Điều tra khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh về xây dựng,

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 59)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.Điều tra khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh về xây dựng,

áp dụng và công bố tiêu chuẩn

Trong những năm cuối của thế kỷ trƣớc, mặc dù sản phẩm, hàng hóa sản xuất kinh doanh lƣu thông trên thị trƣờng ở Việt Nam khá nhộn nhịp và phong phú với xu thế hội nhập và mở cửa mạnh mẽ, nhƣng việc Quản lý chất lƣợng và kiểm soát sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp và lƣu thông trên thị trƣờng tƣơng đối thuận lợi và hiệu quả. Các doanh nghiệp thƣờng và hầu nhƣ đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng (tự nguyện hoặc bắt buộc đối với những hàng hóa nằm trong danh mục bắt buộc đăng ký chất lƣợng) tại các cơ quan quản lý và chủ yếu tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng tỉnh, thành phố. Các cơ quan quản lý địa phƣơng tiếp cận doanh nghiệp ngay từ đầu, có điều kiện tƣ vấn, giám sát, kiểm soát sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp.

Từ năm 2001 đến nay, quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng và đặc biệt quản lý doanh nghiệp về chất lƣợng đã có sự thay đổi căn bản. Các doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất không phải đăng ký chất lƣợng ở cơ quan có thẩm quyền mà chỉ tự công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng cho sản phẩm, hàng hóa ở cơ quan quản lý chất lƣợng. Tiếp theo, các văn bản mới đƣợc ban hành và nhất là khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực (1/1/2007) thể hiện nội dung đổi mới Quản lý chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa theo xu hƣớng hội nhập và mở cửa. Các doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm về chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa của mình. Dựa trên tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nƣớc ngoài, tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, hoặc Quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp, tổ chức tự công bố chất lƣợng cho Sản phẩm, hàng hóa của đơn vị. Công bố chất lƣợng theo tiêu chuẩn là công bố tự nguyện. Công bố chất lƣợng theo Quy chuẩn kỹ thuật là công bố bắt buộc.

Tuy nhiên, do khả năng và ý thức tự giác hạn chế, do trình độ dân trí và tôn trọng pháp luật chƣa đáp ứng nên trong thời gian qua hoạt động kiểm soát chất lƣợng Sản phẩm, hàng hóa sau công bố gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ thực trạng nhiều doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất ở Tây Ninh không hoặc chƣa xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho Sản phẩm, hàng hóa đƣợc sản xuất kinh doanh, hàng hóa ở nhiều cửa hàng kinh doanh không rõ nguồn gốc, không có tiêu chuẩn công bố đƣợc áp dụng. Luận văn đã tổ chức tiến hành một cuộc điều tra khảo sát nhỏ. Điều tra 60 doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh chƣa xây dựng

Tiêu chuẩn cơ sở. Đồng thời, điều tra khảo sát ở 30 doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất đã xây dựng, áp dụng và công bố tiêu chuẩn.

02 mẫu phiếu điều tra cho 2 loại đơn vị đƣợc giới thiệu ở phần phụ lục I trang 91 của Luận văn.

Danh sách điều tra 60 doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh chƣa xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở và 30 doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất đã xây dựng, áp dụng và công bố tiêu chuẩn ở phần phụ lục II trang 95 của luận văn.

Nội dung điều tra nhằm tập trung xoay quanh vấn đề tiêu chuẩn (cho loại doanh nghiệp thứ nhất là Tiêu chuẩn cơ sở và loại doanh nghiệp thứ hai là Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở) cụ thể doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

- Lý do không xây dựng tiêu chuẩn; - Lý do xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; - Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn;

- Lợi ích khi có tiêu chuẩn chất lƣợng cho sản phẩm; Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp ở các bảng sau:

1/ Đối với kết quả kiểm tra chất lƣợng và nhãn hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng một số tỉnh, thành phố năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 và kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu không đạt chất lƣợng năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009[25] đƣợc tổng hợp ở phụ lục III trang 103 của Luận văn. 2/ Đối với 60 doanh nghiệp chƣa xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở và 30 doanh nghiệp đã xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo điều tra của Luận văn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đƣợc tổng hợp ở phụ lục IV trang 108.

Qua điều tra thấy rõ nhiều tình huống xoay quanh nội dung khảo sát. Đó là: - Hàng hóa không có Tiêu chuẩn chất lƣợng vào lƣu thông, dù kiểm tra đƣợc cũng không thể kết luận về chất lƣợng;

- Hàng hóa không rõ nguồn gốc dù kiểm tra đƣợc cũng không thể xử lý;

- Sản phẩm, hàng hóa có công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣng không công khai minh bạch, khó khăn cho quản lý;

- Doanh nghiệp có Sản phẩm, hàng hóa phải công bố bắt buộc theo Quy chuẩn kỹ thuật nhƣng thực tế thì doanh nghiệp không biết hoặc không thực hiện.

- Danh mục hàng hóa bắt buộc công bố không đáp ứng và không linh hoạt, vì theo luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đây là đối tƣợng phải tuân thủ để bảo đảm

an toàn, vệ sinh, sức khỏe con ngƣời; bảo vệ động vật, thực vật, môi trƣờng; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng cũng nhƣ cơ quan quản lý liên quan sẽ có kế hoạch để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc công bố Tiêu chuẩn chất lƣợng và kiểm soát sau công bố.

Một phần của tài liệu Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 59)