Cảnh quan và môi trường ven biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 70)

Khu vực nghiên cứu nhìn chung khá đa dạng về các loại cảnh quan: cảnh quan vùng đồi núi, đồng bằng ven biển, vùng cửa sông (cửa sông hình phễu) ven biển, vịnh biển, các vũng nhỏ giữa các đảo. Tại những cảnh quan trên có các hệ sinh thái đặc trƣng nhƣ: HST rừng, HST nƣớc mặn, HST nƣớc lợ cửa sông - ven biển, HST đất

ƣớt ven biển, HST vùng triều, HST tùng áng (vũng vịnh nhỏ giữa các đảo), HST rừng ngập mặn, HST đầm nuôi và HST nông nghiệp.

Vùng triều các đảo ở khu vực có thể đƣợc phân chia thành 3 vùng nhƣ sau:

 Vùng trên triều: tính từ độ cao triều 3,8m đến phần giới hạn bờ của các đảo;  Vùng triều: tính từ độ cao triều 3,8m đến 0m hải đồ và đƣợc chia thành 3

đới;

 Vùng dƣới triều: dƣới 0m hải đồ thuộc về vùng dƣới triều.

Trong các hệ sinh thái ven biển, các kiểu hệ sinh thái đất ngập nƣớc (wetlands) ven biển, rừng ngập mặn là những nơi cƣ trú cho nhiều loài thủy sinh vật, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng của nhiều loài. Có thể nói đây là nơi có quần xã thủy sinh vật biển phong phú và đa dạng nhất. Đồng thời cũng tại các sinh cảnh này, sinh khối thủy sinh vật và năng suất sinh học cũng đạt mức cao nhất. Trong đó, rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang đƣợc khai thác với cƣờng độ cao.

Hình 3.6. Rừng ngập mặn - cảnh quan đặc trƣng vùng cửa sông - ven biển

Sự đa dạng các cảnh quan ven biển của khu vực nghiên cứu là tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt ở khu vực Núi Hứa thuộc xã Đại Bình, huyện Đầm Hà.

Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc khu vực cửa sông - ven biển xã Đại Bình và Đông Hải tƣơng đối tốt theo quy chuẩn về chất lƣợng nƣớc mặt ven bờ của Việt Nam cho các mục đích bãi tắm, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác. Các chỉ tiêu đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Lý do môi trƣờng nƣớc tại khu vực khá sạch là do hiện trong khu vực, hiện tƣợng chặt phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tồm hầu nhƣ không còn. Các đầm tôm chủ yếu là nuôi công nghiệp và cũng hiện cũng không có nhiều đầm nuôi. Hơn nữa các chủ đầm bây giờ đã chú ý đến bảo vệ môi trƣờng nhằm phòng chống bệnh dịch cho các đối tƣợng nuôi. Điều này mang lại ảnh hƣởng tích cực đến các HST đất ngập nƣớc tự nhiên do chất lƣợng nƣớc có tác động trực tiếp đến sự hoạt động bình thƣờng của các hệ sinh thái này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)