6. Kết cấu của đề t ài
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty
2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận phòng ban khác nhau có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp bậc nhằm thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp. Hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban kiểm soát Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch thị trường Nhà mày nhôm
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính,2012)
Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị:
- Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, phù hợp với pháp luật Việt Nam, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Hội đồng quản trị có chức năng và nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về triệu tập Đại hội đồng cổ đông và báo cáo công tác với Đại hội đồng cổ đông.
- Trình Đại hội đồng cổ đông tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận và những phương hướng phát triển, phương án xử lý lãi, lỗ, báo cáo kết quả năm tài chính, nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động sản xuất của Công ty.
- Xem xét phương án kinh doanh, huy động vốn, tăng vốn điều lệ, phương thức phát hành cổ phiếu do Tổng giám đốc đề nghị trình Đại hội đồng cổ đông.
- Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, sắp xếp cán bộ công nhân viên và quỹ lương của Công ty.
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh Tổng giám dốc, phó giám đốc.
- Trình Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn những nội dung cần sửa đổi, giám sát việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, mức thu chi tài chính, nội quy của Công ty.
Ban kiểm soát:
Các thành viên của ban kiểm soát là cổ đông trong Công ty, trong đó có một thành viên có chuyên môn kế toán. Ban kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giám sát hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm dịnh báo cáo tình hình tài chính kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị.
- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị lên đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật, Hội đồng quản trị về mọi hoạt động điều hành của Công ty. Tổng giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất trong Công ty, chỉ đạo công việc sau:
- Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển của Công ty trong đó trọng tâm là đầu tư sản xuất sản phẩm nhôm.
- Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, kiểm tra, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên.
- Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Công tác tài chính.
- Chỉ đạo điều hành việc tiêu thụ sản phẩm, tham gia hội trợ triển lãm, quảng cáo, quảng bá thương hiệu nhôm Cosevco trên thị trường cả nước.
- Phê duyệt sổ tay chất lượng và các quy trình thuộc hệ thống chất lượng.
- Quyết định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty và đảm bảo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thấu hiểu chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty.
- Quyết định và phối hợp các nguồn nhân lực để thực hiện chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Phê duyệt kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty theo đinh kỳ để xem xét phù hợp và cải tiến hệ thống.
- Thực hiện giám sát, đàm phán các hợp đồng kinh tế.
- Xem xét dự toán trước khi trình hội đồng quản trị phê duyệt, chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ, thẩm định xem xét quá trình hoạch toán của Công ty.
- Quyết định đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị mới, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ký các văn bản trình hội đồng quản trị, UBND các tỉnh , thành phố các quyết định tổ nhân sự, ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các đối tác theo quyền hạn được phân cấp.
- Chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật, nâng chất lượng của Công ty.
Phó tổng giám đốc:
Trực tiếp phụ trách công việc trong các lĩnh vực: - Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất nhà máy nhôm.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đề xuất các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm.
- Tham mưu cho tổng giảm đốc sắp xếp công tác nhân sự và bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên nhà máy nhôm.
- Điều hành sản xuất nhôm, đảm bảo chất lượng, số lượng, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa.
- Chỉ đạo công tác nghiên cứu, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất, không ngừng nâng cao, ổn định chất lượng sản phẩm nhôm.
- Thu thập, cập nhất thông tin, phân tích, đánh giá thị trường và những yếu tố có liên quan đến sản phẩm nhôm để đưa ra những đối sách cụ thể, kịp thời, thích ứng với thị trường cho từng thời điểm, không ngừng tăng doanh số bán hàng.
- Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, đầu tư hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Phụ trách công tác: vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt tại nhà máy nhôm.
- Một số công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
Phòng kế toán tài chính
- Giúp cho Tổng giám đốc thực hiện các kế hoạch sản xuất quản lý kinh doanh tài chính trong quá trình sản xuất của Công ty.
- Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định Nhà nước và Công ty, thông qua đó mà phân tích hoạt động kinh tế, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định.
- Liên hệ với các ngành tài chính ngân hàng để có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức khâu ghi chép ban đầu và một số ghi chép cần thiết theo quy định của nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.
- Lập kế hoạch tài chính hàng năm theo kế hoạch sản xuất đề ra nhằm đáp ứng về mặt tài chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính kinh doanh trong Công ty, đánh giá đúng đắn tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Phát hiện và đề ra các biện pháp xử lý các sai phạm.
- Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tài sản, tiền, vốn của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý.
- Chịu quản lý chuyên ngành theo pháp lệnh kế toán thông kê.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động tài chính trong toàn bộ Công ty để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị cơ sở thực hiện kiểm kê, báo cáo đúng đủ, kịp thời để phát hiện các vi phạm chế độ chính sách về quản lý kinh tế. Cung
cấp tài liệu, báo cáo hàng tháng, quý, năm và các tài liệu có liên quan theo quy định của Luật kế toán khi có yêu cầu.
Phòng tổ chức hành chính
- Quản lý, sử dụng hợp lý các thiết bị văn phòng của Công ty.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác nhân sự toàn công ty. Đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp, sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, bảo vệ quân sự, chính sách cán bộ và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên.
- Phối hợp với ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các phòng ban nghiệp vụ của Công ty và các đơn vị trực thuộc; triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành thuộc lĩnh vực tổ chức lao động.
- Cùng các đơn vị và các phòng ban chức năng xây dựng, áp dụng, điều chỉnh các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác khen thưởng, kỷ luật….
Phòng kế hoạch thị trường
- Dựa vào đơn đặt hàng và tình hình tiêu thụ mà lên kế hoạch cho sản xuất cho nhà máy nhôm, theo dõi tiến độ sản xuất của nhà máy để có những điều chỉnh kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được liên tục đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng.
- Tổ chức quản lý và soản thảo hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nhôm cho Tổng giám đốc. Theo dõi tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm và đề ra kế hoạch sản xuất cho từng chu kỳ sản xuất. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xác nhận và xem xét các hợp đồng bán hàng. Đề ra các kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp thị sản phẩm.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, lập dự án đầu tư phát triển sản xuất trình lãnh đạo Công ty.
- Thường xuyên tiếp cận thị trường để đảm bảo cung cấp kịp thời các loại vật tư, nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất, có trách nhiệm theo dõi việc sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Lập kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất và đầu tư mở rộng sản xuất
Nhà máy Nhôm
- Tham mưu cho Tổng giám đốc và các phòng ban Công ty về việc tổ chức thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất. Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu; sắp xếp, bố trí nhân lực, định mức tiền lương, sửa chữa định kỳ máy móc thiết bị và quản lý kho nguyên, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị…
- Điều hành mọi hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất tại các phân xưởng. - Tổ chức thực hiện kế hoạh sản xuất do Công ty giao. Đảm bảo hoàn thành đầy đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Công ty về sản phẩm sản xuất ra.
- Sử dụng đúng các định mức tiêu hao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu để hạ giá thành sản phẩm.
- Đảm bảo an toàn lao động, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra.
- Cấp phát vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục.
- Mở thẻ kho theo dõi chi tiết về số lượng vật tư nhập, xuất. Cập nhật số liệu hàng ngày chính xác, thực hiện các báo cáo thống kê liên quan đến quá trình sản xuất theo quy định của Công ty.
- Báo cáo hoạt động công ty tình hình hoạt động sản xuất của các ca, phân xưởng sản xuất trong các cuộc họp giao ban định kỳ hoặc đột suốt.
Hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Nhưng để đạt được điều này thì doanh nghiệp phải thiết kế cho mình một cơ cấu sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, sao cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận tiện, liên tục, nhanh chóng kịp thời, đảm bảo được tính cân đối nhịp nhàng và tính chuyên môn hóa cao.
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất
Phân xưởng đúc
- Chuẩn bi lò, khuôn đúc, cân, nhận vật tư, đốt lò, nạp liệu, khuấy, cào xỉ và đưa ra vị trí quy định; điều khiển điện, nước, nhiện liệu trong quá trình sản xuất.
- Đúc cây nhôm đạt chuẩn, cân nhập kho.
- Đóng xỉ vào bao, vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất và khu vực sản xuất.
Phân xưởng đùn ép
- Cân phôi nhôm và đưa phôi nhôm vào lò ủ rùi đưa phôi vào ép.
- Kéo cắt phôi nhôm theo kích thước tiêu chuẩn, vệ sinh thanh nhôm sạch sẽ, tẩy pavia, đẩy vào lò ủ cứng, trục lò ủ, cân giao bán thành phẩm cho phân xưởng oxi hóa.
Nhà mày nhôm Phân xưởng đúc Phân xưởng đùn ép Phân xưởng oxi hóa Bộ phận KCS Bộ phận phục vụ
- Mở số theo dõi hư hỏng, tuổi thọ của khuôn trong quá trình sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng khuôn theo quy trình công nghệ (kiềm, nito hóa, hàn đắp, đánh bóng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất).
Phân xưởng oxy hóa
- Nhận sản phẩm từ phân xưởng đùn ép (sau khi ủ cứng) lên giá, vận hành các thiết bị máy móc (xe goong, máy thu hồi axit, máy cấp nhiệt, lò xấy) theo quy trình công nghệ.
- Trung hòa sơn, tinh chế sơn, pha hóa chất, sản xuất nước mềm, vệ sinh các bề hóa chất.
- Xuống giá, đóng gói theo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh giá, vệ sinh công nghiệp khu vực sản xuất.
Bộ phận KCS
- Giám sát chất lượng hàng hóa ngay trong quá trình sản xuất. - Ghi lại các lỗi sản phẩm để báo cáo.
Bộ phận phục vụ
- Vận chuyển nhôm thỏi nhập kho (xe nâng và cẩu).
Các bước trong quy trình sản xuất
Tác động của mỗi quy trình Trách nhiệm
Nhận vật liệu từ kho, chuẩn bị các điều kiện khác để đi vào sản xuất
Nung ở nhiệt độ 1700C tạo hỗn hợp nhôm đồng chất và tách xỉ ra khỏi nhôm
Ủ ở nhiệt độ 1900C thời gian từ 120 đến 130 phút
Tẩy rửa các tạp chất phủ lên bề mặt nhôm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói cho vào bao bì
Quản đốc phân xưởng Công nhân Công nhân Lái cẩu KCS
(Nguồn: Nhà máy nhôm, 2012)
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất nhôm 2.1.3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh doanh được hiểu là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ quan, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tói hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận nguyên liệu, vật liệu Nung và tinh luyện Ép định hình Ủ cứng Rửa nước Kiểm tra chất lượng Nhập kho
Phân tích môi trường kinh doanh cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp phát triển một danh mục các cơ hội có thể mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp và các