Diện tích đất tự nhiên của Đại Bình là 3036,65 ha và của Đông Hải là 4824,74 ha.
Đất sản xuất nông nghiệp
Có thể thấy đất sản xuất nông nghiệp của cả hai xã Đại Bình và Đông Hải không nhiều, chỉ chiếm 9,5% (ở Đại Bình) và 8% (ở Đông Hải) so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất chuyên trồng lúa nƣớc, cây hàng năm và cây lâu năm. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm so với năm 2007 ở cả hai xã do chuyển sang đất ở và làm thủy lợi. Do vậy, Chính quyền địa phƣơng cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đƣa các giống ngắn ngày có năng suất cao vào sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.
Bảng 3.7. Tình hình sử dụng đất xã Đại Bình và xã Đông Hải Loại đất
(đơn vị: ha)
Xã Đại Bình Xã Đông Hải
Năm 2008 Tăng/giảm so với 2007 Năm 2008 Tăng/giảm so với 2007 Tổng diện tích đất tự nhiên 3036,65 4824,74
Đất sản xuất nông nghiệp 288,43 -3,97 385,44 -0,69
- Đất trồng lúa 180,16 -1,09 312
- Đất trồng cây hàng năm (ngoài lúa)
68,38 -2,88 38,54 -0,46
- Đất trồng cây lâu năm 39,89 34,90 -0,23
Đất lâm nghiệp 1104,18 -1,50 2854,40
- Đất rừng sản xuất 76,88 -1,00 2356,40
- Đất rừng phòng hộ 1027,38 -0,50 500,00
Đất nuôi trồng thủy sản 138,17 +21,66 99,57 +13,33
Đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng,...)
413,67 +5,47 256,69 +0,69
Đất chưa sử dụng 1092,20 -21,66 1127,01 -13,33
- Đất bằng chưa sử dụng 274,21 -21,66 449,99 -13,33
- Đất đồi chưa sử dụng 817,99 777,02
Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai của xã Đại Bình và xã Đông Hải năm 2008
Tình hình sử dụng đất xã Đại Bình 9% 36% 5% 14% 36% Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Tình hình sử dụng đất xã Đông Hải 8% 61% 24% 5% 2% Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 3.8. Tình hình sử dụng đất xã Đông Hải
Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất, chiếm hơn 36% (ở Đại Bình) và hơn 59% (ở Đông Hải) diện tích đất tự nhiên, trong đó bao gồm đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Trong 1104,18 ha đất lâm nghiệp của xã Đại Bình chỉ có 76,8ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ (1027,38 ha), chiếm khoảng 93% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn). Mặc dù chính quyền xã Đại Bình đã chỉ đạo tăng cƣờng bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giàu rừng thông qua việc giao khoán, khoanh nuôi tái sinh rừng, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, nhƣng năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp của xã vẫn giảm 1,5ha do chuyển đổi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Khác với Đại Bình, trong 2856,40ha đất lâm nghiệp của xã có tới hơn 82% là đất rừng sản xuất (2356,84ha), gần 18% diện tích còn lại là rừng phòng hộ (500ha), chủ yếu là rừng ngập mặn phòng hộ ven biển. Đất rừng sản xuất chủ yếu trồng các loại cây quế, keo, thông, bạch đàn, và gần đây có trồng thêm chè. Hiện nay chỉ một diện tích nhỏ rừng trồng cho thu hoạch, còn phần lớn vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhƣng chỉ một vài năm nữa, đây sẽ là nguồn thu đáng kể đối với ngƣời dân địa phƣơng.
Việc giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình ở cả hai xã đều tuân theo Luật đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Rừng ngập mặn trong khu vực phát triển tƣơng đối tốt và khá tập trung, phần lớn là rừng tự nhiên. Thành phần thực vật chủ yếu gồm các loài mắm biển, đƣớc vôi, vẹt tách, sú, cóc,...tại các bãi triều thấp, các loài giá, vạng hôi và các loài cây bụi khác trên các vùng triều cao.
Trƣớc đây có một số diện tích rừng tự nhiên ngập mặn trong khu vực đã đƣợc chính quyền địa phƣơng giao cho một số hộ gia đình chuyển đổi thành các đầm nuôi tôm. Cũng có một số diện tích rừng bị ngƣời dân lấn chiếm và tự khai phá, đắp đầm nuôi tôm. Cây rừng ngập mặn trong diện tích các đầm nuôi tôm này sau 1 đến 2 năm đã bị chết hàng loạt do không còn có sự tuần hoàn của chế độ nƣớc thủy triều. Ngoài ra, kỹ thuật nuôi tôm không hợp lý, nguồn nƣớc, môi trƣờng trong các đầm nuôi tôm bị ô nhiễm nặng làm cho năng suất tôm bị suy giảm, thậm chí tôm bị bệnh chết hàng loạt, ngƣời nuôi tôm bị thua lỗ nên nhiều đầm tôm đã bị bỏ hoang. Hiện nay chính quyền địa phƣơng của hai xã đang vận động ngƣời dân trồng bổ sung rừng ngập mặn ở những khu vực xung yếu ngoài đê biển.
Rừng ngập mặn trong khu vực có vai trò rất lớn đối với đời sống của nhân dân địa phƣơng. Ngoài các chức năng của rừng ngập mặn nhƣ chắn sóng, cân bằng nƣớc, tích lũy chất dinh dƣỡng, đồng hóa chất ô nhiễm,...rừng ngập mặn còn là môi trƣờng sống và sinh sản của các loài hải sản hiện đang là nguồn thu nhập đáng kể của ngƣời dân địa phƣơng.
Hiện nay, rừng ngập mặn trong khu vực vẫn do chính quyền địa phƣơng quản lý. Tuy nhiên, đa phần ngƣời dân trong khu vực không biết điều này mặc dù họ nhận thức đƣợc là cần phải bảo vệ rừng ngập mặn. Vấn đề quản lý tài nguyên rừng ngập mặn sẽ đƣợc đề cập chi tiết hơn trong các phần sau của luận văn.
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn của xã Đại Bình (xấp xỉ 5% diện tích đất tự nhiên) lớn hơn nhiều so với diện tích của Đông Hải (chiếm khoảng 2% diện tích đất tự nhiên) mặc dù xã Đông Hải có diện tích tự nhiên lớn hơn. Xã Đông Hải có tổng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 99,57ha, trong đó diện tích nuôi mặn - lợ là 97,99ha, còn lại 1,58ha là diện tích nuôi cá nƣớc ngọt trong các ao, hồ của các hộ gia đình.
Đất nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn là loại đất có hiệu quả kinh tế khá cao nên diện tích loại đất này ngày càng đƣợc mở rộng ở cả hai xã. So với năm 2007, xã Đại Bình có thêm 21,66ha đất nuôi trồng thủy sản, còn ở Đông Hải cũng mở rộng thêm 13,33ha loại đất này. Các diện tích này đƣợc chuyển đổi từ quỹ đất bằng chƣa sử dụng.
Đất chưa sử dụng
Ở cả hai xã, diện tích đất chƣa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn trong quỹ đất tự nhiên của địa phƣơng, khoảng 36% (1092,20ha) ở Đại Bình và xấp xỉ 24% ở Đông Hải, phần lớn đều là đất đồi. Diện tích đất bằng chƣa sử dụng thƣờng khó khai thác do thƣờng xuyên bị ngập nƣớc thủy triều. Tuy nhiên, diện tích này cần đƣợc quy hoạch trồng cây ngập mặn để hình thành các bãi bồi mới - nơi ngƣời dân có thể khai thác
các loại hải sản để có thêm thu nhập. Đất đồi chƣa sử dụng cũng cần đƣợc quy hoạch để phát triển vốn rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ.