Kết quả phân tích SWOT cho CBCR Mở Đại Bình và Đông Hải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 87)

Những thế mạnh của cộng đồng khi tham gia vào CBCRM (S)

Ngƣời dân thuộc hai xã Đông Hải và Đại Bình là những ngƣời đã gắn bó với nguồn tài nguyên ven biển bao đời nay. Chính họ là những ngƣời biết rõ nhất về nguồn tài nguyên mà họ phụ thuộc. Vốn kiến thức truyền thống trong việc khai thác nguồn lợi hải sản của khu vực đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nguồn tài nguyên ven biển của khu vực.

Cũng chính những ngƣời dân này sẽ phải hứng chịu những hậu quả tiềm tàng nếu nguồn tài nguyên ven biển, đặc biệt là tài nguyên rừng ngập mặn bị hủy hoại. Ngƣợc lại, nếu nguồn tài nguyên đƣợc bảo vệ và phát triển thì chính họ sẽ là ngƣời đƣợc hƣởng lợi trực tiếp đầu tiên. Vì vậy, họ có động lực mạnh mẽ để tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quyết định về quản lý nguồn tài nguyên ven biển của địa phƣơng.

Những điểm yếu hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào CBCRM (W)

Mặc dù là những ngƣời sống gắn bó với nguồn tài nguyên ven biển, hiểu biết sâu sắc về chúng, nhƣng bản thân ngƣời dân ở Đông Hải và Đại Bình lại không ý thức đƣợc trách nhiệm phải bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Họ nhận thức đƣợc sự cần thiết phải bảo vệ rừng ngập mặn và các tài nguyên ven biển khác, nhƣng họ không biết làm gì để bảo vệ chúng.

Hầu hết ngƣời dân ở 2 xã đều cho rằng trách nhiệm bảo vệ này thuộc về chính quyền hai xã Đại Bình và Đông Hải. Điều này hoàn toàn có thể lý giải dựa vào mô

hình quản lý hiện tại đối với rừng ngập mặn và các tài nguyên ven biển khác. Với mô hình quản lý từ trên xuống nhƣ hiện nay, ngƣời dân có rất ít cơ hội tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định quản lý tài nguyên ven biển của địa phƣơng. Vốn kiến thức truyền thống phong phú về các tài nguyên thiên nhiên ven biển của địa phƣơng nhƣng lại thiếu các kiến thức khoa học về chúng cũng là một trong những điểm yếu cản trở sự tham gia của ngƣời dân ở Đông Hải và Đại Bình vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển của địa phƣơng mình. Vì vậy, giáo dục về môi trƣờng có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng năng lực cộng đồng trong CBCRM.

Bên cạnh đó, không giống với các mô hình CBCRM đã đƣợc đề cập trong chƣơng 1, lợi ích mà ngƣời dân địa phƣơng nhận đƣợc khi tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển không thực sự rõ ràng. Vì vậy, họ không mặn mà tham gia vào công tác bảo vệ rừng ngập mặn cũng nhƣ các tài nguyên ven biển khác của địa phƣơng.

Các cơ hội thúc đẩy CBCRM ở Đông Hải và Đại Bình (O)

Quản lý tài nguyên ven biển ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ phía các nhà hoạch định chính sách cả ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà biến đối khí hậu đang là thách thức to lớn đối với những vùng đất thấp ven biển của nƣớc ta. Đã có nhiều văn bản pháp luật ở các cấp cụ thể hóa quản lý tài nguyên ven biển, trong đó đáng lƣu ý có những văn bản sau:

Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo. Nghị định này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng tại các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 là một chiến lƣợc

toàn diện về nghề rừng Việt Nam, trong đó có đề cập đến quy hoạch diện tích rừng phòng hộ ven biển (bao gồm rừng ngập mặn).

Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, phê duyệt Kế hoạch hành động về Bảo tồn và Phát triển bền vững các vùng đất ngập nƣớc giai đoạn 2004-2010. Mục tiêu của Kế hoạch này là nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nƣớc ở Việt Nam, trong đó có đất ngập nƣớc ven biển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và đa dạng sinh học.

Những văn bản trên là cơ sở để chính quyền cấp tỉnh xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của địa phƣơng. UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh xây dựng quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh từ 2006-2015 nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững [30]. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng quy hoạch này khoảng trên 30 tỷ đồng, với mục tiêu từ năm 2006-2015 bảo vệ 17.632 ha rừng ngập mặn hiện có (trừ 923 ha đã đƣợc phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch); khoanh nuôi có trồng bổ sung 2.435 ha; trồng rừng ngập mặn với diện tích 3.411 ha; tổ chức sản xuất lâm ngƣ kết hợp trên diện tích 400 ha. Trong giai đoạn 1 (2006-2010), mỗi năm Quảng Ninh bảo vệ trên 17.632 ha và trong giai đoạn 2 (2011- 2015) mỗi năm bảo vệ 22.079 ha.

Với tầm quan trọng về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn khu vực cửa sông Tiên Yên - Đầm Hà sẽ là một trong những trọng tâm của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2006-2015 của tỉnh Quảng Ninh. Quy hoạch này sẽ là nguồn hỗ trợ về mặt tài chính cũng nhƣ kỹ thuật cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở Tiên Yên, Đầm Hà nói chung và Đông Hải, Đại Bình nói riêng. Ngoài ra, rừng ngập mặn khu vực cửa sông Tiên Yên và Đầm Hà đã đƣợc xếp vào 9 khu rừng ngập mặn cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ năm 2005 [32]. Vì vậy, khu vực nhạy cảm này luôn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà môi trƣờng, các tổ chức bảo tồn trong nƣớc và quốc tế cùng với nhiều sự hỗ trợ về khoa học - kỹ

thuật, tài chính cũng nhƣ xây dựng năng lực cộng đồng trong bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn và các tài nguyên ven biển khác.

Các mối đe dọa đối với CBCRM ở Đại Bình và Đông Hải (T)

Nhƣ trên đã đề cập, diện tích rừng ngập mặn và khu vực bãi triều của hai xã Đông Hải và Đại Bình không chỉ là nơi kiếm sống của ngƣời dân thuộc hai xã này mà còn là kế sinh nhai của không ít ngƣời dân của các địa phƣơng lân cận. Thực tế đây là đối tƣợng gây nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến tài nguyên rừng ngập mặn và các tài nguyên biển khác của khu vực nhƣ đánh ngán gây chết hoặc làm cây rừng ngập mặn sinh trƣởng kém, dùng điện cao áp đánh bắt hải sản,...Hơn nữa, đối tƣợng này không thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phƣơng nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên ven biển của địa phƣơng.

Các loài hải sản có giá trị kinh tế nhƣ sá sùng, ngán, ốc đĩa,... ngày càng khan hiếm dẫn đến giá bán của chúng trên thị trƣờng tăng cao. Chính điều này thúc đẩy ngƣời dân, đặc biệt là bộ phận ngƣời nghèo tìm mọi cách để khai thác triệt để nguồn lợi này, bất chấp những hậu quả về mặt sinh thái và môi trƣờng. Một ví dụ cụ thể là việc sử dụng công cụ để khai thác sá sùng. Trƣớc đây, ngƣời ta chỉ dùng mai để đào và bắt những con sá sùng có kích thƣớc lớn, nhƣng khoảng vài năm trở lại đây cuốc năm răng (bồ cào) đã đƣợc sử dụng thay cho mai để đánh bắt sá sùng. Khi dùng cuốc năm răng, cả những con sá sùng non, chƣa đạt kích thƣớc khai thác cũng bị bắt, vì vậy số lƣợng cá thể sá sùng ngày càng giảm do suy kiệt nguồn giống.

Một mối đe dọa nữa đối với CBCRM ở khu vực nghiên cứu đó là các quy hoạch thiếu tính bền vững của chính quyền các cấp. Khu vực nghiên cứu đƣợc cho là rất phù hợp cho NTTS nƣớc mặn-lợ, vì vậy một số quy hoạch vùng NTTS đã chồng lấn cả vào diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn hai xã. Đó là chƣa tính đến tình trạng chủ đầm tự mở rộng đầm lấn vào rừng ngập mặn. Trƣờng hợp công ty Vĩnh Thịnh nêu trên là một ví dụ về quy hoạch vùng NTTS lấn vào rừng ngập mặn của địa phƣơng.

Ngoài ra, hoạt động của trạm xăng dầu ở khu vực Đồng Bí thuộc xã Đại Bình và nhà máy khai thác quặng titan (cát đen) ở khu vực thôn Hà Tràng thuộc xã Đông Hải cũng là những mối đe dọa tiềm ẩn và trực tiếp đối với rừng ngập mặn và các tài nguyên ven biển khác trên địa bàn hai xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)