6. Kết cấu của đề t ài
2.1.4.3. Về trang thiết bị và công nghệ
- Thiết bị lò đúc nhôm hợp kim tiêu chuẩn 6063 - Máy đùn ép 550 tấn, 880 tấn, 1350 tấn
- Lò ủ cứng sản phẩm, lò gia nhiệt phôi, gia nhiệt khuôn, nitơ khuôn - Máy móc thiết bị phục vụ sửa khuôn, dàn băng tải sản phẩm, máy phun - Hệ thống bể xi mạ bằng điện hóa, hệ thống sơn phủ bóng
- Hệ thống cần cẩu trục, hệ thống máy cắt - Máy phát điện dự phòng
- Hệ thống xử lý nước thải
- Hệ thống điện, trung tâm vận hành, xe goong - Hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất
- Hệ thống máy phụ trợ: máy làm lạnh, máy tinh chế sơn, máy sản xuất nước mềm, máy gia nhiệt nước nóng
Đây là hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ, khép kín, một dây chuyền hoàn hảo được cung cấp từ Trung Quốc, Đài Loan…từ các hãng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế tạo, lắp đặt và chuyển giao công nghệ đùn ép nhôm. Quy trình sản xuất tiên tiến cho ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Về công tác quản lý và vận hành máy móc thiết bị, nhà máy đã đưa ra quy chế quản lý và phân công phân cấp trong quản lý máy móc thiết bị. Nhà máy đã thành lập tổ quản lý và sửa chữa máy móc thiết bị, tổ này có nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc quản lý, sửa chữa và sử dụng máy móc thiết bị.
- Theo dõi, kiểm tra, quản lý và sửa chữa máy móc thiết bị toàn nhà máy đảm bảo cho sản xuất liên tục.
- Tham mưu trong việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo hộ lao động và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị.
2.1.4.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa theo
thị trường (2010 – 2012)
Để cho việc đánh giá tình hình tiêu thụ của Công ty một cách chính xác, dựa vào các tiêu chí phân khúc thị trường, ta có thể thị trường nhôm thanh định hình của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa ra làm 3 thị trường: thị trường Duyên Hải Nam Trung Bộ, thị trường Tây Nguyên và thị trường miền Nam.
Nhận xét:
Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 ta thấy:
Thị trường miền Nam chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 60% trong tổng doanh thu sản phẩm tiêu thụ của Công ty và tiếp đó là thị trường Duyên Hải Nam Trung Bộ và thị trường Tây Nguyên.
Năm 2011, thị trường miền Nam đạt doanh thu cao nhất là 85,373,986.55 nghìn đồng tăng 26,629,535.25 nghìn đồng tương đương với 45.33% so với năm 2010. Thị trường Tây Nguyên đạt doanh số thấp nhất là 13,995,735.5 nghìn đồng nhưng tăng 111.02 % so với năm 2010, doanh thu thị trường Tây Nguyên cao như vậy là do đây là thị trường mới đầy tiềm năng nên Công ty đang chú trọng khai thác. Còn thị trường Duyên Hải Nam Trung Bộ tăng 11,215,407.3 nghìn đồng tương đương với 38.18% so với năm 2010.
Năm 2012, thị trường miền Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao tăng 24,340,561 nghìn đồng tương đương với 15.47% so với năm 2011. Thị trường Tây Nguyên tiếp tục tăng cao là 7,362,993.58 nghìn đồng tương đương 52.61% so với năm 2011. Còn thị trường Duyên Hải Nam Trung Bộ tăng nhẹ là 3,772,804.37 nghìn đồng so với năm 2011.
Nhìn chung, thị trường miền Nam là thị trường có nhu cầu cao với dân số đông dặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với nhu cầu xây dựng cao và nhu cầu làm đẹp nhà cửa nên đây là thị trường tiêu thụ chính của Công ty. Thị trường Tây Nguyên là thị trường trẻ đầy tiềm năng đang được Công ty chú trọng khai thác còn thị trường Duyên
Hải Nam Trung Bộ Công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hơn nữa.
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa theo thị trường (2010 – 2012)
(Đvt: Nghìn đồng)
2011/2010 2012/2011
Thị trường 2010 2011 2012
+/- % +/- %
Duyên Hải Nam Trung Bộ 29,372,225.65 40,587,632.95 44,360,437.32 11,215,407.30 38.18 3,772,804.37 9.30 Tây Nguyên 6,632,438.05 13,995,735.50 21,358,729.08 7,363,297.45 111.02 7,362,993.58 52.61 Miền Nam 58,744,451.30 85,373,986.55 98,578,749.60 26,629,535.25 45.33 13,204,763.05 15.47 Tổng 94,749,115.00 139,957,355.00 164,297,916.00 45,208,240.00 47.71 24,340,561.00 17.39
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường, năm2010- 2012)
0.00 10,000,000.00 20,000,000.00 30,000,000.00 40,000,000.00 50,000,000.00 60,000,000.00 70,000,000.00 80,000,000.00 90,000,000.00 100,000,000.00
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Miền Nam
Bảng 2.6 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa theo kết cấu mặt hàng
(Đvt: Nghìn đồng)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Mặt hàng SL (kg) Thành tiền SL (kg) Thành tiền SL (kg) Thành tiền +/- % +/- % Trắng mờ 46,709.52 3,363,085.44 70,636.00 5,085,792.00 101,613.73 7,316,188.56 1,722,706.56 51.22 2,230,396.56 43.86 Trắng bóng 615,520.53 47,395,080.81 797,273.24 61,390,039.48 932,809.70 71,826,346.90 13,994,958.67 29.53 10,436,307.42 17.00 Nâu bóng 182,687.76 14,066,957.52 248,892.00 19,164,684.00 314,204.67 24,193,759.59 5,097,726.48 36.24 5,029,075.59 26.24 Vàng bóng 83,020.32 6,724,645.92 148,039.87 11,991,229.47 140,516.32 11,381,821.92 5,266,583.55 78.32 -609,407.55 (5.08) Sơn tính điện 59,799.12 4,664,331.36 180,436.57 14,074,052.46 251,393.35 19,608,681.30 9,409,721.10 201.74 5,534,628.84 39.33 Hàng thô 276,642.00 18,535,014.00 421,665.04 28,251,557.68 447,330.11 29,971,117.37 9,716,543.68 52.42 1,719,559.69 6.09 Cộng 1,264,379.25 94,749,115.05 1,866,942.72 139,957,355.09 2,187,867.88 164,297,915.64 45,208,240.04 47.71 24,340,560.55 17.39
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường,năm 2010- 2012)
0.00 10,000,000.00 20,000,000.00 30,000,000.00 40,000,000.00 50,000,000.00 60,000,000.00 70,000,000.00 80,000,000.00 Trắng mờ Trắng bóng Nâu bóng Vàng bóng Sơn tính điện Hàng thô Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa theo
kết cấu mặt hàng (2010 – 2012)
Nhận xét:
Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 ta thấy:
Trắng mờ
Năm 2011, tổng sản lượng là 70,636 kg, trị giá 5,085,792 nghìn đồng, tăng 1,722,706.56 nghìn đồng tương đương tăng 51.22% so với năm 2010.
Năm 2012, sản lượng 101,613.73 kg, trị giá 7,316,188.56 nghìn đồng, tăng 2,230,396.56 nghìn đồng tương đương tăng 43.86% so với năm 2011.
Trắng bóng
Năm 2011, doanh thu mặt hàng trắng bóng tăng 13,994,958.67 nghìn đồng, tương đương 29.53% so với năm 2010.
Năm 2012, doanh thu mặt hàng trắng bóng tăng 10,436,307.42 nghìn đồng, tương đương 17.00% so với năm 2011.
Mặt hàng trắng bóng sản lượng và doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất đây là mặt hàng được người tiêu dùng yêu chuộng với chất lượng phù hợp và giá cả mức mềm thỏa mãn nhu cầu của nhiều người có thu nhập trung bình.
Nâu bóng
Năm 2011, doanh thu mặt hàng nấu bóng tăng 5,097,726.48 nghìn đồng tương đương 36.24% so với năm 2010.
Năm 2012, doanh thu mặt hàng nâu bóng tăng 5,029,075.59 nghìn đồng tương đương 26.24% so với năm 2011.
Vàng bóng
Năm 2011, doanh thu mặt hàng vàng bóng tăng 5,266,583.55 nghìn đồng tương đương 78.32% so với năm 2010.
Năm 2012, doanh thu mặt hàng vàng bóng giảm (-609,407.55) nghìn đồng tương đương với (5.08)% so với năm 2011.
Tình hình tiêu thụ trên là do đây là mặt hàng chất lượng cao với giá cao nhất trong các mặt hàng, đây là mặt hàng bị các đối thủ lớn cạnh tranh gay gắt như Tung Shin và Tung Kuang…và năm 2012 thị trường bất động sản ảm đạm nên nhu cầu về vật liệu cũng như về nhôm thanh định hình giảm.
Sơn tĩnh điện
Năm 2011, mặt hàng sơn tĩnh điện tăng 9,409,721.10 nghìn đồng tương đương 201.74% so với năm 2010.
Năm 2012, mặt hàng sơn tĩnh điện tăng 5,534,628.84 nghìn đồng tương đương 6.09% so với năm 2011.
Đây là mặt hàng mới áp dụng công nghệ mới nên được khánh hàng thu nhập cao ưa chuông nhưng cũng bị cạnh tranh gay gắt bới các đối thủ cạnh tranh.
Hàng thô
Đây là mặt hàng có giá thấp nhất trong các mặt hàng nhưng doanh thu tăng cao năm 2011 là 9,716,543.68 nghìn đồng tương đương 52.42% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 1,719,559.69 nghìn đồng tương đương 6.09% so với năm 2011.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kết cấu mặt hàng của Công ty trong những năm gần đây tương đối tốt nhưng lượng tồn kho năm 2012 có xu hướng tăng. Doanh thu các mặt hàng có xu hướng tăng trừ mặt hàng vàng bóng năm 2012 giảm. Thông qua tình hình tiêu thụ theo kết cấu mặt hàng này Công ty sẽ có những kế hoạch đầu tư cũng như là điều tiết lượng hàng sản xuất và phù hợp với từng thị trường khác nhau.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa từ
năm 2010 – 2012
Mùa vụ là yếu tố quyết định đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Vì thế, Công ty đã tung ra những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này đã làm cho doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm.
Nhận xét:
Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.3 ta thấy: + Năm 2011
Quý 1 năm 2011, doanh thu tiêu thụ tăng 9,343,225.89 nghìn đồng tương đương 53.30% so với quý 1 năm 2010.
Quý 2 năm 2011, doanh thu tiêu thụ tăng 15,952,294.20 nghìn đồng tương đương 51.80% so với quý 2 năm 2010.
Quý 3 năm 2011, doanh thu tiêu thụ tăng 11,469,895.06 nghìn đồng tương đương 46.03% so với quý 3 năm 2010.
Quý 4 năm 2011, doanh thu tiêu thụ tăng 8,442,824.86 nghìn đồng tương đương 39.25% so với quý 4 năm 2010.
+ Năm 2012
Quý 1 năm 2012, doanh thu tiêu thụ tăng 3,523,302.30 nghìn đồng tương đương 13.11% so với quý 1 năm 2011.
Quý 2 năm 2012, doanh thu tiêu thụ tăng 13,715,876.52 nghìn đồng tương đương 29.34% so với quý 2 năm 2011.
Quý 3 năm 2012, doanh thu tiêu thụ tăng 5,178,460.45 nghìn đồng tương đương 14.23% so với quý 3 năm 2011.
Quý 4 năm 2012, doanh thu tiêu thụ tăng 1,922,921.73 nghìn đồng tương đương 6.42% so với quý 4 năm 2011.
Doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm nhưng có sự chênh lệnh qua các quý. Có sự chênh lệch đó là do ảnh hưởng của mùa vụ, trong đó tháng 1 đến 2 vào cuối năm tết nguyên đán nên tình hình tiêu thụ sản phẩm ngưng lại nên quý 1 có doanh thu thấp nhất. Và mùa mưa khoảng tháng 9 đến tháng 10 cũng ảnh hưởng tới ngành xây dựng cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mùa xây dựng từ tháng 3 đến tháng 8 là tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty là mạnh nhất nên thường quý 2 trong năm có doanh thu tiêu thụ cao nhất. Chính vì có sự ảnh hưởng của mùa vụ cho nên Công ty có những chính sách sản xuất và phân phối các khúc thị trường cho phù hợp. Nhận biết được điều đó Công ty đang cho ra đợi những mặt hàng ko ảnh hưởng tới mua vụ như là kệ, tủ…để thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Bảng 2.7 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần nhôm Khánh Hòa theo thời gian (Đvt: Nghìn đồng) 2011/2010 2012/2011 Quý 2010 2011 2012 +/- % +/- % Quý 1 17,528,586.28 26,871,812.16 30,395,114.46 9,343,225.89 53.30 3,523,302.30 13.11 Quý 2 30,793,462.38 46,745,756.57 60,461,633.09 15,952,294.20 51.80 13,715,876.52 29.34 Quý 3 24,919,017.25 36,388,912.30 41,567,372.75 11,469,895.06 46.03 5,178,460.45 14.23 Quý 4 21,508,049.11 29,950,873.97 31,873,795.70 8,442,824.86 39.25 1,922,921.73 6.42 Cả năm 94,749,115.00 139,957,355.00 164,297,916.00 45,208,240.00 47.71 24,340,561.00 17.39
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường,năm 2010- 2012)
0.00 10,000,000.00 20,000,000.00 30,000,000.00 40,000,000.00 50,000,000.00 60,000,000.00 70,000,000.00
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
2.1.4.5. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần nhôm Khánh Hòa (2010 – 2012)
Mục đích tối cao và quan trọng nhất của việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp là giúp những người sử dụng thông tin đánh giá được chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp cũng như những rủi ro trong tương lai để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh và quyết định đầu tư. Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhiều phía như: chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước.
Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán
Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng thay đổi của tài sản và nguồn vốn trong những năm qua, nói cách khác là sự thay đổi quy mô hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn.
BẢNG 2.8: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN
Đvt: Nghìn đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Tài sản ngắn hạn 42,642,414 42.09 58,124,083 50.07 48,154,802 51.31 15,481,669 36.31 -9,969,281 (17.15) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,405,878 2.37 850,078 0.73 473,592 0.50 -1,555,800 (64.67) -376,486 (44.29)
1. Tiền 2,405,878 2.37 850,078 0.73 473,592 0.50 -1,555,800 (64.67) -376,486 (44.29)
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,897,212 1.87 -1,897,212 (100.00)
1. Đầu tư ngắn hạn 1,897,212 1.87 -1,897,212 (100.00)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 14,265,253 14.08 22,814,781 19.65 9,703,560 10.34 8,549,528 59.93 -13,111,221 (57.47)
1. Phải thu của khách hàng 7,930,257 7.83 15,544,263 13.39 7,617,663 8.12 7,614,006 96.01 -7,926,600 (50.99) 2. Trả trước cho người bán 558,047 0.55 345,438 0.30 148,146 0.16 -212,609 (38.10) -197,292 (57.11) 5. Các khoản phải thu khác 5,776,949 5.70 6,925,080 5.97 1,937,751 2.06 1,148,131 19.87 -4,987,329 (72.02) IV. Hàng tồn kho 17,967,182 17.73 26,181,669 22.56 29,221,343 31.13 8,214,487 45.72 3,039,674 11.61 1. Hàng tồn kho 17,967,182 17.73 26,181,669 22.56 29,221,343 31.13 8,214,487 45.72 3,039,674 11.61 V. Tài sản ngắn hạn khác 6,106,889 6.03 8,277,555 7.13 8,756,307 9.33 2,170,666 35.54 478,752 5.78 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 4,919,966 4.86 6,776,276 5.84 6,952,464 7.41 1,856,310 37.73 176,188 2.60 2. Thuế GTGT được khấu trừ 275,154 0.27 722,906 0.62 1,228,014 1.31 447,752 162.73 505,108 69.87 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 394 0.00 20,192 0.02 2,246 0.00 19,798 5,024.87 -17,946 (88.88) 4. Tài sản ngắn hạn khác 911,375 0.90 758,181 0.65 573,583 0.61 -153,194 (16.81) -184,598 (24.35) B. Tài sản dài hạn 58,668,445 57.91 57,954,705 49.93 45,701,346 48.69 -713,740 (1.22) -12,253,359 (21.14) II. Tài sản cố định 51,848,711 51.18 48,466,354 41.75 45,701,346 48.69 -3,382,357 (6.52) -2,765,008 (5.71) 1. TSCĐ hữu hình 50,026,577 49.38 46,203,031 39.80 42,835,209 45.64 -3,823,546 (7.64) -3,367,822 (7.29) - Nguyên giá 77,884,010 76.88 78,667,581 67.77 78,354,815 83.48 783,571 1.01 -312,766 (0.40) - Giá trị hao mòn lũy kế -27,857,433 (27.50) -32,464,550 (27.97) -35,519,606 (37.84) -4,607,117 16.54 -3,055,056 9.41 3. TSCĐ vô hình 1,487,592 1.47 1,414,012 1.22 1,327,684 1.41 -73,580 (4.95) -86,328 (6.11) - Nguyên giá 2,038,630 2.01 2,050,630 1.77 2,050,630 2.18 12,000 0.59 0 - - Giá trị hao mòn lũy kế -551,038 (0.54) -636,618 (0.55) -722,946 (0.77) -85,580 15.53 -86,328 13.56 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 334,542 0.33 849,311 0.73 1,538,453 1.64 514,769 153.87 689,142 81.14
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5,200,000 5.13 7,400,000 6.37 2,200,000 42.31 -7,400,000 (100.00)
2. Đầu tư vao công ty liên kết, liên doanh 5,200,000 5.13 7,400,000 6.37 2,200,000 42.31 -7,400,000 (100.00)
V. Tài sản dài hạn khác 1,619,734 1.60 2,088,351 1.80 468,617 28.93 -2,088,351 (100.00)
1. Chi phí trả trước dài hạn 1,619,734 1.60 2,088,351 1.80 468,617 28.93 -2,088,351 (100.00)
Tổng tài sản 101,310,859 100.00 116,078,788 100.00 93,856,148 100.00 14,767,929 14.58 -22,222,640 (19.14) * Ghi chú: Bảng này chỉ kê các chỉ tiêu biến động trong 3 năm từ 2010 - 2012
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán tài chính, năm 2010
Nhận xét:
Qua bảng phân tích sự biến động của tài sản, ta thấy có sự thay đổi tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong năm 2010, khi tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chỉ đạt 42.09% thì sang năm 2011 con số này là 50.07% còn năm 2012 tăng không đáng kể lên 51.31% . tình trạng trên là do trong kết cấu của tài sản ngắn hạn, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Sự biến động của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự thay đổi của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
Năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng so với năm 2010, chứng tỏ:
- Việc thu hồi nợ của công ty chưa tốt, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, gây