Tình hình khai thác thủy hải sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 77)

Theo đánh giá của Chính quyền địa phƣơng, ở cả hai xã Đại Bình và Đông Hải nghề đánh cá khơi và bám khơi phát triển chậm, chƣa có tàu đánh cá ở các ngƣ trƣờng vùng khơi. Tuy nhiên, bảng 3.4 cho thấy sản lƣợng khai thác hải sản tự nhiên trong khu vực cao hơn nhiều so với sản lƣợng nuôi. Năm 2008, xã Đại Bình có 27 hộ đánh bắt với 29 chiếc tàu công suất 6-20CV; xã Đông Hải có 19 hộ. Sản phẩm đánh bắt đƣợc là cá các loại, tôm, mực. Trong thời gian gần đây, một số hộ ngƣ dân có trang bị thêm các ngƣ cụ khai thác cá ngừ, cá song, sam biển, sứa,...nên sản lƣợng khai thác cũng nhƣ giá trị tổng sản lƣợng cao hơn, góp phần tăng thu nhập cho các hộ ngƣ dân.

Hình 3.10. Đánh bắt hải sản vùng ven bờ

Ngoài khai thác hải sản gần bờ, việc khai thác hải sản tại các bãi triều và trong rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ. Đây là nơi tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ

trung bình và nghèo không chỉ trong phạm vi hai xã Đại Bình và Đông Hải, mà còn của các xã lân cận. Kết quả điều tra 44 hộ tại thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình và 60 hộ thôn Cái Khánh, xã Đông Hải cho thấy phần lớn các hộ đều có ngƣời đi khai thác hải sản ngoài bãi triều và trong rừng ngập mặn. Trong số 104 hộ điều tra, chỉ có 28 hộ không đi khai thác hải sản ở bãi triều và rừng ngập mặn, trong đó có 20 hộ của thôn Làng Ruộng và 8 hộ của thôn Cái Khánh. Các hộ này hoặc có nghề phụ, làm thuê, buôn bán hoặc có con nhỏ nên không có điều kiện đi khai thác (Trần Thu Phƣơng, 2008).

Trung bình mỗi hộ gia đình có 1 đến 2 ngƣời đi khai thác hải sản ngoài bãi triều hoặc trong rừng ngập mặn khi triều xuống, cá biệt có hộ có tới 4 ngƣời trong gia đình cùng đi. Phần lớn những ngƣời tham gia khai thác hải sản ở bãi triều và rừng ngập mặn là chị em phụ nữ, nhƣng cũng có một số trƣờng hợp là các nam thanh niên hoặc trẻ em trong gia đình cũng tham gia vào những lúc công việc nhàn rỗi hoặc ngoài giờ đi học. Đặc biệt có một số phụ nữ ngƣời dân tộc thiểu số cũng tham gia vào hoạt động khai thác hải sản vùng triều, họ vừa địu con trên lƣng, vừa mò móc tại các bãi triều và rừng ngập mặn. Thời gian đánh bắt phụ thuộc vào con nƣớc (thủy triều). Một tháng có 2 con nƣớc lớn (kéo dài nửa tháng) thì trung bình ngƣời dân đi khai thác khoảng 10 ngày/tháng, cá biệt có ngƣời đi tới 15-20 ngày/tháng (khi nƣớc lên họ thả lƣới bắt các loại tôm cá), nhƣng cũng có ngƣời chỉ đi đƣợc vài ngày/tháng. Ngƣời dân dùng các công cụ rất thô sơ nhƣ cuốc, mai, xẻng, thuôn sắt để để khai thác các loại hải sản. Đối tƣợng khai thác rất đa dạng: các loại cá, tôm, vạng, ngán, giun đen (còn gọi là bông thùa), sá sùng, bạch tuộc (dân địa phƣơng gọi là ruốc), hà, ốc các loại,...Bảng 3.8 cung cấp các thông tin về khu vực đánh bắt, thời vụ, giá bán trên thị trƣờng của một số loài hải sản bãi triều có giá trị kinh tế cao. Thông thƣờng thì ngƣời dân của mỗi địa phƣơng chỉ khai thác một số loài nhất định. Ở thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình, ngƣời dân chủ yếu đi bắt bông thùa, ốc, vạng, chỉ một số ít ngƣời đi bắt ngán, ruốc hay sá sùng. Vì vậy, khu vực đánh bắt quen thuộc của họ là những bãi nhỏ gần bờ và trong rừng ngập mặn. Trong khi đó, số ngƣời dân thôn Cái Khánh đánh bắt các loài có giá trị kinh tế cao nhƣ sá sùng,

ruốc, ngán nhiều hơn nên khu vực đánh bắt của họ thƣờng là các trƣơng bãi xa bờ hơn nhƣ Lái Cáy, trƣơng Bùn,...Đáng lƣu ý là ngƣời dân ở cả 2 xã Đại Bình và Đông Hải đều không giỏi đánh ngán, vì vậy số ngƣời chuyên đi đánh ngán ở cả 2 xã không nhiều.

Bảng 3.8. Khu vực đánh bắt, thời vụ và giá bán trên thị trƣờng của một số loại hải sản bãi triều có giá trị kinh tế cao

Số TT Tên hải sản Số lƣợng đánh bắt đƣợc (kg/ngày) Giá bán 1kg

(đồng) đánh bắt Khu vực khai thác Mùa vụ

1 Sá sùng 0,5-1,0 60.000-80.000 Các trƣơng cát: Lái Cáy, trƣơng Bùn,..

Quanh năm

2 Bông thùa 1,0-2,0 38.000-45.000 Trong và xung quanh RNM

Quanh năm

3 Ngán 1,0-2,0 80.000 Trong RNM Quanh năm

4 Ruốc (bạch tuộc)

0,3-0,5 200.000 Trong và xung quanh RNM

4-11

5 Ốc đĩa 0,2-0,3 300.000 Trong RNM Quanh năm

Nguồn: Điều tra thực địa 9/2009

Theo ngƣời dân địa phƣơng thì ngán là đối tƣợng đánh bắt chính của ngƣời dân đến từ xã Hà Nam, huyện Yên Hƣng (Quảng Ninh). Những ngƣời này hầu nhƣ sinh sống quanh năm trên mủng (loại thuyền nhỏ), chỉ trừ những dịp lễ tết họ mới lên bờ. Khi thủy triều rút họ di chuyển mủng vào rừng ngập mặn để đánh ngán, khi nƣớc lên họ lại di chuyển mủng ra phía bên ngoài vùng nƣớc nông ven bờ. Mọi nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, thuốc men đều đƣợc đáp ứng ngay trên biển. Việc thu mua sản phẩm đánh bắt đƣợc cũng diễn ra ngay tại chỗ. Ngoài xã Hà Nam, ngƣời dân của các xã Quảng Yên, Liên Vị, Cống Mƣơng (huyện Yên Hƣng) cũng tập trung đánh bắt các loại hải sản ở khu vực này. Theo thống kê của Công an xã Đại Bình, có khoảng 500 mủng các loại của ngƣời dân từ các địa phƣơng khác tập trung khai thác thủy hải sản tại khu vực ven bờ của 2 xã Đại Bình và Tân Lập. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng

ngập mặn của cả xã Đại Bình và Đông Hải do sự phức tạp của bộ phận dân cƣ này. Họ di chuyển liên tục và cũng không thuộc thẩm quyền quản lý của hai xã.

Hình 3.11. Các dụng cụ đánh bắt hải sản bãi triều: mai và cuốc 5 răng khai thác sá sùng, cuốc khai thác bông thùa, dụng cụ bắt ruốc và thuôn khai thác ngán.

Thu nhập từ hoạt động khai thác thủy hải sản ở bãi triều và rừng ngập mặn trung bình dao động từ 50.000-100.000 đồng/ngày, có thể cao hơn phụ thuộc vào số lƣợng hải sản đánh bắt đƣợc. Khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập từ nông nghiệp. Vì vậy, công việc này có sức hút lớn đối với ngƣời dân địa phƣơng. Các sản phẩm đánh bắt đƣợc sẽ đƣợc bán ngay cho các tƣ thƣơng thu mua nhỏ lẻ trên bãi để họ bán lại cho những ngƣời khác.

Các hoạt động khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản nhƣ dùng mìn, điện cao áp đánh bắt cá đã giảm nhiều nhƣng vẫn còn xuất hiện ở một số nơi trên địa bàn 2 xã nói riêng và 2 huyện nói chung. Tuy nhiên, những hành động này chủ yếu là do ngƣời ngoài địa phƣơng thực hiện. Theo Công an xã Đại Bình, lực lƣợng chủ yếu là ngƣời dân đến từ các tỉnh ven biển miền Trung nhƣ Nghệ An, Hà

Tĩnh,...Hoạt động khai thác thủy hải sản trong rừng ngập mặn cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến cây ngập mặn. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một mối đe dọa đáng kể đối với tài nguyên rừng ngập mặn, đặc biệt là việc đánh ngán. Sử dụng phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia với 20 hộ gia đình ở thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình cho thấy, hầu nhƣ tất cả các hộ đều đồng ý rằng, ở một mức độ nào đó, đánh ngán gây hại tới sự phát triển của cây rừng ngập mặn. Tuy nhiên, với hoạt động khai thác bông thùa, phần lớn ngƣời dân cho rằng không có ảnh hƣởng bất lợi nào đối với cây rừng ngập mặn, thậm chí có một số ý kiến còn cho rằng việc cuốc bông thùa tạo điều kiện thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển tốt hơn do đất đƣợc xới xáo, tăng cƣờng trao đổi chất. Quan sát trên thực tế cho thấy, bông thùa là loài sống trong cát ở những bãi nhỏ xung quanh và trong rừng ngập mặn chứ không sống ở dƣới rễ cây rừng ngập mặn nhƣ ngán nên việc cuốc bông thùa ít có ảnh hƣởng đến cây ngập mặn. Đối với sá sùng, đây là loài sinh vật chỉ sống ở bãi triều phía ngoài rừng ngập mặn nên việc khai thác không ảnh hƣởng đến cây ngập mặn. Theo ngƣời dân địa phƣơng, những năm gần đây, số lƣợng các loài nhuyễn thể, tôm, cá các loại đã giảm đi đáng kể. Phần lớn ngƣời dân đều cho rằng nguyên nhân của hiện trạng này là do khai thác hải sản quá mức. Cùng với sự suy giảm về số lƣợng các loài thì giá trị kinh tế của chúng ngày càng tăng lên, làm cho nguồn lợi hải sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn, đặc biệt với những loài có giá trị kinh tế cao nhƣ sá sùng, ngán, ốc đĩa,... Ngƣời ta sẵn sàng bắt cả những con sá sùng non để bán thay vì để cho chúng phát triển đến kích thƣớc trƣởng thành có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này làm cho nguồn lợi sá sùng của khu vực ngày càng khan hiếm. Qua điều tra, hầu hết ngƣời dân ở hai xã đều nhận thức đƣợc sự xuống cấp và cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển của họ với trọng tâm là rừng ngập mặn và nguồn lợi hải sản ven bờ. Tuy nhiên, đa phần họ không biết phải làm gì để bảo vệ và cũng không biết nguồn tài nguyên này hiện nay đang đƣợc quản lý bởi ai và nhƣ thế nào?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)