Quy hoạch không gian định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)

3.1.4.2. Cơ sở khoa học

Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu đã có về tài nguyên, môi trường biển nói chung và vịnh Tiên Yên nói riêng, tình hình khai thác sử dụng, tai biến thiên nhiên, ÔNMT, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội… tại khu vực nghiên cứu (Chủ yếu là các đề tài dự án đã được đề cập đến trong mục 1.2.). Đồng thời dựa trên phương pháp quy hoạch không gian biển do Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ của Tổ chức Văn hóa và Môi trường của Liên hiệp quốc - UNESCO năm 2009.

3.1.4.3. Cơ sở thực tiễn

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng và quản lý tài nguyên, môi trường biển của từng xã ven biển và các vùng dân cư sống bám biển, nghề biển;

- Đặc trưng của các HST biển vịnh Tiên Yên;

- Đặc thù khai thác tài nguyên biển của cộng đồng dân cư các xã ven biển huyện Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên.

3.2. Nội dung quy hoạch

Nội dung quy hoạch được thể hiện trong Sơ đồ định hướng quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Hình 2.21) được học viên xây dựng gồm các nội dung sau:

3.2.1. Quy hoạch không gian định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường môi trường

Việc thực hiện quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên từ năm 2012 – 2020 được tác giả gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các huyện, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 – 2020, quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, các chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

66

Mục tiêu cốt lõi của quy hoạch tại khu vực vịnh Tiên Yên là bảo tồn các HST nhạy cảm có giá trị cao, tiếp đến là phát triển du lịch sinh thái biển đảo, phát triển NTTS xanh nghĩa là NTTS phù hợp với sức chịu đựng của các điều kiện tự nhiên, HST khu vực, quản lý chặt chẽ hoạt động giao thông thủy trong vịnh và cuối cùng là xây dựng các mô hình an ninh quốc phòng bền vững.

Quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển và đới ven biển xác định các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý các tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh thái và bảo vệ môi trường và PTBV vịnh Tiên Yên.

Trên cơ sở khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong các thời kỳ của khu vực nghiên cứu và của các ngành, lĩnh vực, địa phương, xác định và cụ thể hoá các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo vịnh Tiên Yên hàng năm (tài nguyên vị thế, tài nguyên ĐNN, tài nguyên đất, khí hậu, khoáng sản…); các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; các vùng bảo tồn, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh; các vùng biển, ven biển, đảo có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường, các giải pháp quản lý, bảo vệ, giải pháp xử lý. Quy hoạch đã chia khả năng khai thác tài nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu thành các vùng như sau:

Vùng cấm khai thác, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn: Vùng này có phân bố dọc dải RNM ở tây nam vịnh Tiên Yên, từ Mũi Ngọc đến Mũi Chùa, dải RNM dọc ven theo hai bờ của vịnh rộng khoảng 10-15 m, xã Đồng Rui (Tiên Yên) với diện tích RNM trên bãi triều lớn, ĐDSH cao, mật độ cây ngập mặn dày, thành phần chủ yếu là mắm, đước, sú, vẹt, trang… Đặc biệt còn sót lại rừng nguyên sinh ven sông với các cây ngập mặn hàng trăm năm tuổi. Do đây là những khu vực thuận lợi cho HST RNM phát triển. RNM là nơi nuôi dưỡng và sinh sản nhiều loại hải sản, có chức năng điều hòa vi khí hậu, hạn chế gió bão, bảo vệ đường bờ, cửa sông, bảo vệ đồng ruộng và là lá chắn hạn chế các chất gây ô nhiễm. Đây là vùng có giá trị sinh thái cao, vì vậy cần có các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển RNM như:

67

nghiêm cấm chặt phá rừng dưới mọi hình thức, duy trì mô hình đồng quản lý RNM dựa vào cộng đồng như đã được xây dựng ở Đồng Rui (Tiên Yên). Thúc đẩy nghiên cứu và hợp tác, xây dựng vùng này thành khu bảo tồn thiên nhiên – sinh cảnh đất ngập nước.

Vùng khai thác hạn chế: Vùng này gồm các bãi đặc sản trong khu vực đặc biệt bãi sá sùng ở Phú Hải, bãi sò huyết ở Đường Hoa do đây là những nơi có các loại thủy sản có giá trị của vùng hơn hẳn so với các địa phương khác. Việc quy hoạch khu vực thành vùng khai thác hạn chế giúp cho khu vực có thể giữ và duy trì được nguồn giống, tạo điều kiện phát triển NTTS, nếu bảo vệ tốt, khai thác hợp lý đây là cơ sở giúp duy trì sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

Vùng nuôi trồng thủy sản sinh thái: Vùng chủ yếu gắn với các vùng cửa sông và hệ thống bãi triều không phủ thực vật rộng lớn từ Tiên Yên đến Đầm Hà, một số xã có diện tích bãi triều lớn như: Quảng Điền (Hải Hà); Tân Bình, Đầm Hà (Đầm Hà); Đông Hải, Hải Lạng (Tiên Yên); Thành phần trầm tích chủ yếu là cát bùn xen lẫn bùn cát, cát, cuội, sỏi. Đặc biệt đây là các khu vực giáp với các bãi có sự phân bố của các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như Sá sùng, Sò lông, Sò huyết, Ngao… nên thu hút rất đông lượng người dân đến khai thác vào những ngày triều kiệt. Đây là vùng có thể tiến hành khai thác các giá trị tài nguyên, môi trường, thủy hải sản. Tuy nhiên, cần có các quy hoạch, phương án khai thác hợp lý, đặc biệt là NTTS sinh thái. Để tránh xung đột môi trường và đảm bảo sự bền vững của nguồn lợi tự nhiên, cần giảm mật độ diện tích nuôi ngao, nghêu, sò trên bề mặt bãi, tỷ lệ thích hợp là dưới 1/10 tổng diện tích bãi. Diện tích nuôi thích hợp là các bãi trung triều, ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước ngọt từ đất liền ra, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Thành phần chất đáy thích hợp là cát bùn với tỷ lệ cát từ 70 – 90%, tương đối giàu mùn bã hữu cơ. Khai thác thủy sản bãi triều là sinh kế quan trọng của cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, cần xây dựng kế hoạch và giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên bề mặt bãi nhằm đảm bảo sự bền vững của nguồn lợi. Các diện tích bãi đã bị suy giảm nguồn lợi, cần phải khoanh vùng, không khai thác một thời gian để phục hồi.

68

Vùng đề xuất đẩy mạnh khai thác du lịch sinh thái biển đảo và bảo tồn cảnh quan: gồm các vùng nước cửa sông và vùng biển độ sâu từ 0 - 6 m nước, tiếp giáp với hệ thống các đảo Cái Chiên, Hòn Miều, Vạn Vược, Vạn Mặc… Tiên Yên và Ba Chẽ, Tiên Yên và Đầm Hà – Hà Cối (Hải Hà) đã tạo ra khu vực ĐNN vùng nước cửa sông tương đối rộng. Ngoài ra, chia cắt bãi triều trong khu vực là các suối nhỏ ven biển tạo thành các vùng nước cửa sông như sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh. Các sông này đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, lưu lượng nước khác biệt giữa màu mưa và mùa khô. Các cửa sông này thường được sử dụng là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân địa phương và là ngư trường đánh bắt thủy sản nhỏ lẻ. Theo quy hoạch, vùng này sẽ được sử dụng khai thác phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái biển đảo theo tuyến như sau: RNM xã Đầm Hà (Đầm Hà), hoặc Thôn Trung xã Quảng Trung (Hải Hà) – vùng biển độ sâu từ 0 - 6 m nước, đảo Cái Chiên, Vạn Vược… - Cửa sông Tiên Yên – Đồng Rui – Cảng Mũi Chùa – đô thị ven biển ở Đồng Châu (Tiên Yên). Trong tuyến du lịch sinh thái này, du khách có thể được tận hưởng những giây phút thoải mái trên du thuyền ở các cửa sông, tham quan vẻ đẹp kỳ thú cúa các đảo trong vịnh, du lịch trong RNM nguyên sinh, và thưởng thức các loại đặc sản biển của vùng như: Tu hài, Sá sùng, Móng tay, cá, mực…Với các phương án khai thác du lịch biển đảo hợp lý sẽ thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại vùng, tăng nguồn ngân sách cho các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng. Tuy nhiên, cần đầu tư hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch, có các kế hoạch quản lý để khai thác tiềm năng du lịch và khuyến khích công đồng địa phương tham gia du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn cảnh quan, phù hợp với xu thế phát triển du lịch ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hoá. Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân vịnh Tiên Yên thể hiện ở chỗ: Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được nâng cao.

69

Vùng phát triển kinh tế biển đảo kết hợp với an ninh quốc phòng: vùng phía ngoài các đảo chắn với các đảo lớn là Cái Chiên, Vạn Vược, Vạn Mặc, Thoi Xanh, Sậu Nam, Cái Bầu. Quy hoạch không gian vùng này là phát triển kinh tế biển đảo như: khai thác thủy sản, giao thông vận tải…kết hợp với an ninh quốc phòng. Để thực hiện được muc tiêu đó, cần xây dựng các khu vực phòng thủ bờ biển ở phía Bắc đảo Cái Bầu và trên đảo Cái Chiên nhằm khống chế tuyến giao thông biển chính từ phía Bắc xuống. Có thể bố trí tàu quân sự và tàu cảnh sát biển trong khu vực cảng Vạn Gia. Xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại đảo Cái Chiên. Trong quá trình xây dựng và hoạt động cần chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường biển. Các bãi cát phía đông các đảo có thể phát triển du lịch sinh thái, tắm biển kết hợp với độ tàu thuyền đưa khách du lịch từ khu vực Mũi Chùa ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)