Từ kết quả của phân tích SWOT trên đây, kết hợp xem xét các nguyên tắc và các thành tố của CBCRM, mô hình CBCRM đề xuất cho Đông Hải và Đại Bình đƣợc xây dựng với trọng tâm là các tổ chức dựa vào cộng đồng, mà ở đây là Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều và Đội tuần rừng cộng đồng của xã.
Hình 3.15. Mô hình CBCRM đề xuất cho Đại Bình và Đông Hải
Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều của xã bao gồm các thành viên là đại diện từ các thôn và một cán bộ chính quyền cấp xã, trong đó có chú ý đến vấn đề giới. Đội tuần rừng cộng đồng sẽ bao gồm một công an viên của xã và những ngƣời tự nguyện từ các thôn và sẽ trực thuộc Ban quản lý trên. Đại diện tham gia Ban quản
lý rừng ngập mặn và bãi triều và những ngƣời tự nguyện tham gia Đội tuần rừng cộng đồng sẽ đƣợc chọn thông qua các cuộc họp cộng đồng ở cấp thôn nhằm đảm bảo sự công bằng.
Giai đoạn đầu, Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều của xã sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ của các tổ chức bên ngoài cộng đồng (Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hay các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nƣớc) về cách thức tổ chức cộng đồng, tăng cƣờng năng lực cộng đồng cũng nhƣ hỗ trợ một phần tài chính cho các hoạt động của Ban. Tập huấn, giáo dục môi trƣờng là khâu quan trọng trong xây dựng năng lực của cộng đồng và sẽ đƣợc tiến hành theo hình thức tập huấn cho những ngƣời tập huấn (training of trainers) với hạt nhân ban đầu là các thành viên của Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều, các thành viên này sau đó sẽ là những ngƣời tập huấn cho cộng đồng thôn mình bằng việc xen kẽ vào nội dung các buổi họp cộng đồng ở cấp thôn.
Với sự giúp đỡ của các tổ chức hỗ trợ bên ngoài cộng đồng, Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều của xã sẽ xây dựng những quy định chung (quy ƣớc) về khai thác hải sản trên bãi triều và trong rừng ngập mặn và kế hoạch cụ thể bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trên địa bàn xã. Nội dung của những quy ƣớc và kế hoạch phải đƣợc đƣa ra lấy ý kiến tại các cuộc họp cộng đồng cấp thôn. Trên cơ sở kế hoạch của Ban quản lý, Đội tuần rừng cộng đồng sẽ xây dựng các tuyến cũng nhƣ lịch trình cho việc tuần tra trên khu vực rừng ngập mặn thuộc địa bàn xã.
Sau giai đoạn đầu xây dựng năng lực (qua đó tăng cƣờng quyền lực), Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều của xã sẽ đủ năng lực để tự tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cũng nhƣ phát huy vai trò quản lý tài nguyên ven biển, các tổ chức hỗ trợ bên ngoài sẽ dần rút khỏi địa bàn. Khi đó, nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều và Đội tuần rừng cộng đồng sẽ huy động từ một phần ngân sách dành cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng, nguồn vốn đầu tƣ dành cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của tỉnh và một phần do cộng đồng tự nguyện đóng góp.
Việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của Ban quản lý rừng ngập mặn và bãi triều của hai xã Đại Bình và Đông Hải cũng cần đƣợc thực tế hóa bằng một thỏa thuận hay cam kết giữa các bên.
Bên cạnh những hỗ trợ về cách thức tổ chức cộng đồng, tăng cƣờng năng lực và giáo dục môi trƣờng cho cộng đồng, việc phát triển các sinh kế thay thế bền vững nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của cộng đồng địa phƣơng vào nguồn tài nguyên ven biển, hoặc ít nhất là sử dụng bền vững nguồn tài nguyên hiện có.