6. Kết cấu của đề t ài
2.1.3.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh doanh được hiểu là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ quan, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tói hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận nguyên liệu, vật liệu Nung và tinh luyện Ép định hình Ủ cứng Rửa nước Kiểm tra chất lượng Nhập kho
Phân tích môi trường kinh doanh cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp phát triển một danh mục các cơ hội có thể mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp và các nguy cơ hay rủi ro mà doanh nghiệp cần có biện pháp ngăn chặn hay né tránh. Chính vì điều đó chúng ta đi phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, văn hóa – xã hội, tự nhiên.
Môi trường kinh tế.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007; đây là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Những thành tựu đạt được trong hơn 5năm qua cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế Quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới hiện nay. Nó cũng đã mang lại cho Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa nhiều cơ hội kinh doanh cũng như đặt Công ty vào những khó khăn và thách thức mới. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ở Mỹ và cuộc suy thoái kép ở Hy Lạp và Châu Âu những năm gần đây tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng tác động ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Chính vì điều này tác động ít nhiều đến các doanh nghiệp trong nước, tạo ra những cơ hội và thách thức.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của việt nam, giai đoạn 2008-2012.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
GDP(%) 6.2 5.3 6.7 6.3 5.2
GDP/người/năm(USD) 1,052 1,064 1,168 1,300 1,540
(Nguồn: Chinhphu.vn, giai đoạn 2008-2012)
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm từ 6.2% năm 2008 xuống còn 5.2% năm 2011, trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vẫn đạt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra. Để đạt được điều đó chính phủ đã phải đưa ra nhưng chính sách như cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, kích cầu,...đó là những gì chính phủ làm được. Với đó là những khó khăn của nền kinh tế thế giới tác động tới kinh tế Việt Nam như: giá xăng dầu thế giới tăng làm cho giá trong nước cũng tăng dẫn đến làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra tăng; thị trường bất động sản trên thế giới cũng như của
Việt Nam ảm đạm không bán được, từ đó làm cho các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng nói chung cũng như công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa nói riêng khó bán được hàng, dẫn tới tồn kho, khó thu hồi được vốn. Đây là một thách cho doanh nghiệp.
Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng từ 1,052 (USD) năm 2008 lên 1,540 (USD) năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người tăng làm cho tiêu dùng của dân cũng tăng do đó các doanh nghiệp sẽ bán được sản phẩm của mình. Đây là một cơ hội tốt để Công ty cổ phần nhôm năm bắt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chú trọng tập trung vào những sản phẩm mục tiêu hay thị trường mục tiêu để làm ăn hiệu quả hơn trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
Lạm phát:
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, tạo ra những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam buộc chính phủ phải tung ra những gói kích cầu nhằm ổn định nền kinh tế, song hệ lụy của nó là làm cho lạm phát trong nước tăng cao 19.89%. Những năm gần đây Chính phủ kiềm chế lạm phát khá tốn nhưng chỉ số lạm phát vẫn ở mức cao. Làm cho người dân mất lòng tin, tâm lý thắt chặt hầu bao theo xu hướng tiết kiệm tạo thách thức cho doanh nghiệp.
Nhưng bên cạnh đó cũng là cơ hôi cho Công ty cổ phẩn nhôm Khánh Hòa. Vì công ty có 3 sản phẩm chất lượng khác nhau từ thấp, trung, cao mà giá của 3 loại này rất mềm so với các đối thủ cạnh tranh khác nên khách hàng có thế đắn đó suy nghĩ về giá thành sản phẩm khi mà xu hướng tiết kiệm hiện nay và lại chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa cũng gần bằng với chất lượng sản phẩm của những công ty mạnh như Tung Shin, Tung Kuang hay Đông Anh…mà sản phẩm của họ giá lại cao. Năm bắt cơ hội đó Công ty nên phát huy thế mạnh của mình duy trì và phát triển những sản phẩm mục tiêu, khách hàng mục tiêu để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Lãi suất của Việt Nam thay đổi liên tục và thất thường nên tác động đến nên kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất như Công ty cổ phần nhôm nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng sự tác động của lãi suất.
Trong năm 2012 kinh tế vẫn đang khó khăn nên chính phủ đưa ra chính sách giảm lãi suất cũng như hỗ trợ lại suất cho các ngân hàng để các doanh nghiệp sản xuất đang khó khăn có thể vay vốn tiếp tục hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Khi mà lãi suất giảm dẫn tới chi phí lãi vay giảm sẽ tạo ra giá thành sản phẩm thấp hơn do đó Công ty bán được nhiều sản phẩm hơn. Lãi suất thấp cũng là cơ hội cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nắm bắt khoa học…để doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài hơn.
Môi trường chính trị - pháp luật.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền an ninh chính trị ổn định nhất trên thế giới. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nước nhà nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng. Do đó thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội làm an, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, có thể tiếp cận được khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý của họ…Các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa nói riêng nên nắm bắt những cơ hội từ các doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam đã từng bước hình thành, phát triển và thúc đẩy theo hướng tự do hóa thương mại và đâu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng huy động được nhiều nguồn lực hơn vào phát triển kinh tế xã hội. Quá trình cải cách các lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng được đẩy mạnh thông qua việc cơ cấu lại các hệ thống ngân hàng, điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, cải cách hệ thống thuế, đổi mới thu chi ngân sách ngân sách nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính…Điều này giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Nha Trang tuy là một thành phố du lịch nhưng lãnh đạo thành phố và Trung ương luôn có những chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, xây dựng. Từ khi thành phố trở thành đô thị loại một cũng như trung tâm du lịch của cả nước cũng như tỉnh Khánh Hòa để hoàn thiện mình, thành phố Nha trang có nhiều công trình đang xây dựng và sẽ được thi công xây dựng tạo điều kiện giúp Công ty có thị trường gần. Việc nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống giao thông vận tải của thành phố tạo điều kiện thuận lợi trong vẫn đề vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Tuy nhiên, sự phát triển của thành phố sẽ tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh và nếu không có chính sách hợp lý, Công ty khó có thể cạnh tranh lại với các Công ty khác có trình độ công nghệ cao hơn.
Hoạt động kinh doanh trong một môi trường chính trị – pháp luật có nhiều điều kiện thuận lợi đã giúp cho Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa có nhiều co hội kinh doanh, nhận được nhiều lợi ích từ các chính sách của Nhà nước mang lại. Với sự hỗ trợ, quan tâm và chỉ đạo của các cơ quan tổ chức Nhà nước, Công ty đã không ngừng phát triển và hoàn thiện mình.
Môi trường kỹ thuật – công nghệ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì kỹ thuật - công nghệ cũng phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự ra đời của máy tính và internet , sự cải tiến các trang thiết bị, máy móc trong các ngành công nghiệp. Ngoài những thuận lợi do sự phát triển của kỹ thuật - công nghệ mang lại như: đẩy nhanh quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, thay thế lao động tay chân… thì nó cũng đặt ra những khó khăn như: làm “lạc hậu hóa” các máy móc - thiết bị hiện có của Công ty. Điều này buộc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới; thiếu ngoại ngữ để tiếp cận hoa học công nghệ. Do đó công ty phải chú trọng đến công nghệ khoa học, cũng như nâng cao trình độ của công nhân viên của Công ty để có thể nắm bắt được khoa học công nghệ.
Môi trường văn hóa - xã hội
Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội bao gồm: quan điểm về mức sống, phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, trình độ dân trí, thu nhập, ngành nghề kinh doanh… Khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng đi lên thì thu nhập của người dân cũng tăng theo; từ đó, khoản chi cho tiêu dùng cũng tăng. Đây là yếu tố thuận lợi cho Công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Cơ cấu lao động nước ta đang dần chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ. Càng ngày khối lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp càng nhiều. Hơn thế nữa sinh viên các trường đại học và các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Nha Trang là tương đối nhiều nên công ty có một nguồn lao động dồi dào và có tay nghề.
Ở Việt Nam, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, ngày càng có nhiều công trình được xây dựng và thi công làm gia tăng nhu cầu sử dụng vật liệu, sản phẩm xây dựng. Mặt khác, nhu cầu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm làm từ gỗ cũng có xu hướng tăng lên trong dân chúng với những ưu thế về sự tiện dụng, yêu cầu bảo vệ tài nguyên rừng đẩy mạnh chuyển sang nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhôm cao cấp. Đây là cơ hội cho việc tiêu thụ các sản phẩm nhôm định hình của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa nói riêng cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhôm nói chung.
Môi trường tự nhiên
Trước kia, quặng nhôm chỉ một số ít các mỏ tập trung ở Lâm Đồng nhưng chưa được khai thác thì mấy năm nay nhà nước đã đâu tư khai thác nên tạo được nguồn nguyên liệu nhôm thỏi trong nước rẻ hơn và đỡ tốn kém chi phí hơn so với việc nhập từ Ấn Độ, Singapore, …
Các yếu tố tự nhiên về địa lý, thởi tiết, khí hậu có ảnh hưởng tới chủng loại, cơ cấu hàng hóa tiêu thụ trên thị trường. Đối với sản phẩm nhôm thanh định hình mà Công ty đang kinh doanh là sản phẩm chuyên phục vụ ngành xây dựng nên được tiêu
thu mạnh vào mùa khô. Mùa mưa khối lượng tiêu thụ các mặt hàng hệ cửa giảm do thời gian này các công trình ít thi công cũng như xây dựng nhà cửa.