Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)

Phương pháp kế thừa tài liệu: kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong lĩnh vực quản lý bảo tồn TNTN dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới, cũng nhƣ các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát thực địa của các đề tài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại khu vực Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, các tài liệu và thông tin trên mạng Internet cũng đƣợc khai thác để đảm bảo tính cập nhật và đa chiều của thông tin đƣợc thu thập.

Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Phân tích hệ thống giúp đơn giản hoá hệ thống sinh thái nhân văn của khu vực nghiên cứu thành các thành tố cơ bản của hệ thống đó nhằm nghiên cứu chi tiết và tìm hiểu các loại quan hệ tồn tại giữa chúng. Ngƣợc lại tổng hợp hệ thống giúp nghiên cứu hệ thống dựa trên tính tổng thể, phức tạp và luôn vận động của hệ thống. Trong khuôn khổ đề tài này, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp hệ thống sẽ đƣợc áp dụng với hệ sinh thái nhân văn hai xã Đông Hải và Đại Bình.

Các phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng quản lý tài nguyên của địa phƣơng, đánh giá thu nhập từ các nguồn tài nguyên thủy sản,...

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: đƣợc sử dụng để xử lý các thông tin từ các phiếu điều tra thực hiện tại các điểm nghiên cứu cũng nhƣ các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): phƣơng pháp này sử dụng các kỹ thuật nhƣ quan sát trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc (SSI), lịch thời vụ,...để thu thập nhanh những thông tin ban đầu về các vấn đề hiện trạng tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung, rừng ngập mặn và bãi triều nói riêng của hai xã Đông Hải và Đại Bình. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhanh các cán bộ chủ chốt của hai xã nhƣ Chủ tịch UBND xã Đông Hải, cán bộ địa chính xã Đại Bình, Trƣởng thôn Cái Khánh, xã Đông Hải và Trƣởng thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình để có đƣợc các thông tin cơ bản về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và tình hình quản lý các nguồn tài nguyên này của địa phƣơng.

Hình 2.2. Áp dụng các kỹ thuật của RRA khi tham gia một chuyến đánh bắt gần bờ của ngƣời dân địa phƣơng

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)

PRA đƣợc sử dụng để các thành viên cộng đồng tự đánh giá về thế mạnh và những mặt hạn chế của cộng đồng, cũng nhƣ những cơ hội và các thách thức, mối đe dọa đối với hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên của khu vực. Kỹ thuật phỏng vấn sâu (có cấu trúc) và thảo luận nhóm đã đƣợc tác giả sử dụng nhằm làm rõ các nội dung sau:

 Hiện trạng các loại tài nguyên thiên nhiên ven biển của địa phƣơng;

 Sự phụ thuộc của ngƣời dân địa phƣơng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển nhƣ thế nào?

 Nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tại khu vực nghiên cứu đang đƣợc quản lý nhƣ thế nào?

 Thế mạnh và những mặt hạn chế của cộng đồng, cũng nhƣ những cơ hội và các thách thức, mối đe dọa đối với hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng của địa phƣơng.

Hình 2.3. Áp dụng các kỹ thuật của PRA trong quá trình thực địa

Phương pháp phân tích những người liên quan (stakeholders)

Phân tích những ngƣời liên quan là một phƣơng pháp mà thông qua đó ngƣời ta hiểu biết rõ các đặc điểm của các cá nhân và/hay các nhóm, và mối quan hệ trong tƣơng lai của họ đối với một nguồn tài nguyên hay một dự án cụ thể. Phân tích ngƣời liên quan không chỉ là việc định nghĩa đơn giản về họ mà còn là kiểm tra mối quan tâm của ngƣời có liên quan tới một hay nhiều nguồn tài nguyên cụ thể và tác động của hoạt động bảo tồn đến ngƣời có liên quan. Phƣơng pháp phân tích ngƣời có liên quan cũng cố gắng xác định các chiến lƣợc đƣơng đầu với những khó khăn để giảm thiểu hay loại bỏ các tác động tiêu cực của các hoạt động bảo tồn tới ngƣời liên quan.

Những ngƣời có liên quan là các cá nhân, các nhóm hay các tổ chức bao gồm cả của nam và nữ, những ngƣời mà bằng cách này hay cách khác quan tâm, tham gia hay bị ảnh hƣởng (tích hay tiêu cực) bởi một dự án bảo tồn hay phát triển cụ thể. Những

ngƣời bị thúc đẩy hành động trên cơ sở các giá trị hay mối quan tâm của họ. Những ngƣời có liên quan có vai trò quan trọng bởi vì họ có thể hỗ trợ và duy trì một nguồn tài nguyên cụ thể. Họ có thể là các đối tác tiềm năng hoặc là các mối đe dọa trong quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên.

Trong khuôn khổ đề tài luận văn, tác giả sẽ tập trung phân tích các bên liên quan trong quá trình khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên ven biển mà ở đây chủ yếu là rừng ngập mặn và tài nguyên bãi triều. Công cụ biểu đồ Venn đã đƣợc sử dụng để làm rõ vai trò cũng nhƣ mối quan hệ giữa các bên liên quan.

Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và mối đe dọa (SWOT): phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác định tiềm lực, cơ hội cũng nhƣ thách thức/các mối đe dọa đối với cộng đồng địa phƣơng khi tham gia vào mô hình quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng. Về cơ bản, mô hình của phân tích SWOT đƣợc trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Ma trận phân tích SWOT Hoạt động/Tổ chức/Khu vực Điểm mạnh Những điểm tích cực của tổ chức/hoạt động/khu vực Điểm yếu Những điểm tiêu cực của tổ chức/hoạt động/khu vực Cơ hội

Các yếu tố thuận lợi trong môi trƣờng

Các chiến lƣợc đƣơng đầu

Thách thức/mối đe dọa

Các yếu tố không thuận lợi trong môi trƣờng

Điểm mạnh, điểm yếu phản ánh yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và thách thức phản ánh các yếu tố bên ngoài khách quan tác động vào cộng đồng. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, môi trƣờng và các khía cạnh khác.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên [11]

Vị trí địa lý

Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển nằm ở trung tâm của khu vực Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Bình Liêu, phía Đông giáp huyện Đầm Hà, phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, phía Nam giáp biển và huyện Vân Đồn. Tiên Yên nằm trong khung tọa độ địa lý: 21011’ - 21033’ vĩ độ Bắc và 107013’ - 107032’ kinh độ Đông. Xã Đông Hải nằm ở phía Đông, cách huyện lỵ Tiên Yên khoảng 17km, có diện tích tự nhiên là 4824,74ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2005). Phía Bắc giáp với xã Quảng An, huyện Đầm Hà; phía Nam giáp xã Đại Bình, huyện Đầm Hà; phía Đông giáp với xã Dực Yên và Đại Bình, huyện Đầm Hà; phía Tây giáp xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên.

Đầm Hà là huyện miền núi, ven biển và hải đảo phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh. Thị trấn Đầm Hà có đƣờng quốc lộ 18A chạy qua cách thành phố Hạ Long 120 km về phía Đông Bắc và cách cửa khẩu Móng Cái 70 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp biển và huyện Tiên Yên, phía Tây giáp huyện Bình Liêu, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện Đầm Hà nằm trong khung tọa độ 21012’49’’ - 21029’59’’ vĩ độ Bắc và 107027’56’’ - 107041’31’’ kinh độ Đông. Xã Đại Bình là xã miền núi ven biển phía Nam của huyện Đầm Hà, cách thị trấn Đầm Hà 5 km, phía Bắc giáp xã Dực Yên (huyện Đầm Hà), phía Nam giáp xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn), phía Đông giáp xã Tân Lập (huyện Đầm Hà), phía Tây giáp xã Đông Hải (huyện Tiên Yên), biển và xã Đài Xuyên (huyện Vân Đồn).

Địa hình

Nhìn chung cả Đông Hải và Đại Bình đều mang đặc điểm của địa hình vùng núi ven biển phía Đông Bắc Bắc Bộ, có tính đa dạng khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Đông Hải có địa hình dốc thoải từ Bắc xuống Nam, phía Bắc giáp đƣờng 18A là vùng đồi núi thấp có độ cao từ 25-350m so với mực nƣớc biển, đỉnh cao nhất là 387,3m. Phía Nam đƣờng 18A là vùng gò đồi xen lẫn các dải đất hẹp có độ cao từ 10-50m, thoải dần ra phía biển là vùng bồi tụ có độ cao từ 1,5-3m. Vùng ven biển này đã đƣợc cải tạo thành đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên của xã, sắp xếp theo cánh cung Đông Triều - Móng Cái với độ dốc từ 15-25o

. Địa hình đồi có mật độ chia cắt trung bình từ 1-2,3km. Quá trình phong hóa và xói mòn diễn ra mạnh, lớp phủ thổ nhƣỡng thƣờng có tầng dày, mỏng đến trung bình, quá trình đá ong hóa cũng diễn ra ở một số đỉnh đồi tạo nên lớp đất xói mòn trơ sỏi đá.

Địa hình khu vực xã Đại Bình mang đặc trƣng của vùng núi và ven biển, với độ cao từ 1,5 đến 78,5m và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối. Vùng đất canh tác nông nghiệp (lúa) của Đại Bình thuộc tiểu vùng phù sa cổ với độ cao từ 3,5 - 14m so với mực nƣớc biển. Địa hình dốc thoải, lƣợn sóng, quá trình feralit mạnh tạo thành kết von đá ong, đất lẫn nhiều sắt, các vết vàng, đỏ loang lổ. Độ dày tầng đất từ 1 - 15m, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, đất có màu xám vàng, nâu vàng, đất chua. Vùng đất bồi tụ ven biển có địa hình thoải dần ra biển với độ cao từ 1,5-3m. Khu vực này đã đƣợc ngƣời dân khai thác một phần cho nuôi trồng thủy sản, phần lớn còn lại là các bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nƣớc thủy triều.

Khí hậu, thời tiết

Khu vực nghiên cứu có địa hình phức tạp, đồi núi chạy sát ven biển nên mang đặc trƣng của khí hậu miền núi và duyên hải của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nơi đây hình thành các tiểu vùng sinh thái và khí hậu hỗn hợp mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều với 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu và đông).

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 22,4oC, dao động từ 18o

C - 28oC. Nhiệt độ trung bình của nhất là 28o

C vào tháng 6 và tháng 7, thấp nhất vào tháng 1 và 2 (14,3oC). Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tuyệt đối lần lƣợt là 36,9o

C và 1,5oC. Tổng tích ôn khí khoảng 6800- 7000o

C.

Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối lớn khoảng 1.868mm, cao nhất là 2.200mm/năm và thấp nhất là 1.400mm/năm. Lƣợng mƣa phân theo hai mùa rõ rệt, mùa mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75-80% lƣợng mƣa trong năm, mùa mƣa ít từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với lƣợng mƣa chỉ chiếm 20-25% tổng lƣợng mƣa cả năm.

Khu vực nghiên cứu có lƣợng bốc hơi lớn, lƣợng bốc hơi trung bình nhiều năm là 700-800mm. Lƣợng bốc hơi tháng cao nhất là 82mm (tháng 4) và tháng thấp nhất là 61mm (tháng 1). Nhìn chung, chênh lệch lƣợng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lƣợng mƣa.

Độ ẩm không khí trung bình đạt 79-87%, tháng thấp nhất là 70-75% (tháng 10 và 11) và tháng cao nhất là 92% (tháng 3 và 4). Nhìn chung, độ ẩm không khí có sự chênh lệch theo mùa rõ rệt, mùa mƣa nhiều độ ẩm không khí thƣờng cao hơn các tháng mƣa ít (trừ những tháng nồm ẩm (tháng 3 và 4)). Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa các tiểu vùng là không lớn do sự chi phối của độ cao địa hình. Nhìn về tổng thể, đây là khu vực có độ ẩm không khí trong năm tƣơng đối cao, tuy nhiên vào các tháng 1 và 12 hàng năm thƣờng xảy ra hạn hán và sƣơng muối gây thiệt hại đến cây trồng, vật nuôi.

Khu vực 2 xã Đông Hải và Đại Bình có hai loại gió chính thổi theo hƣớng Bắc - Đông Bắc và Nam - Đông Nam. Mùa hè gió thƣờng thổi theo hƣớng Nam và Đông Nam từ biển vào (từ tháng 5 đến tháng 9) mang theo nhiều hơi nƣớc dễ gây ra mƣa lớn nên lƣợng mƣa hàng năm vào mùa này cao hơn các vùng khác, chính vì vậy khu vực này cũng thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão trong thời gian này. Mùa đông gió thƣờng thổi theo hƣớng Bắc và Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), tốc độ gió trung bình 3-4m/s. Gió mùa đông bắc thƣờng gây lạnh, giá rét, thời tiết khô

hanh gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Khu vực nghiên cứu là các xã giáp biển nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nhiều cơn bão. Bão thƣờng xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Tháng có nhiều bão là tháng 7 và 8 hàng năm, với tốc độ gió từ 20-40m/s, thƣờng gây ra mƣa lớn, gió mạnh, lƣợng mƣa trong bão đo đƣợc từ 100-200mm. Bão thƣờng gây ra nhiều thiệt hại cho nông, lâm, ngƣ nghiệp và cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Thủy văn

Chế độ thủy văn của xã Đông Hải chịu ảnh hƣởng của nhiều dạng địa hình. Hầu hết các khe suối đều bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây và Tây Bắc chảy xuống sông Hà Thành và một số sông khác rồi đổ ra biển. Trên địa bàn xã hiện có các hệ thống sông chính là: hệ thống sông Chùa Sâu - Cái Mắm và sông Hà Thành. Chùa Sâu - Cái Mắm là hệ thống sông cung cấp nguồn nƣớc lợ chủ yếu cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Sông Hà Thành là nguồn cung cấp nƣớc ngọt chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của xã. Vào mùa mƣa, lƣợng nƣớc từ các khu vực đồi núi phía Tây và Tây Bắc dồn nhanh về sông chính tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ lụt và sạt lở; ngƣợc lại vào mùa khô, mực nƣớc các sông thƣờng rất thấp, đôi khi cạn kiệt.

Xã Đại Bình có sông Đồng Lốc - là một trong hai con sông chính của huyện Đầm Hà chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Các sông đều bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía Bắc và Tây Bắc và đổ ra biển. Các sông đều ngắn và dốc, lƣu lƣợng sông khá lớn (trên 900m/s), đặc biệt là về mùa mƣa. Vào mùa mƣa thƣờng xảy ra lũ lụt đột ngột, trong khi mùa khô lại thƣờng khô cạn. Bên cạnh sông Đồng Lốc, Đại Bình còn có hệ thống sông chung với xã Đông Hải của huyện Tiên Yên - đó là sông Cái Ruộng (hay còn gọi là sông Chùa Sâu) ở phía Nam, sông Tài Giàu ở phía Đông.

Hải văn

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng của chế độ nhật triều thuần nhất (một lần nƣớc lên và một lần nƣớc xuống trong ngày). Về mùa hè nƣớc lên vào buổi chiều, còn

mùa đông nƣớc lên vào buổi sáng. Biên độ triều dao động từ 3-4m (Móng Cái là 4,25m). Thủy triều mạnh trong năm vào các tháng 1,2,6,7,8 và 10. Trong một tháng Mặt Trăng có hai kỳ nƣớc cƣờng xen lẫn hai kỳ nƣớc kém (biên độ dao động triều 0,5-1m). Trong tháng 6-8 dòng triều chủ yếu song song với đƣờng bờ, tốc độ cực đại có thể lên đến 100cm/s.

Sóng biển tƣơng ứng với chế độ gió mùa. Hƣớng sóng vào mùa hè là hƣớng Nam, vào mùa đông là hƣớng Bắc. Độ cao trung bình của sóng là 0,5-0,8m với bƣớc sóng từ 30-40m.

Nhiệt độ của nƣớc biển thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 28-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)