Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa (Trang 93)

2012)

2.3.1.2. Nhược điểm và nguyên nhân

+ Cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Nam còn chậm tốn kém chi phí vận chuyển do vị trí địa lý thị trường miền Nam xa so với Công ty ở Khánh Hòa. Làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

+ Công ty chưa điều chỉnh được doanh thu tình hình tiêu thụ giữa các quý, khi mà quý 1 và quý 4 thấp hơn so với quý 2 và quý 3 vì quý 1 ảnh hưởng bởi nghỉ lễ tết (tháng 1 và tháng 2) còn quý 4 ảnh hưởng bởi mùa mưa nhiều nhất tháng 10, tháng 11 (cả 3 thị trường). Do Công ty chưa kiếm được thị trường thích hợp cũng như mặt hàng thích hợp cho nghỉ lễ tết cũng như mùa mưa để đảm bảo doanh số tiêu thụ giữa các quý cũng như doanh thu cho Công ty.

+ Hệ thống phân phối trên còn ít do Công ty thiếu vốn lưu động nên chưa tận dụng khai thác hết tiềm năng của thị trường rộng lớn Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Thiếu vốn lưu động dẫn đến nguyên vật liệu không đều dẫn đến sản xuất chậm không kịp các đơn đặt hàng làm ảnh hưởng tới quá trình mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường tiêu thụ.

+ Công ty đưa ra chính sách bán hàng và chế độ hậu mãi chưa thật sự tốt khi mà sản phẩm của Công ty không trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà trải qua khâu trung gian là đại lý, gia công và lắp đặt nên hiệu quả tiêu thụ và ít người tiêu dùng biết đến thương hiệu nhôm CSC của Công ty. Do Công ty chưa có phòng marketing, ít các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng,…

+ Việc sản xuất mặt hàng vàng bóng và nâu bóng không kịp đơn đặt hàng của các đại lý ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty do chất lượng của sản phẩm đôi lúc không ổn định về màu sắc cũng như độ bóng. Nguyên nhân là do Công ty chưa thực sự quan tâm nhiều đến công nhân viên, lương công nhân viên thấp ảnh hưởng đặc

biệt tới sự nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong sản xuất làm giảm sản lượng cũng như đôi lúc không đảm bảo chất lượng sản phẩm của Công ty.

+ Công ty có sức cạnh tranh trung bình: hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhôm thanh định hình trên thị trường ngày càng nhiều làm cho cạnh tranh về giá diễn ra gay gắt, hơn nữa trình độ khoa học ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng. Với dây chuyền sản xuất của nhà máy nhập khẩu từ Đài Loan năm 2003 đã lạc hậu so với những dây chuyền sản xuất mới hiện nay như của Thủy Điển hay so với các doanh nghiệp sản xuất khác như Công ty cổ phần Tung Kuang , Công ty TNHH Công nghiệp Tung Shin, Công ty TNHH Tiger Alwin…Công ty cổ phần Tung Kuang có Vốn điều lệ là 243,799,460,000 (VNĐ) tháng 9 năm 2010, có 3 nhà máy ở Hải Dương, Đà Nẵng và Đồng Nai và năm 2012 đạt doanh thu 890,191,896,,167 đồng; Công ty TNHH Công nghiệp Tung Shin có vốn điều lệ trên 25 triệu USD 100% vốn đâu tư Đài Loan với diện tích 62,000 m2 phục vụ 50% các công trình cao cấp như Phú Mỹ Hưng, Cantavil…

Kết luận chương 2:

Qua khảo sát thực tiễn, chương 2 đã giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần

nhôm Khánh Hòa, những đặc điểm kinh doanh của Công ty, luận văn cũng phân tích

và đánh giá về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trên cơ sở phân tích và đánh giá về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực trạng mở rộng thị trường

tiêu thụ sản phẩm qua một số chỉ tiêu chủ yếu, khóa luận đã chỉ ra những ưu điểm,

nhược điểm và nguyên nhân trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các đề xuất và kiến nghị ở chương 3.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa trong thời gian tới

Trong những năm qua, Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế thừa những kết quả đã đạt được, Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa chủ trương kiên trì theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra để ngày càng tiến bước vững chắc đi tới thành công.

- Trước tiên Công ty vẫn xác định mục tiêu nâng cao uy tín chất lượng, củng cố và phát triển thương hiệu, sản phẩm khẳng định vị thế cạnh tranh với các thương hiệu hiện có, từng bước tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trường.

- Kiện toàn hệ thống đại lý, sang lọc và duy trì các đại lý kinh doanh hiệu quả, thanh lý thu hồi công nợ các đại lý hoạt động yếu kém, tiếp túc mở rộng thị trường và củng cố thị trường hiện có thêm vững mạnh.

- Tích cực lựa chọn tìm kiếm các nhà phân phối mới ở thị trường mục tiêu, trong cùng một địa bàn khu vực thị trường có đủ năng lực phân phối và tài chính. Xây dựng chính sách hỗ trợ các nhà phân phối mới tại thị trường mục tiêu trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

- Rà soát lại nhân sự cho phù hợp trên cơ sảo đúng người, đúng việc, đảm bảo bộ máy vận hành đồng bộ, có hiệu quả.

- Phát huy năng lực hiện có của Công ty, tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm nhôm bằng cách mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.

- Có biện pháp sử dụng vốn ngày càng hiệu quả, ngoài vốn tự có phải huy động vốn từ bên ngoài sao cho hợp lý, tạo mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng thuận lợi cho việc vay vốn.

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế kinh doanh, đảm bảo nắm bắt thông tin nhanh chóng về thị trường, kịp thời cải tiến sản phẩm, linh hoạt áp dụng chính sách giá hợp lý đáp ứng nhu cầu của đại lý. Xây dựng kế hoạch quảng cáo bắng các phương tiện truyền thông: truyền hình, báo chí, pano bảng hiệu, hội nghị khách hàng…

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)