Những loại tài nguyên cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 26)

2.2.1.1. Tài nguyên vị thế

Vị trí của tỉnh Quảng Ninh nói chung có vị trí hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng, do vậy tỉnh đã có chủ trương phát triển an ninh quốc phòng trên phương châm kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, vịnh Tiên Yên là một trong những khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của khu vực đông bắc cũng như cả tỉnh Quảng Ninh. Với vị trí gần các vịnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long nên vịnh Tiên Yên có điều kiện giao lưu kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, vịnh Tiên Yên còn gần với biên giới Trung Quốc nên vịnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

2.2.1.2. Tài nguyên đất ngập nước

Trong khu vực vịnh Tiên Yên có tất cả 13 kiểu đất ngập nước biển, ven biển (Bảng 2.2) .

Bảng 2.2. Các kiểu đất ngập nước có trong khu vực vịnh Tiên Yên

Hệ Phụ hệ

Kiểu ĐNN

Ký hiệu Tên kiểu ĐNN

ĐNN mặn, lợ (biển và ven

biển)

1.1. ĐNN Tự nhiên

Aa Vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt

Ab Vũng vịnh

F Vùng nước cửa sông

Fa Cồn ngầm cửa sông

Fb Cồn đảo cửa sông

D Bờ biển vách đá

Ea Bãi cát vùng gian triều

Eb Bãi cuội, sỏi vùng gian triều

Ga Bãi cát bùn vùng gian triều

Gb Bãi bùn cát vùng gian triều

I RNM

19

Hệ Phụ hệ

Kiểu ĐNN

Ký hiệu Tên kiểu ĐNN

10 Vùng trồng các loại thực vật khác

Nguồn: [15]

Vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt

Kiểu đất ngập nước này phân bố tiếp giáp với kiểu vũng vịnh (Ab) và mở rộng ra phía biển, được giới hạn bởi đường

đẳng sâu 6m khi triều kiệt. Trên bản đồ phân bố và dự báo tài nguyên vịnh Tiên Yên, diện phân bố của vùng nước biển này bắt đầu từ phía ngoài hệ thống các đảo như đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực,... (phía trong đảo là kiểu đất ngập nước vũng vịnh) cho đến đường đẳng sâu 6m khi triều kiệt. Nhìn chung, diện tích phân bố của kiểu đất ngập nước này rất lớn và được người dân địa phương sử dụng để đánh bắt một số loại hải sản.

Vũng vịnh (Ab)

Đây là vùng đất ngập nước được chắn phía ngoài bằng hệ thống đảo gồm Vĩnh Thực, Cái Chiên. Các đặc điểm tự nhiên đã tạo cho vùng biển này khá kín, lưu thông với biển bằng hệ thống cửa như cửa Đại, Cửa Tiểu và hệ thống luồng, lạch như lạch Cống Thoi Tre, luồng Vĩnh Thực. Hệ thống đảo ngoài khơi còn như lá chắn tiền tiêu chắn sóng, gió cho vùng biển ven bờ.

Vũng vịnh khu vực nghiên cứu thường có chế độ sóng, gió khá ổn định, thấp hơn

Hình 2.2. Kiểu ĐNN vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt,

vịnh Tiên Yên

Ảnh: Nguyễn Tài Tuệ, 2007

Hình 2.3. Vùng nước cửa sông Tiên Yên

20

nhiều ở ngoài khơi nên là nơi tàu thuyền có thể trú ẩn khi có bão, lốc xảy ra. Đặc biệt vũng vịnh trong khu vực nghiên cứu có nguồn lợi thủy sản dồi dào (cua, tôm,...) mang lại sinh kế chủ yếu cho người dân địa phương.

Vùng nước cửa sông (F)

Do đặc trưng địa hình trong khu vực là núi tiến ra sát biển nên các lưu vực sông thường hẹp, chiều dài sông ngắn. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra mạng lưới thuỷ văn ven biển tương đối cao so với các khu vực khác trong vùng đông Bắc Bộ. Điển hình là các vùng nước cửa sông Ka Long, sông Hà Cối, sông Tiên Yên. Trầm tích đáy các vùng ĐNN cửa sông này chủ yếu là cuội sỏi lẫn cát được tích tụ trong mùa lũ. Ngoài ra, chia cắt bãi triều trong khu vực là các suối nhỏ ven biển tạo thành các vùng nước cửa sông như: Ma Ham, Cầu Voi và Bến Mười. Các cửa sông này thường được sử dụng là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân địa phương. Ngoài ra, các vùng nước cửa sông còn là ngư trường đánh bắt thuỷ sản nhỏ lẻ.

Cồn ngầm cửa sông (Fa)

Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là cồn đảo cửa sông, cồn ngầm cửa sông phân bố tương đối ít, chỉ gặp ở cửa sông Cầu Voi. Đây là nơi cư trú của một số loài thủy sản hai mảnh vỏ. Ngoài ra, kiểu đất ngập nước này còn gây khó khăn cho việc đi lại bằng đường thủy.

Cồn đảo cửa sông (Fb)

Do đặc điểm thủy văn, hải văn, địa chất, địa mạo đã tạo nên khu vực có

rất nhiều cồn đảo cửa sông, phần lớn các đảo này là cát, một số cồn đảo cửa sông có rừng ngập mặn (RNM) phát triển. Ở các cửa sông như cửa Ma Ham, cửa sông Cầu Voi, cửa sông Ka Long đều có kiểu ĐNN này. Kiểu ĐNN này thường bị ngập khi triều cao và lộ ra khi triều thấp, vì vậy người dân có thể sử dụng kiểu ĐNN này để nuôi ngao.

Hình 2.4. Cồn đảo cửa sông Chương Hai Thoi - vịnh Tiên Yên

21

Bờ biển vách đá (D)

Bờ biển vách đá phân bố trong khu vực nghiên cứu ở ven một số đảo như đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực. Diện tích phân bố của kiểu đất ngập nước này tương đối nhỏ nhưng lại tạo nên cảnh quan thiên nhiên rất đẹp. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực địa thì chúng chưa được sử dụng trực tiếp vào mục đích phát triển kinh tế của địa phương.

Bãi cát vùng gian triều (Ea)

Kiểu ĐNN này phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu, chiếm phần lớn diện tích ĐNN nói chung của khu vực nghiên cứu. Chúng phân bố phía ngoài RNM và tiếp giáp với kiểu ĐNN vũng vịnh hoặc cửa sông. Thành phần trầm tích đáy chủ yếu là cát, cát lẫn sạn màu xám đến xám nâu, cấp hạt cát từ nhỏ đến lớn. Thành phần trầm tích là sạn 20 - 30%, cát 70 - 80%. Tuy nhiên, khi xuống sâu một chút lượng vật chất hữu cơ tăng lên nhanh chóng làm cho trầm tích chuyển màu xám đen và có mùi thối. Lượng vật chất hữu cơ này chính là sản phẩm phân huỷ lượng rơi rụng của RNM phía trong và là nguồn dinh dưỡng để các loài giun đất, ngao ngêu phát triển. Hiện nay, một phần kiểu ĐNN này được người dân sử dụng vào nuôi ngao, mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế cho người dân địa phương.

Bãi cuội, sỏi vùng gian triều (Eb)

Kiểu ĐNN này có tổng diện tích 98 ha, phân bố chủ yếu ở trước cửa sông Hà

Hình 2.5. Bãi cát vùng gian triều Quảng Minh - Hải Hà - Quảng Ninh

Ảnh: Mai Trọng Nhuận, 2007

Hình 2.6. Bãi cuội sỏi vùng gian triều Xã Phú Hải - Hải Hà - Quảng Ninh

22

Cối (bãi triều xã Phú Hải). Cuội sỏi chủ yếu là cuội sỏi granit, ít hơn là cát bột kết, cát kết thạch anh, phiến sét. Cuội sỏi có độ mài tròn rất cao tạo thành các hình thù đẹp mắt. Kích thước của cuội sỏi rất khác nhau, từ cấp hạt sỏi có kích thước 1 - 2 cm đến cấp hạt cuội với kích thước lên tới hơn 20 cm. Các bãi cuội hình thành ở vùng cửa sông này được thành tạo là do sự tái lắng đọng trầm tích khi sông phá huỷ tầng lũ tích ở bên dưới đồng bằng ven biển của khu vực và vận chuyển ra cửa sông trong mùa lũ. Ngoài diện tích ở bãi triều xã Phú Hải còn một số diện tích nhỏ quanh các đảo hoặc vết lộ đá gốc trên bãi triều các xã Quảng Minh, Quảng Điền mà nguồn gốc của chúng chủ yếu là được hình thành tại chỗ và được sóng biển mài mòn.

Vì phân bố ở khu vực cửa sông nơi có biên độ dao động độ muối lớn cùng với nền đáy không thích hợp nên các bãi cuội sỏi này có mức ĐDSH rất thấp, chỉ có một vài loại hai mảnh vỏ sinh sống. Tuy nhiên, chúng có thể sử dụng để khai thác cuội sỏi làm vật liệu xây dựng, vật liệu đắp nền. Với đặc tính chống chịu lực tốt, cứng chắc nên diện tích các bãi cuội sỏi này cũng có thể làm nền móng để xây dựng rất tốt, thích hợp cho kho bãi, cầu cảng hoặc xây dựng các khu đô thị lấn biển.

Bãi bùn, cát vùng gian triều (Gb)

Hình 2.7. Bãi cát bùn vùng gian triều Xã Phú Hải - Hải Hà

Ảnh: Nguyễn Tài Tuệ, 2007

Hình 2.8. Bãi bùn cát vùng gian triều Xã Quảng Minh - Hải Hà

Ảnh: Mai Trọng Nhuận, 2007

Bãi triều bùn cát phân bố ở ven biển xã Phú Hải, Quảng Minh. Thành phần trầm tích gồm bùn chiếm 50 – 60%, cát 30 – 40%. Kiểu ĐNN này đang được người dân sử dụng vào việc nuôi nghêu, một số ít được sử dụng để nuôi ngao.

23

Bãi cát bùn vùng gian triều (Ga)

Kiểu ĐNN có diện tích 14.497,8 ha, phân bố rộng khắp phía tây vịnh. Thành phần trầm tích của kiểu ĐNN này là cát khoảng 60-70%, bùn 30 – 40%. Hiện nay kiểu ĐNN này đang được người dân sử dụng nuôi ngao, nghêu và khai thác một số loại như: ngao, nghêu, giun đất,…

Rừng ngập mặn (I)

Vùng nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi cho RNM phát triển, kiểu ĐNN này chiếm diện tích khá lớn trong khu vực nghiên cứu, phân bố dọc ven bờ từ cửa sông Ka Long đến cửa sông Hà Cối, với mật độ cây dày thành phần chủ yếu là mắm đước, vẹt, sú, trang… HST RNM có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật thuỷ sinh (trong đó có nhiều loài hải

sản có giá trị cao như sá sùng, bông thùa, ngao, tôm, cua,…); là nơi cư trú, bãi đẻ của nhóm giáp xác (Crustacea), thân mềm (Mollusca), giun nhiều tơ

(Polychaeta)…; là nơi làm tổ của chim di cư.

Ao, đầm, vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ (1a)

Trong khu vực nghiên cứu, một số kiểu ĐNN được chuyển đổi sang làm ao, đầm, vùng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Điển hình như bãi triều, RNM và khu vực nước cửa sông. Chủ yếu là nuôi các loài tôm sú. Các xã có diện tích nuôi trồng

thủy sản lớn là Quảng Thắng, Phú Hải, Hình 2.10.9. Đầm nuôi tôm Xã Quảng Điển - Hải Hà

Hình 2.9.110. Rừng ngập mặn ven vịnh Tiên Yên

24

Quảng Minh, Vạn Ninh và khu vực cửa sông Ka Long. Bên cạnh đó các vùng nước cửa sông có chế độ thủy văn, hải văn, chất lượng môi trường, dinh dưỡng tốt nên người dân còn sử dụng nuôi thủy sản lồng bè tại các khu vực này.

2.2.1.3. Tài nguyên nước

Nước là tài nguyên quan trọng thể hiện rõ nét trong mọi tất cả mọi mặt của đời sống con người. Nước ngọt đặc biệt quan trọng hơn với khu vực ven biển.

Nguồn nước mặt của huyện Hải Hà rất phong phú do có hệ thống sông suối dày đặc, chảy từ vùng núi cao ra biển. Mạng lưới sông lớn không những tạo điều kiện phát triển hệ thống thuỷ lợi mà còn có thể xây dựng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển thuỷ điện nhỏ. Mặt khác, nguồn nước ngọt phong phú là một trong những điều kiện cần thiết cho việc điều tiết nước của các đầm nuôi tôm công nghiệp phát triển trong tương lai. Tuy vậy, do các sông trên địa bàn huyện Hải Hà đều ngắn và dốc nên vào mùa khô lượng nước tại các sông rất ít, quá trình xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ ở vùng cửa sông, thiếu nguồn nước ngọt cung cấp cho nông nghiệp và sản xuất. Do có tầng phong hóa dày và lớp phủ thực vật phong phú nên nguồn nước ngầm trong địa bàn huyện tương đối dồi dào, bình thường chỉ ở độ sâu 3-4 m đã có mạch nước ngầm. Đây là nguồn nước chủ yếu đang được sử dụng trong sinh hoạt và dịch vụ của huyện. Riêng các xã ven biển nước ngầm có hiện tượng nhiễm mặn vào mùa khô.

2.2.1.4. Hệ sinh thái a) Hệ sinh thái ngập mặn

RNM phân bố chủ yếu ở phía bắc, tây và tây nam vịnh Tiên Yên, từ Mũi Ngọc đến Mũi Chùa. Thực vật ngập mặn phát triển tập trung phát triển mạnh nhất ở khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đồng Rui là khu RNM điển hình nhất tại miền đông bắc Việt Nam.

Trong số 4000 ha đất bãi triều, thì hiện có tới 3000 ha RNM và chủ yếu là rừng tự nhiên như rừng Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnornitreza), Đước vòi (Rhizophora stylosa), Trang (Kandela obovata), Mắm biển (Avicemia marina), Sú biển (Aegiceras corniculatum). Cây ở đây thường cao không quá 5 m – 6 m. Vùng

25

Cửa Sông Tiên Yên cũng là khu vực trọng điểm có RNM phát triển tốt, diện tích ước khoảng... ha. RNM ở đây chủ yếu là Sú biển (Aegiceras corniculatum), Đước vòi (Rhizophora stylosa), Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnornitreza).

RNM khu vực Cái Bầu chạy dọc theo sườn phía đông nam đảo Cái Bầu. Ngoài các RNM chính kể trên thì dọc ven theo hai bờ của Vịnh đều có các dải rừng nhỏ chạy song song nhưng hẹp chỉ khoảng 10 – 15 m chiều rộng

Như vậy, sự phân bố của thực vật ngập mặn phụ thuộc vào đới triều, từ cao triều đến thấp triều. Cụ thể như sau:

- Vùng triều cao: phân bố chủ yếu là quần xã vạng hôi và các cây bụi; - Vùng triều trung: phân bố trang, đước, vẹt, ...;

- Vùng triều thấp: chủ yếu là quần thể sú.

HST RNM khu vực biển Tiên Yên có giá trị rất cao, nó không chỉ tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống của con người mà còn đem lại các giá trị gián tiếp, giá trị sinh thái lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, diện tích RNM tại khu vực đã bị giảm đi đáng kể, riêng giai đoạn 2000 – 2009 diện tích RNM đã giảm 394, 44 ha. [21] Có hai nguyên nhân gây suy giảm diện tích RNM trong khu vực nghiên cứu thứ nhất là do các tai biến tự nhiên (xói, bồi tụ) và thứ hai là do hoạt động nhân sinh (NTTS, khai thác ilmenit). Trong đó nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân chính. Trong hơn một thập kỷ qua, do lợi nhuận đem lại từ NTTS đáng kể nên nghề này đã phát triển mạnh mẽ và chủ yếu theo mô hình tự phát. Việc chặt phá RNM đã diễn ra thường xuyên và thay vào đó là hệ thống các ao, đầm NTTS. Từ năm 2000 – 2009, có 272,9 ha RNM bị chuyển sang các ao, đầm NTTS tập trung tại các xã: Quảng Trung, Quảng Điền, Phú Hải (huyện Hải Hà), xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà), xã Đông Hải, Đông Ngũ (Huyện Tiên Yên). Việc mở rộng diện tích NTTS đã tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, song đã ảnh hưởng đáng kể đến RNM và môi trường khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, quá trình khai thác titan ven biển cũng đã làm mất đi một phần diện tích RNM khá lớn ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà). RNM còn bị phá hủy do quá trình san lấp mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà tại khu vực Hòn Miều, huyện Hải Hà, cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên), cảng Đầm Buôn, cảng Đầm Hà (huyện Đầm Hà).

26

b) Hệ sinh thái cỏ biển

Cỏ biển thường phát triển trên nền đáy cát ít bùn, phân bố từ vùng triều đến độ sâu 5m. Cỏ biển ở khu vực này thường tạo thành các thảm cỏ rộng hàng trăm ha, cùng với nhiều quần xã sinh vật và môi trường bao quanh tạo nên HST cỏ biển đặc thù cho vịnh Tiên Yên. (Hình 2.11)

HST cỏ biển phân bố tập trung ở hai khu vực chính là Vụng Hà Cối (150 ha) và vụng Đầm Hà (80 ha). Các loài cỏ biển chiếm ưu thế tại Hà Cối là cỏ Lươn (Zostera japonica) và tại Đầm Hà là cỏ Xoan (Halophila ovalis).

- Vụng Hà Cối: phía bắc giáp lục địa, phía đông là bán đảo Trà Cổ; phía đông nam và tây nam là đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên. Ở đây chỉ có duy nhất 1 loài cỏ biển là (Zostera japonica) phát triển trên 1 diện tích lớn 150 ha.

- Vụng Đầm Hà: là vụng nhỏ, phía tây, tây – nam là đất liền thuộc xã Đầm Hà; phía đông và đông nam được che chắn bởi các đảo Núi Chú, Cái Nứa, Hòn Mui, Núi An ...). Tại đây phát triển hai loài cỏ là cỏ Lươn và cỏ Xoan, nhưng loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 26)