Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 55)

Nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế các huyện thuộc khu vực nghiên cứu, trong đó sản xuất lương thực - thực phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ là chính. Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2011 là 13,6 ha với sản lượng là 55,3 nghìn tấn [7]. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh… nhưng bà con nông dân đã có những giải pháp khắc phục tình hình nên sản xuất nông nghiệp về cơ bản vẫn ổn định và một số cây trồng đạt kết quả khá. Năng suất lúa trung bình đạt 39,8 tạ/ha (Bảng 2.9).

Bảng 2.9. Diện tích và năng suất lúa cả năm 2011 khu vực vịnh Tiên Yên

Huyện Diện tích (Nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha)

Tiên Yên 2,9 41,0

Đầm Hà 2,9 37,4

Hải Hà 4,1 41,0

Tổng 10,0 39,8

48

Đời sống kinh tế của nông dân ngày càng được nâng cao, nhờ mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và sử dụng con giống mới có năng suất cao. Ngoài trồng trọt, các huyện còn khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc các loại. Tính đến cuối năm 2011, toàn khu vực đã có đàn trâu với 23,4 nghìn con trâu, đàn lợn có 98 nghìn con, đàn gia cầm có 470,5 nghìn con các loại (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Số lượng trâu, lợn, gia cầm khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011

(Đơn vị: Nghìn con)

Huyện Trâu Lợn Gia cầm

Tiên Yên 8,3 23,3 136,4 Đầm Hà 6,1 36,7 154,6 Hải Hà 9,0 38,0 179,4 Tổng 23,4 98,0 470,5 Nguồn: [6] 2.3.4. Công nghiệp

Nhìn chung, hoạt động công nghiệp ở khu vực vịnh Tiên Yên phát triển chưa mạnh, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và tập trung chủ yếu ở hai huyện Đầm Hà và Hải Hà. Đặc biệt trong tương lai sẽ hình thành khu công nghiệp Hải Hà tại khu vực Hòn Miều, huyện Hải Hà, theo định hướng phát triển đây sẽ trở thành cụm công nghiệp cảng biển.

Các sản phẩm công nghiệp của khu vực bao gồm cát, sỏi, gạch nung các loại, thức ăn gia súc, quần áo, giấy,…

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên qua các năm, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương cũng như toàn tỉnh. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Hải Hà lần lượt là 15 tỷ đồng, 6 tỷ đồng và 60 tỷ đồng. Năm

2011, giá trị công nghiệp toàn khu vực là 70 tỷ đồng [8].

49

Trong tương lai, dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà đi vào hoạt động sẽ đóng vai trò là khu vực kinh tế động lực phía bắc của cả nước. Hải Hà sẽ là trung tâm công nghiệp – cảng biển, cảng container, trung tâm sửa chữa và đóng tầu thủy lớn của cả nước… không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, trong nước mà còn mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế.

2.3.5. Giao thông vận tải

Các huyện trong khu vực vịnh Tiên Yên đều có các tuyến đường liên huyện, liên xã. Quốc lộ 18A là quốc lộ chính qua địa bàn 3 huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Hà Cối nối liền với thị xã Móng Cái, quốc lộ 4B từ Đình Lập – Mũi Chùa dài 27 km. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều đường cấp phối, chưa có hệ thống thoát nước, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Ngoài ra, trong vùng còn có hệ thống giao thông thủy, cảng biển thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hóa với các vùng khác. Tuyến đường sông chính trong vùng là Vạn Hoa - Tiên Yên dài 24 km sông cấp 1. Về cảng biển có cảng Mũi Chùa, là cảng nằm giữa khu vực Hòn Gai- Hải Ninh rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

2.3.6. Du lịch

Các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch tập trung chủ yếu ở các thị trấn Quảng Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và một số điểm ở cảng Mũi Chùa (xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên). Đa số các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ theo quy mô nhỏ lẻ, hầu hết theo hình thức tư nhân và cá thể. Theo phương án quy hoạch của tỉnh, toàn bộ khu vực ven bờ và đảo sẽ thuộc quy hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ mát nhưng thời gian hiện tại một số nhà đầu tư đã và đang xây dựng khu du lịch trên các đảo. Sự phát triển đô thị đã làm mất đi tính tự nhiên của dải ven bờ, các khu bãi triều bị san lấp dần nên không còn chỗ cho RNM và các sinh vật biển đi kèm phát triển. Bên cạnh đó, Tiên Yên là một huyện có lịch sử văn hoá lâu đời. Gần đây giới khảo cổ đã phát hiện ở vùng gần cửa sông Hà Tràng một di chỉ thời đồ đá mới thuộc văn hoá Hạ Long.

50

2.3.7. Y tế

Trong những năm qua công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được nâng cao, việc phòng bệnh, điều trị bệnh được duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, các cơ sở y tế trong các huyện quanh vịnh Tiên Yên chưa thực sự được đầu tư phát triển. Trên địa bàn huyện Hải Hà có 1 bệnh viện khu vực với 45 giường bệnh, 19 trạm y tế xã, phường và cơ quan xí nghiệp với 58 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế có 18 người có trình độ bác sỹ, 37 y sỹ, 43 y tá và 15 nữ hộ sinh. Ngành dược có 1 dược sỹ cao cấp, 1 dược sỹ trung cấp và 1 dược tá.

Toàn huyện Tiên Yên có 11 trạm xá và 1 bệnh viện trung tâm với tổng số 113 giường bệnh. Với 117 thầy thuốc và các nhân viên y tế vừa làm công tác khám chữa bệnh, vừa tham gia tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và làm công tác kế hoạch hoá gia đình. Trong những năm qua, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được nâng cao, việc phòng bệnh, khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên, mạng lưới y tế cơ sở xã đều được củng cố nâng cấp. Y tế huyện đã điều trị, cấp cứu cho hàng vạn lượt người, giảm bớt những trường hợp bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên.

Riêng cơ sở y tế của huyện Đầm Hà kém phát triển hơn hai huyện Hải Hà và Tiên Yên; cả huyện không có bệnh viện cũng không có phòng khám đa khoa khu vực mà chỉ có 1 trung tâm y tế với 50 giường bệnh và 9 trạm y tế xã, thị trấn với 36 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế của huyện là 97 người, trong đó có 8 người có trình độ bác sỹ, 24 y sỹ, 11 y tá và nữ hộ sinh, 1 dược sỹ đại học, 7 dược sỹ trung học và 2 dược tá. Như vậy, các cơ sở y tế trong khu vực nghiên cứu không phát triển mạnh, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân [6].

2.3.8. Giáo dục

Giáo dục ở khu vực nghiên cứu đang ngày càng phát triển, tổng số trường phổ thông toàn huyện Hải Hà là 30 trường, trong đó có 29 trường phổ thông cơ sở và tiểu học với 458 lớp, 1 trường phổ thông trung học với 29 lớp, mẫu giáo có 61 lớp. Tổng số học sinh phổ thông là 10.999 em, mẫu giáo 1.371 cháu. Tổng số giáo viên phổ thông là 578 người, giáo viên mẫu giáo 67 người. Số học sinh tốt nghiệp

51

các cấp là 2.240 em [6]. Huyện Đầm Hà có 100% số xã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt trường tiểu học thị trấn Đầm Hà là trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia. Năm học 2007 - 2008 toàn huyện có 9 trường trung học cơ sở, 1 trường phổ thông trung học. Tổng số học sinh tiểu học là 2768 em, học sinh trung học cơ sở là 2650 em, phổ thông trung học là 1321 em. Tổng số giáo viên phổ thông trong toàn huyện là 460 người. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Tiên Yên trong những năm gần đây phát triển khá, tỷ lệ huy động học sinh đến trường ngày càng tăng. Toàn huyện có 23 trường, trong đó có 1 trường phổ thông trung học, 1 trường dân tộc nội trú, 5 trường trung học cơ sở, 3 trường phổ thông cơ sở, 8 trường tiểu học, 5 trường mầm non. Tổng số học sinh là 11.772 em. Đội ngũ giáo viên hàng năm được bồi dưỡng nâng cao trình độ, tỷ lệ học sinh các cấp tốt nghiệp khá cao, nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Tuy nhiên, theo điểu tra khảo sát thì khu vực dân cư khu vực cảng Mũi Chùa nói riêng và vùng xung quanh vịnh Tiên Yên nói chung thì số học sinh phải bỏ học vì điều kiện gia đình cũng như điều kiện trường học xa khá cao so với toàn huyện. Tỷ lệ học sinh bỏ học càng lên lớp cao càng cao và chất lượng giáo dục ở những khu vực này tương đối thấp.

2.4. Kịch bản phát triển kinh tế xã hội vịnh Tiên Yên đến năm 2020

2.4.1. Mục tiêu phát triển

Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại, du lịch- nông lâm thuỷ sản. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại.Đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp giao thông thủy lợi, điện, nước, trường học, y tế, thương mại dịch vụ đô thị - phát triển văn hóa xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tăng cường cơ sở hạ tầng trên khu vực đất liền cũng là cơ sở phát triển kinh tế biển.

52

2.4.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

a. Nông lâm thủy sản

- Phát huy tối đa lợi thế của vùng để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa chuyên canh và PTBV.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa hình thức sở hữu và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị cao theo hướng an toàn phục vụ cho khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để phát triển đồng bộ.

Tại huyện Hải Hà, phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2008 – 2020 đạt 11,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020, giá trị sản xuất tăng bình quân 9%/năm. Ổn định diện tích rừng các loại hiện có, tốc độ tăng diện tích rừng trồng tập trung giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,13%. Cơ cấu năm 2020: nông nghiệp 66,2%; lâm nghiệp 7,9%; thủy sản 25,9%. Trong nông nghiệp: trồng trọt 46,6%; chăn nuôi 52%; dịch vụ 1,4 %. Tại huyện Tiên Yên, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 là 4,1%. Đầu tư dự án nuôi trồng thủy sản mặn lợ, kết hợp bảo tồn RNM ở các xã ven biển, trên diện tích bãi triều khoảng 3.380 ha, trong đó có thể cải tạo sử dụng 40 – 45% diện tích để nuôi trồng thủy sản. Đầu tư nâng cấp cảng cá và trung tâm dịch vụ - kỹ thuật nghề cá ở Tiên Lãng, với quy mô phù hợp, hiện đại hóa cơ sở chế biến hải sản và công nghệ bảo quản. Tại Đầm Hà, xây dựng xí nghiệp thuỷ sản xuất khẩu 600 tấn SP/năm tại Cụm công nghiệp Tân Bình. Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 3.000 tấn SP/năm; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tại cụm công nghiệp Tân Bình công suất 10.000 tấn/năm, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc gia cầm. Lắp đặt cơ sở chế biến chè công suất 3-5 tấn búp tươi/ngày tại cụm công nghiệp Tân Bình. Đầu tư cơ sở xử lý rau quả sơ bộ sau thu hoạch, công suất 14 tấn/ngày tại cụm công nghiệp Đầm Hà. Đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất và chế biến miến dong tại cụm công nghiệp Quảng Lâm.

53

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư mạnh công nghiệp chế biến (các sản phẩm nông lâm thủy sản), công nghiệp nặng (đóng tàu, lọc dầu…). Dự kiến cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm dần công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp nặng. Phát triển khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, tập trung vào các ngành công nghiệp then chốt, các lĩnh vực như hóa chất, cán thép, nhiệt điện, công nghiệp ô tô, vật liệu xây dựng, hang tiêu dung… Quy hoạch cum công nghiệp Quảng Thành với diện tích 33,6 ha, hiện đang tiến hành san gạt cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, quy mô 10 ha. Quy hoạch cụm công nghiệp Quảng Chính – Hải Hà, xây dựng nhà máy chè (3ha), nhà máy gạch tuynel công suất 20 triệu viên/năm (4ha). Quy hoạch cụm công nghiệp chế biến thủy sản tại Cái Chiên với tổng số vốn dự kiến hơn 3 tỷ đồng.

Đa dạng hóa ngành nghề, loại hình sản xuất phù hợp. Đầu tư đổi mới công nghệ - kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cangh tranh của sản phẩm. Cải tạo, nâng công suất hợp lý thủy điện Khe Soong. Nghiên cứu dự án thủy điện Hợp Thành (xã Phong Dụ - Tiên Yên). Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, đồ mộc gia dụng, song mây. Sản xuất giấy ở Cái Mắt – Tiễn Lãng – Tiên Yên với xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và nước thải công nghiệp. Đầu tư Khu công nghiệp Tiên Yên, quy mô 300 ha, với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương ứng, đầu tư cụm công nghiệp – cảng Mũi Chùa và hình thành điểm tiểu thủ công nghiệp ở trung tâm xã Hải Lạng, Đông Hải – Huyện Tiên Yên. Đầu tư xây dựng xưởng đóng tàu thuyền công suất 1.00 tấn/phươngtiện/năm tại cụm công nghiệp Đầm Hà. Đầu tư xây dựng xưởng cơ khí nông cụ công suất 50 tấn sản phẩm/năm tại cụm công nghiệp Đầm Hà.

c. Thương mại, dịch vụ

Phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng đa dạng hóa loại hình phù hợp với trình độ phát triển trên địa bàn. Từng bước nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ lên 38% năm 2020 (Tiên Yên). Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp huyện Tiên Yên. Hình thành hệ thống siêu thị nhỏ phù hợp ở thị trấn, khu

54

đô thị mới và cửa hang dịch vụ kinh doanh tổng hợp. Nâng cấp chợ trung tâm thị trấn Tiên Yên, củng cố nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn ở trung tâm các xã. Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho bãi, cơ sở bảo quản và các dịch vụ cần thiết.

Phát triển dịch vụ - du lịch – văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái ven biển, du khảo RNM và du lịch trang trại vườn rừng. Tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống gắn với du lịch văn hóa. Quy hoạch và đầu tư hình thành 2 trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia ở khu vực Suối Tiên – xã Quảng Đức – Hải Hà, du lịch biển đảo tại xã Cái Chiên – Hải Hà.

d. Văn hóa – thông tin, thể thao, du lịch

Phấn đấu đến năm 2020, khoảng 90% số thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, 75% - 80% được công nhân là làng, khu phố văn hóa cấp huyện. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 55)