Quan điểm quy hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 69)

Quy hoạch không gian biển định hướng PTBV tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên được xây dựng dựa vào các kết quả điều tra, nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên, chất lượng môi trường biển, tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội, các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch liên quan đến biển, tác động và hiện trạng của các tai biến thiên nhiên nhằm mục đích PTBV, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Quy hoạch cũng dựa trên các quan điểm cụ thể sau:

- Phát triển kinh tế đa ngành, tạo sinh kế phù hợp cho cộng đồng trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên môi trường và các nguồn lực khác của vịnh Tiên Yên;

- Phát triển xã hội (nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo, hạn chế xung đột môi trường,…);

- Bảo tồn, bảo vệ tài nguyên (đặc biệt là đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa) và bảo vệ môi trường (hạn chế ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường vũng vịnh);

- Phòng tránh thiên tai (vừa áp dụng các giải pháp công trình hạn chế hoặc ngăn chặn tai biến, vừa áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình nâng cao năng lực của cộng đồng phòng tránh, giảm nhẹ tai biến…);

- Đảm bảo an ninh quốc phòng trên cơ sở tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên (đặc biệt là địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn,…), khai thác hiệu quả tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên vị thế của cả vũng vịnh cũng như từng hợp phần như các mũi nhô, các đảo tiền tiêu,… để bố trí các công trình phòng thủ, hậu cần, lập phương án tác chiến, cũng như các hoạt động kết hợp quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên học cũng như phòng tránh thiên tai).

62

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)