Định hướng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 60)

a. Nông lâm thủy sản

- Phát huy tối đa lợi thế của vùng để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa chuyên canh và PTBV.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa hình thức sở hữu và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị cao theo hướng an toàn phục vụ cho khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để phát triển đồng bộ.

Tại huyện Hải Hà, phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2008 – 2020 đạt 11,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020, giá trị sản xuất tăng bình quân 9%/năm. Ổn định diện tích rừng các loại hiện có, tốc độ tăng diện tích rừng trồng tập trung giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,13%. Cơ cấu năm 2020: nông nghiệp 66,2%; lâm nghiệp 7,9%; thủy sản 25,9%. Trong nông nghiệp: trồng trọt 46,6%; chăn nuôi 52%; dịch vụ 1,4 %. Tại huyện Tiên Yên, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 là 4,1%. Đầu tư dự án nuôi trồng thủy sản mặn lợ, kết hợp bảo tồn RNM ở các xã ven biển, trên diện tích bãi triều khoảng 3.380 ha, trong đó có thể cải tạo sử dụng 40 – 45% diện tích để nuôi trồng thủy sản. Đầu tư nâng cấp cảng cá và trung tâm dịch vụ - kỹ thuật nghề cá ở Tiên Lãng, với quy mô phù hợp, hiện đại hóa cơ sở chế biến hải sản và công nghệ bảo quản. Tại Đầm Hà, xây dựng xí nghiệp thuỷ sản xuất khẩu 600 tấn SP/năm tại Cụm công nghiệp Tân Bình. Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 3.000 tấn SP/năm; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tại cụm công nghiệp Tân Bình công suất 10.000 tấn/năm, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc gia cầm. Lắp đặt cơ sở chế biến chè công suất 3-5 tấn búp tươi/ngày tại cụm công nghiệp Tân Bình. Đầu tư cơ sở xử lý rau quả sơ bộ sau thu hoạch, công suất 14 tấn/ngày tại cụm công nghiệp Đầm Hà. Đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất và chế biến miến dong tại cụm công nghiệp Quảng Lâm.

53

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư mạnh công nghiệp chế biến (các sản phẩm nông lâm thủy sản), công nghiệp nặng (đóng tàu, lọc dầu…). Dự kiến cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm dần công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp nặng. Phát triển khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, tập trung vào các ngành công nghiệp then chốt, các lĩnh vực như hóa chất, cán thép, nhiệt điện, công nghiệp ô tô, vật liệu xây dựng, hang tiêu dung… Quy hoạch cum công nghiệp Quảng Thành với diện tích 33,6 ha, hiện đang tiến hành san gạt cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, quy mô 10 ha. Quy hoạch cụm công nghiệp Quảng Chính – Hải Hà, xây dựng nhà máy chè (3ha), nhà máy gạch tuynel công suất 20 triệu viên/năm (4ha). Quy hoạch cụm công nghiệp chế biến thủy sản tại Cái Chiên với tổng số vốn dự kiến hơn 3 tỷ đồng.

Đa dạng hóa ngành nghề, loại hình sản xuất phù hợp. Đầu tư đổi mới công nghệ - kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cangh tranh của sản phẩm. Cải tạo, nâng công suất hợp lý thủy điện Khe Soong. Nghiên cứu dự án thủy điện Hợp Thành (xã Phong Dụ - Tiên Yên). Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, đồ mộc gia dụng, song mây. Sản xuất giấy ở Cái Mắt – Tiễn Lãng – Tiên Yên với xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và nước thải công nghiệp. Đầu tư Khu công nghiệp Tiên Yên, quy mô 300 ha, với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương ứng, đầu tư cụm công nghiệp – cảng Mũi Chùa và hình thành điểm tiểu thủ công nghiệp ở trung tâm xã Hải Lạng, Đông Hải – Huyện Tiên Yên. Đầu tư xây dựng xưởng đóng tàu thuyền công suất 1.00 tấn/phươngtiện/năm tại cụm công nghiệp Đầm Hà. Đầu tư xây dựng xưởng cơ khí nông cụ công suất 50 tấn sản phẩm/năm tại cụm công nghiệp Đầm Hà.

c. Thương mại, dịch vụ

Phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng đa dạng hóa loại hình phù hợp với trình độ phát triển trên địa bàn. Từng bước nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ lên 38% năm 2020 (Tiên Yên). Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp huyện Tiên Yên. Hình thành hệ thống siêu thị nhỏ phù hợp ở thị trấn, khu

54

đô thị mới và cửa hang dịch vụ kinh doanh tổng hợp. Nâng cấp chợ trung tâm thị trấn Tiên Yên, củng cố nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn ở trung tâm các xã. Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho bãi, cơ sở bảo quản và các dịch vụ cần thiết.

Phát triển dịch vụ - du lịch – văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái ven biển, du khảo RNM và du lịch trang trại vườn rừng. Tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống gắn với du lịch văn hóa. Quy hoạch và đầu tư hình thành 2 trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia ở khu vực Suối Tiên – xã Quảng Đức – Hải Hà, du lịch biển đảo tại xã Cái Chiên – Hải Hà.

d. Văn hóa – thông tin, thể thao, du lịch

Phấn đấu đến năm 2020, khoảng 90% số thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, 75% - 80% được công nhân là làng, khu phố văn hóa cấp huyện. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đầu tư chương trình bảo tồn văn hóa các dân tộc. Xây dựng trung tâm văn hóa các dân tộc Quảng Ninh tại Tiên Yên. Đầu tư Trung tâm văn hóa huyện, các cụm văn hóa Đông Ngũ, Đông Hải (Tiên Yên). Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng gắn kết với dịch vụ - du lịch văn hóa, du lịch sinh thái RNM. Đầu tư nâng cấp đài phát thanh – truyền hình các huyện với trang thiết bị đồng bộ và nâng cao chất lượng phủ sóng. Đầu tư củng cố theo quy hoạch mạng lưới truyền thanh các xã ven biển phục vụ tuyên truyền và phor biến thông tin.

Nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống gia đình, tạo cơ hội việc làm, mở rộng ngành nghề, xóa đói giảm nghèo. Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư xóa đói giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách hỗ trợ các vùng khó khăn. Hỗ trợ, giúp đỡ những đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội.

e. Y tế, giáo dục

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, từng bước phổ cập trung học phổ thông trước năm 2015. Đầu tư kiên cố hóa cao tầng trường học, mở rộng quy mô trường học, tách hệ trung học cơ sở và tiểu học. Huyện Tiên Yên phấn đấu 40% trường tiểu học, 15% trường trung

55

học cơ sở và 100% trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020. Huyện Hải Hà có 14 trường trung học cơ sở, 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Huy động ít nhất 95% (đối với vùng thuận lợi); 85% (đối với vùng khó khăn) học sinh thi tốt nghiệp trung học cơ sở vào năm 2015. Đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và khuyến khích các lớp nội trú dân nuôi ở các thôn, bản. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đảm bảo 100% giáo viên các cấp, bậc học có trình độ đào tạo đạt chuẩn. Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục – đào tạo.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe theo hướng kết hợp hài hòa y tế dự phòng và y tế điều trị, y học dân tộc và y học hiện đại. Thực hiện các biện pháp giảm sinh, khống chế tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới 1% năm 2020, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi. Đảm bảo duy trì trên mức 96% - 98% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin quy định. Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa bệnh viện đa khoa Tiên Yên, hải Hà, Đầm Hà, đầu tư đồng bộ các trang thiết bị y tế. Hình thành một số chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao và điều trị Đông - Tây y kết hợp. Đầu tư Trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở. Phòng chống, khống chế dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ y tế, khám chữa bệnh.

Nhận xét điều kiện kinh tế xã hội khu vực:

* Thuận lợi

Trong những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực nghiên cứu được coi là một trong những lĩnh vực tạo ra bước đột phá về kinh tế và được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo huyện và ngành thuỷ sản.

Nguồn lao động địa phương dồi dào với truyền thống lao động cần cù, người dân có nguyện vọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm cải thiện đời sống nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo.

Hầu hết các xã ven biển đều có bến neo đậu tàu thuyền, hệ thống đường giao thông trục xã, liên xã phát triển tương đối tốt, mặc dù một số nơi cũng chỉ là đường đất, chất lượng xấu nhưng nhìn chung hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu đi lại giữa các xã với nhau.

56

Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt, đây là cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo nguồn cung cấp nước ngọt để điều tiết nước cho các vựng nuôi tôm công nghiệp tập trung.

Theo các chiến lược phát triển và định hướng quy hoạch, khu vực nghiên cứu được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng con người.

* Khó khăn

Bên cạnh những điểm thuận lợi, các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội trong khu vực cũng gây ra một số khó khăn cho việc quy hoạch không gian biển trên khu vực nghiên cứu.

Nhiều xã tại các huyện trong khu vực là xã nghèo nên thiếu vốn đầu tư cho NTTS, khả năng phát huy nội lực của dân là rất hạn chế;

Các hoạt động NTTS hiện tại mang tính tự phát, người dân thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, mức độ rủi ro từ NTTS cũng cao.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản như đê, cống, điện, đường mặc dù đã có nhưng tại một số nơi cũng còn thiếu và chưa đồng bộ hoặc còn phải sử dụng chung hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp.

Khai thác hải sản hiện tại còn nặng nề về “ bóc lột ” nguồn lợi tự nhiên, người dân chưa thực sự chú trọng đến việc khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi ven bờ. Hiện tượng dựng thuốc nổ, hoá chất và xung điện đánh bắt thuỷ sản vẫn còn tồn tại phổ biến tại vùng ven bờ gây hủy diệt các hệ sinh thái;

Tuy toàn huyện có trên 700 phương tiện tàu thuyền nghề cỏ nhưng công xuất máy nhỏ, công cụ cũng tương đối thô sơ nên hạn chế việc vươn ra khơi, phần lớn tập trung đánh bắt ở vùng biển ven bờ gây suy kiệt nguồn lợi.

Dịch vụ hậu cần cho NTTS chưa đáp ứng được nhu cầu. Toàn huyện chưa có một cơ sở sản xuất giống, chưa có cơ sở chế biến đông lạnh, mới chỉ dừng lại ở mức độ bảo quản bằng nước đá. Hiện tại chưa có một cơ sở quốc doanh cũng như tư nhân lớn nào đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề cung cấp thức ăn, con giống và bao tiêu sản phẩm cho người dân sau thu hoạch;

57

Do thiếu quy hoạch tổng thể nên khai thác sử dụng tài nguyên chưa thực sự hợp lý, chưa dựa trên những căn cứ khoa học như điều kiện đất đai, môi trường, thiếu các giải pháp đồng bộ để thực sự phát huy hiệu quả;

Việc khoanh vùng nuôi thủy sản tự phát (nuôi trồng ngao, nghêu…) phần lớn ở những khu vực có nhiều sá sùng làm ảnh hưởng đến việc khai thác tự nhiên sá sùng của bà con nhân dân đã phát sinh mâu thuẫn xã hội liên quan đến nuôi trồng thủy sản, giữa người nuôi trồng thủy sản và người làm nghề khai thác tự nhiên. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt khi số diện tích được cấp hoặc khoanh trái phép ngày càng lớn vì đời sống của bà con sẽ bị ảnh hưởng vì khi muốn vào đào phải nộp lệ phí hoặc làm thuê. Điển hình như ở xã Đường Hoa việc cấp đất cho nuôi tôm khoảng 70-80 ha lại nằm trên bãi có rất nhiều ngán làm cho bà con rất bất bình và đã xảy ra nhiều trường hợp khiếu kiện của dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)