2.2.2.1. Hiện trạng môi trường vịnh Tiên yên
Trên khu vực vịnh Tiên Yên có một số hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở quy mô nhỏ, các nguồn này được đánh giá sơ bộ như sau: chất thải của nhà máy (nhà máy giấy trên địa phận xã Tiên Lãng), hoá chất bảo vệ thực vật
36
dùng trong sản xuất nông nghiệp, dư lượng chất hữu cơ và kháng sinh trong nuôi trồng thủy, hải sản ven bờ…. Ngoài ra, trong các khu vực mà nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển rầm rộ như xã Hải Lạng và Đồng Rui, hoạt động NTTS có thể gây ra sự phá huỷ của các thảm thực vật như RNM làm thoái hoá chất lượng môi trường, bản thân các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể tự gây ô nhiễm do các hoá chất thải từ các hoạt động cho ăn, sự bài tiết và sự chết của các loài sinh vật có thể làm ô nhiễm tới các nguồn nước.
Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên như thành phần đá gốc, hoạt động phong hoá, bào mòn, sự cung cấp khoáng chất từ các sông, suối, các nguồn nước ngầm, biển,... cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của môi trường nước, trầm tích một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra khu vực có nguy cơ ô nhiễm As, Pb và chất hữu cơ [17]. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực vịnh gần đây đã cho thấy môi trường khu vực vẫn chỉ ở mức độ nguy cơ ô nhiễm nguyên tố vi lượng chưa có biểu hiện ô nhiễm [18][22].
2.2.2.2. Tai biến thiên nhiên
Trên khu vực nghiên cứu có chịu ảnh hưởng của một số loại hình tai biến như tai biến khí tượng cụ thể là bão có kèm theo lũ lụt, tai biến xói lở, bồi tụ và dâng cao mực nước biển.
Bão
Khu vực vịnh Tiên Yên trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng của 5 - 6 cơn bão, trên thực tế có năm số cơn bão lên đến 9 - 10 cơn. Tháng có tần suất xuất hiện bão cao nhất là tháng 7 và tháng 8. Bão đổ bộ gây mưa to, gió lớn (nhiều nơi tốc độ gió lên đến trên 20 m/s, đạt cực đại tới 45 m/s), sóng cao làm dâng nước ở các cửa sông, gây ngập úng các vùng canh tác có giá trị cũng như khu vực định cư của dân đặc biệt là các xã ven biển thuộc huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Hà Cối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai biến nhiễm mặn trong khu vực nghiên cứu. Lượng mưa trong đợt bão đổ bộ trung bình đạt trên 200 mm, có ngày đạt 450 mm và kéo dài từ 3 - 4 ngày, thậm chí 6 - 7 ngày. Cùng với địa hình dốc, hệ thống sông suối dày đặc làm tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt trong vùng nghiên cứu. Sự
37
tàn phá do gió to, mưa lớn và các hiện tượng đi kèm như nước dâng và lũ lụt nên các cơn bão thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động sản xuất và tính mạng của người dân. Bên cạnh đó, nó còn để lại nhiều hậu quả xấu cho môi trường như dịch bệnh, suy giảm nguồn lợi tài nguyên và chất lượng môi trường.
Lũ lụt
Nguyên nhân dẫn đến lũ lụt ở Tiên Yên chủ yếu là do yếu tố tự nhiên quyết định: đặc điểm địa hình, địa mạo; thời tiết khắc nghiệt với lượng mưa cao. Vào những ngày mưa, các hoạt động kinh tế đặc biệt là giao thông vận tải, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nông nghiệp bị trì trệ. Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy xảy ra trong mấy năm trở lại đây đã làm tăng lưu lượng và tốc độ dòng chảy mỗi khi có mưa làm các xã ven biển thuộc các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên bị ngập lụt;
nạn chặt phá RNM ở Tiên Yên cũng là một tác nhân gia tăng lũ lụt đặc biệt là khi nước nguồn đổ về kết họp với triều cường. Vào những năm của thập kỷ 90, hàng ngàn ha RNM đã bị tàn phá vì nhiều mục đích như đắp đầm NTTS, khai thác cây làm củi đun, đẽo vỏ cây làm lưới chài...
Trận lũ gần đây nhất là vào tháng 5/2011, cả huyện Tiên Yên có 10 xã bị chìm trong nước. Khu vực ngã ba Yên Than có 3 tuyến quốc lộ lớn là 18A đi cửa khẩu Móng Cái bị ngập lụt trong thời gian dài. Khoảng 800 ngôi nhà thuộc các xã Tiên Lãng, Yên Than, Hải Lạng và thị trấn Tiên Yên bị ngập trong nước lũ sâu 1 - 2 m. Đê sông đoạn Chẻ Mùi (thôn Hà Tràng Đông, xã Đông Hải) bị lũ tràn qua 1,2 m. Trên 90 % đường giao thông ở thị trấn Tiên Yên ngập nước. 650 ha đầm NTTS chủ yếu ở khu vực Hải Lạng bị nước lũ tràn vào.
Hình 2. 14. Lũ lụt ở thị trấn Tiên Yên (5/2011)
38
Xói lở
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra quá trình nâng kiến tạo, là vùng có hoạt động thủy triều mạnh [17]. Bên cạnh đó, địa hình bờ khu vực nghiên cứu có đặc điểm phức tạp, thể hiện ở chỗ có nhiều cửa sông chia cắt, thành tạo rắn chắc xen kẽ thành tạo bở rời nên các đoạn bờ bị xói lở phân bố rải rác dọc theo đường bờ biển. Những khu vực xói lở diễn ra mạnh nhất là những đoạn đường bờ thuộc xã Quảng Điền (Hải Hà) và xã Đầm Hà. Tốc độ xói lở tại khu vực này tương đối cao, trung bình là 5 mm/năm. Trong vòng 60 năm (1936 - 1993), khu vực này đã mất 192 ha đất do xói lở. Xói lở gây hậu quả làm mất quỹ đất, phá hủy, làm sập đổ các công trình nhân sinh như kè đá chắn sóng; đập, đê biển và đảo ảnh hưởng lớn đến ổn định đời sống, phát triển kinh tế của người dân trong khu vực; làm mất diện tích RNM đe dọa đến suy giảm ĐDSH, ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường vùng vịnh. Theo kết quả thống kê, từ trước 1995 đến sau 2003 diện tích cỏ biển đã giảm đi nhiều (Bảng2.3).
Bảng 2.3. Sự suy giảm diện tích thảm cỏ biển vịnh Tiên Yên
STT Bãi Cỏ Diện tích bãi
cỏ trước 1995 Diện tích bãi cỏ sau 2003 Diện tích bãi cỏ 2009-2010 1 Vụng Hà Cối 1.200 150 150 2 Bãi Đầm Hà 80 2 80
Nguồn: Cục bảo tồn đa dạng sinh học, 2011
Bồi tụ
Quá trình bồi tụ một mặt làm tăng thêm quỹ đất tự nhiên, mặt khác gây biến động luồng lạch tại các vùng cửa sông, cảng biển làm cản trở cho tàu thuyền đi lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến bồi tụ, điển hình là chế độ thủy văn, hải văn, chế độ gió, đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, hoạt động kiến tạo và hoạt động nhân sinh. Trong khu vực vịnh Tiên Yên, chế độ hải văn, địa hình phức tạp và hoạt động kiến tạo hiện đại là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bồi tụ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra quá trình nâng kiến tạo làm cho vùng biển Tiên Yên có hoạt động thủy triều mạnh. Khi triều cường, nước biển dâng cao, bị dồn nén bởi hệ thống
39
đê kè và đặc biệt là hệ thống đảo bao quanh nên khi triều rút, động năng dòng chảy rất lớn. Cùng với quá trình triều rút, các vật liệu trầm tích được vận chuyển, lắng đọng ở khu vực cửa sông và các đảo ngầm gây ra hiện tượng bồi tụ. Trong vùng nghiên cứu, bồi tụ xảy ra ở một số khá phổ biến ở khu vực cửa sông như cửa sông thuộc xã Đông Ngũ, vụng Đài Chuối, xung quanh bãi Chương Cả, lạch Tiên Yên, phía tây nam đảo Vạn Vược và khu vực hòn Cái Khiên. Do quá trình bồi tụ, một bộ phận RNM chuyển thành bãi bùn gian triều. Từ năm 1964 – 1996, tốc độ bồi tụ vùng cửa sông Đầm Hà – Hà Cối khoảng 2 – 6 m/năm, trung bình 4,5 m/năm
Dâng cao mực nước biển do biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó có khu vực vịnh Tiên Yên – Quảng Ninh. Dưới tác động của hiện tượng nước biển dâng, các xã ven biển tại khu vực nghiên cứu bị thu hẹp diện tích đất. Với kịch bản dâng cao mực nước biển 0,5 m, thời gian xảy ra sớm nhất là năm 2060 thì tổng diện tích đất các xã ven biển bị ảnh hưởng là 0,96 km2. Khi mực nước biển dâng 100 cm vào năm 2100 thì diện tích các xã ven biển bị ảnh hưởng là 2,25 km2, chiếm 6,15 % tổng diện tích, xã Đại Bình bị ảnh hưởng nhất. Nước biển dâng, làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế, các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân ven biển.
Bảng 2.4. Tác động của nước biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu vực vịnh Tiên Yên
Huyện Xã Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích bị ảnh hưởng (km2) Tỷ lệ (%) Hải Hà 50 cm 100 cm 50 cm 100 cm Đường Hoa 43,16 0,027 0,05 0,06 0,11 Quảng Phong 77,29 0,115 0,219 0,14 0,28 Quảng Điền 30,77 0,027 0,061 0,08 0,19 Quảng Trung 2,73 0,0003 0,0013 0,01 0,04 Phú Hải 15,54 0,017 0,033 0,1 0,21 Quảng Minh 28,09 0,009 0,02 0,03 0,07 Cái Chiên 155,94 0,058 0,067 0,03 0,04 Đầm Hà Đại Bình 28,72 0,253 0,51 0,83 1,68
40 Đầm Hà 53,44 0,077 0,155 0,25 0,52 Tân Bình 41,12 0,038 0,077 0,08 0,16 Tiên Yên Hải Lạng 60,65 0,020 0,039 0,03 0,06 Tiên Lãng 27,72 0,119 0,452 0,69 1,57 Đông Ngũ 53,44 0,105 0,24 0,19 0,44 Đông Hải 41,12 0,090 0,321 0,21 0,78 Tổng 0,96 2,25 2,73 6,15
Nguồn: Nguyễn Văn Vượng, 2010