Quy hoạch điều chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 77)

Để đề xuất các điều chỉnh, quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường vịnh Tiên Yên đến năm 2020 đã dựa trên các căn cứ sau: thay đổi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên; thay đổi điều kiện tự nhiên do tai biến tự nhiên, dâng cao mực nước biển, các hoạt động kinh - tế xã hội của tổ chức, cá nhân làm biến đổi điều kiện tự nhiên của vùng; thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo khu vực nghiên cứu. Kết hợp với các thông tin về các quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, vùng; quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch đưa ra một số đề xuất điều chỉnh quy hoạch như sau:

Đề xuất xây dựng khu du lịch mới: với mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020, trong đó có ngành du lịch khu vực nghiên cứu. Quy hoạch đề xuất xây dựng hai khu du lịch tại vịnh Tiên Yên gồm: khu du lịch ở Đồng Châu – Mũi Chùa thuộc huyện Tiên Yên và khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Cái Chiên – xã Cái Chiên (Hải Hà). Đây là hai khu vực có tiềm năng sinh thái và kinh tế - xã hội có thể đáp ứng để phát triển du lịch sinh thái. Do có điều kiện tự nhiên còn

70

giữ được vẻ hoang sơ, điều kiện tự nhiên môi trường còn trong sạch. Đồng thời có thể thu hút lượng khách du lịch từ biên giới Trung Quốc. Với các mục tiêu cụ thể như: thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng tỷ trọng ngành du lịch vùng đến năm 2020, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo việc làm cho xã hội. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, cần xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch vùng, chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...), tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững, nghiên cứu xây dựng đề án ứng phó khủng hoảng, rủi ro trong du lịch, đặc biệt là thiên tai biến bất ngờ, xây dựng đề án phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

Đề xuất xây dựng cảng biển mới: Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế nội địa, quốc tế, và phát huy được cao nhất các lợi thế vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu, quy hoạch đề xuất đầu tư vào phát triển cảng biển Cửa Đại. Tại Cửa Đại, phát huy lợi thế điểm nước sâu để xây dựng cảng nhỏ sẽ là noi neo đậu của các tàu, thuyền du lịch trong tuyến du lịch sinh thái đã đề cập ở trên, cũng như tàu thuyền phục vụ du khách tham quan đảo Cái Chiên, Cái Bầu. Cảng Cửa Đại còn có vai trò rất lớn trong việc phát triển khu kinh tế Hải Hà.

Đề xuất giám sát mỏ khai thác sa khoáng: Tài nguyên khoáng sản khu vực nghiên cứu không nhiều, với một số mỏ, điểm quặng ven bờ nguồn gốc sa khoáng và một số biểu hiện khoáng sản biển nông ven bờ. Đáng kể nhất là sa khoáng ilmenit phân bố dọc theo dải bờ biển Hà Cối, Tiên Yên hiện đang được khai thác. Ngoài ilmenit, trong các sa khoáng này còn chứa các khoáng vật nhóm đất hiếm và kim loại hiếm như zicorin. Các than khoáng ilmenit hầu hết phân bố phía trong RNM, ở độ sâu từ 1 - 2 m nên khi khai thác phải phá bỏ RNM, làm xáo trộn trầm tích, phá hủy môi sinh. Vì vậy, quy hoạch đề xuất giám sát mỏ khai thác sa khoáng tại xã Quảng Điền (Hải Hà). Nội dung giám sát sẽ tập trung làm rõ hiện trạng khai

71

khoáng, vấn đề ô nhiễm môi trường tại những nơi khai thác khoáng sản, giải pháp xử lý. Theo đó, các tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác sẽ tuân thủ hơn pháp luật về khai thác khoáng sản nhằm PTBV nguồn tài nguyên này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)