6. Kết cấu của đề t ài
2.1.3.2. Môi trường vi mô
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh ngày càng khóc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén với những thay đổi của thị trường cũng như xu thế tiêu dùng. Muốn thành công, các nhà quản trị phải xác định được doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào, có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành hay không? Phân tích môi trường vi mô theo mô hình 5 lực lượng của Michael Porter sẽ trả lời câu hỏi trên.
(Nguồn: Chiến lược cạnh tranh(1980) – Lợi thế cạnh tranh(1985), Michael Porter-giáo sư trường Đại học Harvard)
Sơ đồ 2.4: Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter
Khách hàng.
Trong kinh doanh, khách hàng luôn giữ một vị trí quan trọng quyết định tới kết quả hoạt động và quá trình tái sản xuất của Công ty. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua công ty đã luôn cố gắng tạo mối quan hệ và đáp ứng tốt các đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy vậy, số lượng khách hàng của Công ty vẫn còn hạn chế, thị trường tiêu thụ của Công ty tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Duyên Hải
Đối thủ tiềm ẩn
Sản phẩm thay thế Cạnh tranh nội bộ
Nam Trung Bộ.Do đặc điểm của thanh nhôm định hình là vât liệu phục vụ ngành xây dựng nên việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty thông qua khâu trung gian là chủ yếu. Khác hàng của Công ty là các đại lý và các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Số lượng các đại lý của Công ty trong những năm qua tăng ít; mặc dù vậy , sản lượng tiêu thụ của Công ty vẫn tăng do sản lượng tiêu thụ của các đại lý tăng.
Cạnh tranh trong nội bộ.
Hoạt động trong cơ chế mở, cơ chế mà mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh là điều tất yếu. Khâu nào, ngành nào có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao sẽ không tránh khỏi tình trạng cạnh tranh gay gắt. Để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý.
Cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần về nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra mà còn cạnh tranh về lực lượng lao động, công nghệ sản xuất, chủng loại hàng hóa, kênh phân phối và chính sách bán hàng.
Trong mấy năm trở lại đây các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về nhôm tăng nhanh cả về số lượng và quy mô của các doanh nghiêp. Trong đó, hiện nay ở nước ta có khoảng 20 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất kinh doanh nhôm. Ở miền bắc có: công ty cơ khí Đông Anh, công ty Sông Hồng, doanh nghiệp Đô Thành…Ở miền Nam có: Tung Kuang, Tung shin Ying Hua…Trong đó Tung Kuang là một công ty mạnh, có 2 nhà máy ở Đồng Nai ( công suất 750 tấn/ tháng) và Hải Dương (công suất 800 tấn/ tháng), cả hai nhà máy đều hoạt động hết công suất. Nhà máy nhôm Tung Kuang ở Hải Dương là nhà máy có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay. Tung Shin, Công ty cơ khí Đông Anh và công ty Sông Hồng cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh. Trong mối quan hệ cạnh tranh thuộc lĩnh vực sản xuất nhôm thì Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa chỉ là một đối thủ ở mức trung bình. Điều nay dễ hiểu bởi công ty mới chỉ lấn sân sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhôm được ít năm nên chưa có thể cạnh tranh được về thị phần so với các Công ty trên.
Do đó, cạnh tranh nội bộ ngành là một thách thức lớn đối với Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa. Để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong ngành thì nhà quản trị của doanh nghiệp đòi hỏi có tầm nhìn và đưa ra các chiến lược đúng đắn.
Nhà cung ứng.
Nguyên liệu là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải chủ động trong vẫn đề tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhận thức được điều này, Công ty luôn cố gắng tạo mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng. Công ty đã tạo được uy tín cho các nhà cung cấp nên việc thực hiện mua bán, ký kết hợp đồng tương đối dễ dàng; một số nhà cung cấp là đối tác lâu năm chỉ cần đơn đặt hàng mà không cần ký kết hợp đồng. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu sản xuất của Công ty, do đó Công ty có nhiều sự lựa chọn và tìm cho mình nhà cung cấp tối ưu. Bên cạnh đó, khó khăn chủ yếu hiện nay của Công ty là thiếu vốn lưu động phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và kế hoạch tăng công suất để dần đạt được công suất theo thiết kế trong những năm tới.
Đối thủ tiềm ẩn.
Đô thị hóa ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng, làm đẹp nhà cửa được nâng lên tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt và trang trí nội thất… Các doanh nghiệp này sẽ tham gia sản xuất kinh doanh vật liệu phục vụ ngành xây dựng, trong đó có sản xuất kinh doanh nhôm thanh định hình. Điều này sẽ thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập ngành tạo ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cho Công ty cổ phẩn nhôm Khánh Hòa nói riêng và ngành sảnh xuất nhôm định hình nói chung.
Các đối thủ tiềm ẩn này có tiềm lực về tài chính và sự hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong ngành, với công nghệ hiện đại sẽ làm cho doanh nghiệp hiện tại sẽ không cạnh tranh lại. Với Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa là một doanh nghiệp trung bình trong ngành với sức cạnh tranh trung bình nên đây cũng là một nguy cơ cho
Công ty. Vì vậy, Công ty cần có những chiến lược phát triển cụ thể về dài hạn, nhìn nhận rõ những nguy cơ, thách thức thực sự đến từ đối thủ tiềm ẩn để tránh bị tụt hậu hay bị đào thải trong mội trường cạnh tranh gay gắt.
Sản phẩm thay thế.
Sản phẩm nhôm của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa là loại sản phẩm cao cấp phục vụ chủ yếu trong ngành xây dựng và trang trí nội thất. Đối tượng sử dụng loại vật liệu này là các công trình mang tính thẩm mỹ cao và các công trình tư nhân có thu nhập từ trung bình trở lên. Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm từ sắt và các vât liệu giá rẻ khác có khả năng thay thế các sản phẩm từ nhôm làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Sản phẩm nhựa với lõi thép cường lực với tính năng cách âm, cách nhiệt tốt, giá rẻ hiện đang là một sản phẩm thay thế dần các sản phẩm nhôm của Công ty.
Vì thế, để tồn tại và phát triển trên thị trường, Công ty cần phải xác định rõ thị trường mục tiệu và lựa chọn khách hàng mục tiêu để có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Qua việc phân tích những tác động của môi trường vi mô cũng như môi trường vĩ mô, giúp Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như cơ hội và thách thức mà Công ty gặp phải. Tử đó, Công ty phát huy, khai thác được điểm mạnh hạn chế, khắc phục những điểm yếu nhằm tận dụng triệt để những cơ hội cũng như né tránh đe dọa. Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.4. Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa 2.1.4.1. Về nguồn vốn
Vốn là một trong các điều kiện tiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tạo lập doanh nghiệp, trước tiên cần phải có vốn ban đầu và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu thiếu vốn theo quy mô thì doanh nghiệp có thể bổ sung vốn. Vốn có thể bổ sung từ nhiều nguồn và hiệu quả cuối cùng của hoạt động tùy vào nguồn vốn và việc quản lý vốn hiệu quả hay không hiệu quả. Hiện nay
Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa, vốn là một trong những vấn đề khó khăn và cần tập trung giải quyết.
Bảng 2.2: Phân tích sự biến động nguồn vốn từ 2010-2012
Đvt: Nghìn đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 +/- % +/- % 1. Nợ phải trả 83,311,839 96,611,736 71,991,324 13,299,897 16 -24,620,412 -25.5 2. VCSH 17,999,020 19,467,054 21,864,823 1,468,034 8.16 2,397,769 12.32 3. Tổng vốn 101,310,859 116,078,790 93,856,147 14,767,931 14.6 -22,222,643 -19.1
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến 2012 - Phòng kế toán tài chính)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích sự biến động của nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm 2011 tăng 14,767,931 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng 14.6%. Trong đó, nợ phải trả tăng 13,299,897 nghìn đồng, tương ứng 16% đây là chỉ tiêu không tốt cho Công ty vì tăng nợ phải trả.
Còn vốn chủ sở hữu tăng 1,468,034 nghìn đồng tương ứng 8.16% đây là một chỉ tiêu tích cực cho Công ty.
Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tốt.
Sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn giảm -22,222,643 nghìn đồng tương ứng là (19.14%) so với năm 2011. Trong đó, nợ phải trả của công ty giảm -24,620,412 nghìn đồng tương ứng giảm(25.48)% còn vốn chủ sở hữu tăng 2,397,769 nghìn đồng tương ứng tăng 12.32%. Cả hai chỉ tiêu này đều mang tính tích cực với Công ty, tuy nhiên tổng nguồn vốn lại thấp hơn năm 2011.
2.1.4.2. Về nhân sự
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu lực lượng lao động không đạt yêu cầu thì dù cho các yếu tố khác như tự liệu lao động có hiện đại bao nhiêu đi nữa thì mọi hoạt động sản xuất cũng không thể thực hiện được. Lực lượng lao động có trình độ năng lực, năng động trong quản lý, vững vàng về kinh nghiệm sản xuất, lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng sẽ tạo
điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.
Bảng 2.3: Bảng thống kê nhân sự các phòng ban tính đến năm 2012
Tên phòng ban Chức danh
Số người Tổng giám đốc 1 Ban giám đốc Phó tổng giám đốc 1 Trưởng phòng 1 Nhân viên 4 Lái xe con 2 Phòng tổ chức hành chính Bảo vệ 9 Trưởng phòng 1 Phòng tài chính - kế toán Nhân viên 4 Trưởng phòng 1 Phòng kế hoạch - thị trường Nhân viên 4 Phân xưởng đúc 29 Phân xưởng đùn ép 42 Phân xưởng oxi hóa 52 Bộ phận KCS 9 Nhà máy nhôm
Bộ phận phục vụ 15
Tổng cộng 175
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu số lượng và chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm 2010-2012
Năm 2010 Năm 2011Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % Tổng lao động 159 100 162 100 175 100 3 1.89 13 8.02 1. Tính chất công việc - Lao động gián tiếp 29 18.24 31 19.14 37 21.14 2 6.90 6 19.35 - Lao động trực tiếp 130 81.76 131 80.86 138 78.86 1 0.77 7 5.34 2. Theo giới tính - Lao động nam 135 84.91 138 85.19 150 85.71 3 2.22 12 8.70 - Lao động nữ 24 15.09 24 14.81 25 14.29 0 - 1 4.17 3. Theo trình độ - Đại học 17 10.69 20 12.35 24 13.71 3 17.65 4 20.00 - Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp 42 26.42 43 26.54 41 23.43 1 2.38 -2 (4.65) - Công nhân kỹ thuật 88 55.35 89 54.94 98 56.00 1 1.14 9 10.11 - Lao động phổ thông 12 7.55 10 6.17 12 6.86 -2 (16.67) 2 20.00 4. Theo độ tuổi - Dưới 25 tuổi 50 31.45 53 32.72 62 35.43 3 6.00 9 16.98 - Từ 26 -35 tuổi 65 40.88 65 40.12 70 40.00 0 - 5 7.69 - Từ 36 -45 tuổi 25 15.72 25 15.43 25 14.29 0 - 0 - - Từ 46 - 55 tuổi 19 11.95 19 11.73 18 10.29 0 - -1 (5.26) (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, từ năm 2010-2012) Nhận xét:
Qua bảng phân tích cơ cấu số lượng và chất lượng lao động của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa ta thấy: Số lượng lao động của Công ty tăng không đáng kể trong năm 2011 là 3 người so với năm 2010 và tương đương 1.89%. Năm 2012 tăng 13 người tương đương 8.09 % so với năm 2011.
Nếu nhận xét theo tính chất công việc, số lượng lao động gián tiếp năm 2011 tăng nhẹ 2 người so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 6 người so với năm 2011. Bên cạnh đó, số lượng lao động trực tiếp cũng có sự thay đổi tăng không đáng kể năm 2011 so với 2010 là 1 người chiếm chưa đến 1% là 0.77% , còn năm 2012 vẫn tiếp tục tăng
lên 7 người so với 2011 tương đương với 5.34% . Như vậy, có thể thấy Công ty đang gia tăng năng suất sản phẩm khi mà cả lao động gián tiếp và trực tiếp đều tăng.
Nhìn vào chỉ tiêu theo giới tính, thì lao động nữ dường như không thay đổi trong 3 năm từ 2010 đến 2012 thì chỉ tăng 1 lao động nữ. Còn lao động nam tăng 3 người năm 2010 tương đương với 2.22% so với năm 2010, năm 2012 tăng nhiều hơn so với 2011 là 12 người tương đương với 8.7%. Có thể thấy lao động nam của Công ty chiếm phần lớn khoảng 85% tổng số lao động của Công ty, điều này cũng dễ hiểu vì nhà máy nhôm của Công ty chủ yếu tuyển lao động nam phù hợp với tính chất công việc nặng nhọc hơn. Trong Công ty thì lao động nữ chủ yếu ở phòng hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng thị trường và 1-2 công nhân nữ ở bộ phận KCS của nhà máy.
Nếu xét về trình độ chuyên môn ta thấy:
Qua bảng phân tích cơ cấu số lượng và chất lượng lao động của Công ty ta thấy năm 2011 lao động theo trình độ không thay đổi mấy.
Lao động có trình độ Đại học tăng mạnh nhất liên tiếp từ năm 2011 cho đến năm 2012 lần lượt là 17.65% năm 2011 so với 2010 và 20% năm 2012 so với 2011. Trong khi đó, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp,sơ cấp không có sự thay đổi các kể trong 3 năm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khá cao trong công ty là 23.43% năm 2012 so với tổng lao động đứng thứ 2 sau lao động có trình độ công nhân kỹ thuật với 56%. Do tăng năng suất sản xuất nên công nhân có trình kỹ thuật được tuyển nhiều nhất năm 2012 tăng 9 người tương đương với 10.11% so với năm 2011và còn lao động phổ thông thì trong 3 năm số lao động không thấy đổi vẫn là 12 người.
Lao động của Công ty chiếm tỷ trong lớn từ độ tuổi dưới 25 đến 35 chiếm hơn 70%. Cho thấy lao động của doanh nghiệp là tương đối trẻ đấy là điều tích cực tới Công ty vì chủ yếu là công nhân của nhà máy.
Tóm lại, qua số liệu trên ta thấy rằng qua 3 năm tình hình lao động trong Công ty không thay đổi nhiều vì Công ty đã đi vào sản xuất khá ổn định. Thay đổi nhẹ ở năm 2012 và công ty ngày càng nâng cao trình độ lao động đặc biệt là lao động có trình độ đại học và công nhân kỹ thuật.
2.1.4.3. Về trang thiết bị và công nghệ
- Thiết bị lò đúc nhôm hợp kim tiêu chuẩn 6063 - Máy đùn ép 550 tấn, 880 tấn, 1350 tấn
- Lò ủ cứng sản phẩm, lò gia nhiệt phôi, gia nhiệt khuôn, nitơ khuôn - Máy móc thiết bị phục vụ sửa khuôn, dàn băng tải sản phẩm, máy phun - Hệ thống bể xi mạ bằng điện hóa, hệ thống sơn phủ bóng
- Hệ thống cần cẩu trục, hệ thống máy cắt