Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 79)

Việc quy hoạch không gian và PTBV tài nguyên, môi trường vịnh Tiên Yên phải dựa vào tiếp cận sinh thái - là một phương pháp luận về quản lý tích hợp đất, nước và tài nguyên sinh vật thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững, làm hài hòa được các mục tiêu bảo tồn (fifth Conference of Parties (COP5) in 2000). Tiếp cận sinh thái dựa vào việc sử dụng các phương pháp khoa học có tính đến tổ chức sinh học gồm cấu trúc, quá trình, chức năng và tương tác giữa sinh vật và môi trường. Trong đó, con người là một bộ phận thống nhất của nhiều HST. Nội dung của PTBV tài nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu là xây dựng sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.

Sinh kế bền vững là khả năng tiếp cận tài nguyên vật chất hay xã hội và các hoạt động kiếm sống có thể chịu đựng được và tự hồi phục được từ các áp lực, thay đổi từ bên ngoài hoặc có thể được cải thiện mà không gây hại cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Chambers and Conway, 1992). Các sinh kế bền vững được áp dụng tại vịnh Tiên Yên: thủy sản sinh thái, du lịch sinh thái, lâm nghiệp cộng đồng. Quy hoạch về mặt không gian cho các hoạt động khai thác bền vững trong khu vực nghiên cứu như sau:

Nuôi trồng thủy sản sinh thái: Hoạt động NTTS đã có tác động đáng kể đến môi trường. Thức ăn dư thừa từ các ao, đầm nuôi tôm, cá đã tác động đến nguồn nước, từ đó dẫn đến khả năng trao đổi kém, tạo điều kiện cho sựu lây lan dịch bệnh trong các ao nuôi. Ngoài ra, NTTS còn tác động mạnh mẽ đến HST RNM và môi trường biển. Một diện tích lớn RNM đã bị chuyển đổi sang NTTS, dẫn đến sự mất đi nơi sống của các sinh vật, các chức năng sinh thái cũng hoàn toàn bị biến mất, gây suy giảm ĐDSH vùng triều và vùng ven bờ…Vì vậy, cần xây dựng các mô hình NTTS hợp lý, vừa đem lại giá trị kinh tế, vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐNN, đặc biệt là RNM. Thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản

72

sinh thái tại các xã ven biển: Đồng Rui, Hào Loan, Vạn Yên (Tiên Yên); Phú Hải, Quảng Điền (Hải Hà); Đầm Hà, Tân Bình (Đầm Hà). Chuyển đổi một số diện tích NTTS kém hiệu quả hoặc bỏ hoang sang mô hình nuôi sinh thái, tập trung vào các khu vực RNM bị chặt phá và suy thoái (xã Hải Lạng, Tiên Lãng,… huyện Tiên Yên, Quảng Ninh). Phát triển NTTS trong RNM theo hướng quảng canh, NTTS sinh thái, nông – lâm - ngư kết hợp nhằm thu hiệu quả kinh tế và bảo vệ RNM nói riêng, tài nguyên môi trường nói chung. Xây dựng mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt nước và phương thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng quá dày cần phải điều chỉnh mật độ cho phù hợp (độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần ở mức 40% - 50%). Khi độ che phủ của rừng quá lớn, ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ cũng như các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất lợi cho mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh tự nhiên ở nội đầm.

Đầu tư nuôi tại các bãi triều các loài có giá trị kinh tế cao như ngao, hải sâm, sá sùng, sò huyết, ngán, tu hài... tại các xã Quảng Trung, Quảng Điền (Hải Hà), xã Tân Bình (Đầm Hà), Đông Ngũ (Tiên Yên). Khoanh vùng và lập kế hoạch khai thác cụ thể nguồn lợi tự nhiên.

Lâm nghiệp cộng đồng: Với diện tích RNM lớn và đa dạng thuộc loại bậc nhất vùng Đông Bắc nước ta, vịnh Tiên Yên cần phát huy lợi thế này để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo tồn PTBV nguồn tài nguyên này. Để thực hiện được mục tiêu đó, quy hoạch đề xuất phát triển mô hình lâm nghiệp cộng đồng tại khu vực nghiên cứu ở các xã Đồng Rui, Đông Hải (Tiên Yên); Đường Hoa (Hải Hà).

Lâm nghiệp cộng đồng là việc thu hoạch các sản phẩm từ rừng lượng hàng hoá và dịch vụ ở mức mà rừng có thể sản xuất nhưng không làm suy thoái đất, nước và hạt giống cho tương lai. Quản lý lâm nghiệp bền vững là việc quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và ở mức có thể duy trì được ĐDSH, khả năng sản xuất và tái sinh cũng như khả năng tồn tại lâu dài và các tiềm năng của rừng có thể thực hiện được đầy đủ các chức năng sinh thái, kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai ở quy mô địa phương, quốc gia và toàn cầu cũng như không làm phương hại đến

73

các HST khác (FAO). Các tiêu chí để đánh giá lâm nghiệp bền vững gồm: khả năng mở rộng tài nguyên rừng; ĐDSH; sức khỏe và giá trị sống còn của rừng; chức năng sản xuất và tài nguyên rừng; chức năng kinh tế - xã hội của rừng; thể chế, chính sách liên quan đến rừng.

Khai thác thủy sản bền vững: Khai thác hải sản là nghề mưu sinh của đa số cư dân ven biển vịnh Tiên Yên từ lâu đời nay. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nghề khai thác ven bờ vẫn mang cách làm truyền thống với quy mô tàu nhỏ, công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm với nhiều loại nghề và phương tiện khai thác như lưới rùng, lưới mành, lưới rê, lưới kéo, lưới vây…; thậm chí, không ít ngư dân còn sử dụng cả những phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi như xung điện, chất nổ, chất độc…gây tác động mạnh mẽ đến tài nguyên – môi trường. Trước thực trạng đó, nhằm đảm bảo khai thác và PTBV nguồn lợi hải sản tại khu vực nghiên cứu, quy hoạch đề xuất phát triển thủy sản bền vững tại các bãi hải sản lớn của vịnh như: Bãi Tôm He Thoi Xanh, khu vực Đảo Minh Châu, các bãi Sá Sùng, ngao, nghêu,…tại các bãi triều lớn. Đánh bắt thủy sản với khối lượng nhỏ hơn so với khối lượng tự phục hồi của HST ĐNN và bằng các phương pháp thân thiện với môi trường, khai thác thủy sản phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của sinh vật.

Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Tổng cục Du lịch, 2004). Du lịch sinh thái bao gồm những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó; những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường; hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá - xã hội (Tổ chức Du lịch Thế giới). Theo quy hoạch, khu vực nghiên cứu sẽ xây dựng tuyến du lịch sinh thái: RNM xã Đầm Hà (Đầm Hà), hoặc Thôn Trung xã Quảng Trung (Hải Hà) – vùng biển độ sâu từ 0 - 6 m nước, đảo Cái Chiên, Vạn Vược… Cửa sông Tiên Yên – Đồng Rui – Cảng Mũi

74

Chùa – đô thị ven biển ở Đồng Châu (Tiên Yên). Trong tuyến du lịch sinh thái này, du khách có thể được tận hưởng những giây phút thoải mái trên du thuyền ở các cửa sông, tham quan vẻ đẹp kỳ thú cúa các đảo trong vịnh, du lịch trong RNM nguyên sinh, và thưởng thức các loại đặc sản biển của vùng như: Tu hài, Sá sùng, Móng chân, cá, mực… Du lịch sinh thái có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng các cách như sau: tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó; tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương; tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 79)