sản xuất, kinh doanh mới cơ bản và vững chắc.

2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý tiêu chuẩn- chất lượng

1/ Về văn bản quy phạm pháp luật

Để làm cơ sở cho các hoạt động tiêu chuẩn chất lƣợng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc các cấp có thẩm quyền ban hành.

Nếu tính từ năm 1963, khi Miền Bắc bắt đầu tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho đến năm 1999 có 15 văn bản pháp luật là các Nghị định (NĐ), Quyết định (QĐ), Chỉ thị (CT), Pháp lệnh (PL): 1. NĐ 123/CP–1963 8. QĐ 207/HĐBT-1988 2. NĐ 124/CP–1963 9. PL Chất lƣợng hàng hóa – 1990 3. QĐ 26/ CP– 1974 10. NĐ 327/HĐBT-1991 4. QĐ 159/TTg-1974 11. NĐ 86/CP-1995 5. QĐ 290/CP-1974 12. NĐ 57/CP-1997 6. NĐ 62/CP-1976 13. QĐ 178/1999/QĐ-TTg 7. CT 222/CT-1976 14. PL Chất lƣợng hàng hóa 18/1999/PL-UBTVQH 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về xây dựng tiêu chuẩn, về điều lệ kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, về phân công quản lý nhà nƣớc chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, về công tác tiêu chuẩn hóa, về kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lƣờng và chất lƣợng hàng hóa, về pháp lệnh Chất lƣợng hàng hóa, về quy chế ghi nhãn hàng hóa đƣợc ban hành.

Từ năm 2000, văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành:

- Lệnh của Chủ tịch nƣớc số 04 L/CTN, ngày 4/01/2000 về việc công bố Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hóa;

- Nghị định 179/2004/NĐ-CP, ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định 126/2005/NĐ-CP, ngày 10/10/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lƣờng và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa;

- Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg, ngày 07 /3/ 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lƣợng;

- Luật 68/2006/QH 11 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 từ 16/5 đến 29/6/2006 ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Ngày 21/7/2006, Văn phòng Chủ tịch nƣớc đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nƣớc công bố Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP, ngày 30 /8/ 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; - Quyết định số 26/2006/QĐ-BKHCN, ngày 18/12/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu, nhập khẩu;

- Điều 24, Chƣơng V, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN, ngày 28 /9/ 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;

- Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 /11/ 2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 25)