0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TIÊN YÊN VÀ ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 49 -49 )

Dân số và dân tộc

Xã Đại Bình có 6 thôn là Làng Y, Đồng Mƣơng, Làng Ruộng, Nhâm Cao, Xóm Khe và Bình Minh. Tính đến tháng 4 năm 2007, xã có 481 hộ với 2164 nhân khẩu, trong đó nam chiếm 50,05% và nữ chiếm 49,95% (xem bảng 3.1). Thôn Nhâm Cao có 540 ngƣời, là thôn đông dân nhất trong xã, ngƣợc lại thôn Làng Y là thôn có dân số ít nhất xã, chỉ có 283 ngƣời. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2008 ở mức thấp 0,82%.

Số ngƣời trong độ tuổi lao động của xã là 1217 ngƣời, chiếm 56,24% dân số xã, trong đó số lao động nữ (tuổi từ 16 đến 55) là 614 ngƣời và lao động nam (tuổi từ 16 đến 60) là 603 ngƣời (xem bảng 3.2). Có thể thấy, trong khi số lao động nam giới ngƣời Kinh ít hơn so với lao động nữ thì số lao động nam giới ngƣời dân tộc thiểu số lại nhiều hơn rất nhiều so với lao động nữ. Điều này cho thấy lực lƣợng lao động nam giới ngƣời dân tộc thiểu số rất dồi dào.

Bảng 3.1. Tình hình dân số của xã Đại Bình, Đầm Hà (4/2007) Đơn vị Số hộ Số khẩu Nam Nữ Số lƣợng % Số lƣợng % Toàn xã 481 2164 1083 50,05 1081 49,95 Thôn Làng Y 63 283 134 149 Thôn Đồng Mƣơng 62 288 149 148 Thôn Làng Ruộng 75 325 165 160

Thôn Nhâm Cao 124 540 278 262

Thôn Xóm Khe 95 409 215 194

Thôn Bình Minh 62 319 151 168

Nguồn: UBND xã Đại Bình (2008)

Bảng 3.2. Dân số và dân tộc xã Đại Bình năm 2007

Dân tộc Số hộ Số khẩu Số ngƣời trong độ tuổi lao động

Tổng Nam Nữ Toàn xã 481 2164 1217 614 603 Dân tộc Kinh 429 1932 1104 572 532 Dân tộc thiểu số 52 232 113 42 71 Tày 22 105 51 21 30 Dao 20 78 38 11 27 Sán Dìu 9 45 22 9 13 Hoa 1 4 2 1 1

Nguồn: UBND xã Đại Bình (2008)

Dân cƣ xã Đại Bình chủ yếu là ngƣời bản địa. Giai đoạn từ năm 1979-1980 có một số ngƣời di cƣ đến từ Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hà Nam theo các chƣơng trình kinh tế mới.

Xã Đại Bình có 5 dân tộc sinh sống, đó là các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Dìu và Hoa. Ngƣời Kinh đông nhất chiếm 89,28% dân số toàn xã. Các dân tộc còn lại chỉ chiếm 10,72%, trong đó ngƣời Tày có 22 hộ với 105 khẩu, ngƣời Dao có 20 hộ với 78 khẩu, ngƣời Sán Dìu có 9 hộ với 45 khẩu và ngƣời Hoa chỉ có một hộ với 4 khẩu (xem bảng 3.2). Phần lớn các hộ ngƣời dân tộc thiểu số di cƣ tự do đến địa bàn xã năm 1987 từ Bình Liêu (Quảng Ninh) và Lạng Sơn. Các hộ gia đình này sống rải rác ở cả 6 thôn, nhƣng tập trung nhiều nhất là thôn Làng Ruộng, riêng khu Năm Gian có tới 11 hộ ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống. Trong sinh hoạt, ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng giao tiếp với nhau bằng tiếng của dân tộc mình, nhƣng khi giao tiếp với ngƣời Kinh thì họ nói tiếng Việt. Theo đánh giá của Chính quyền địa phƣơng thì hầu hết đàn ông và trẻ em trong độ tuổi đi học biết tiếng Việt, nhƣng ngƣời già và phụ nữ biết rất ít tiếng Việt. Hiện nay ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống hầu nhƣ giống ngƣời Kinh, riêng các tập tục cƣới xin, ma chay vẫn mang nặng tính truyền thống của dân tộc mình.

Xã Đông Hải có 10 thôn là Tài Noong, Nà Bấc, Làng Đài, Làng Nhội, Phƣơng Nan, Hội Phố, Khe Cạn, Hà Tràng Tây, Hà Tràng Đông và Cái Khánh. Tính đến cuối tháng 11/2007, xã có 1122 hộ với 5242 nhân khẩu, trong đó nam chiếm 49,75% và nữ chiếm 50,25%. Theo số liệu thống kê, thôn Hà Tràng Đông có 881 ngƣời, là thôn đông dân nhất trong xã; thôn có số dân ít nhất là thôn Tài Noong với 190 ngƣời. Tỷ lệ nam/nữ của xã tƣơng đối cân bằng.

Khác với xã Đại Bình, dân cƣ của xã Đông Hải chủ yếu là ngƣời di cƣ từ các nơi khác đến, chỉ có ngƣời Dao là ngƣời bản địa. Ngƣời Sán Dìu sinh sống tại xã từ trƣớc năm 1978 di cƣ từ Trung Quốc sang, ngƣời Tày di cƣ đến năm 1990 từ Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn), ngƣời Sán Chỉ đến cƣ ngụ tại xã từ năm 1985 từ Bình Liêu (Quảng Ninh).

Xã Đông Hải có 7 dân tộc sinh sống là Kinh, Sán Chỉ, Dao, Tày, Sán Dìu, Nùng và Hoa. Ngƣời Kinh chiếm 71,06% dân số xã, còn lại là các dân tộc khác chiếm 28,94%, trong đó nhiều nhất là ngƣời Sán Chỉ (525 khẩu), tiếp đến là ngƣời Tày

(403 khẩu), ngƣời Sán Dìu (307 khẩu), ngƣời Dao (200 khẩu), ngƣời Nùng (52 khẩu) và ít nhất là ngƣời Hoa (30 khẩu).

Ngƣời dân tộc thiểu số sống tƣơng đối tập trung. Thôn Tài Noong là thôn có nhiều ngƣời dân tộc thiểu số nhất với hầu hết số hộ gia đình là ngƣời Dao và một số ít là ngƣời Sán Chỉ; tiếp đến thôn Nà Bấc với 68/81 hộ ngƣời dân tộc thiểu số, chủ yếu là ngƣời Sán Chỉ; thôn Cái Khánh có 44/101 hộ ngƣời dân tộc thiểu số với hơn phân nửa là ngƣời Tày. Giống nhƣ cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số ở xã Đại Bình, các dân tộc thiểu số ở xã Đông Hải thƣờng giao tiếp với nhau bằng tiếng của dân tộc mình, nhƣng khi giao tiếp với ngƣời Kinh thì họ dùng tiếng Việt. Theo đánh giá của chính quyền địa phƣơng, hầu hết ngƣời cao tuổi thuộc dân tộc Dao không biết tiếng Việt, còn lại đều nói đƣợc tiếng Việt, đặc biệt là nam giới và trẻ em trong độ tuổi đi học. Mặc dù vậy, vốn tiếng Việt của họ không đƣợc tốt nhƣng đủ để giao tiếp với ngƣời ngoài xã.

Cơ cấu kinh tế

Sinh kế của ngƣời dân hai xã Đông Hải và Đại Bình phụ thuộc vào ba nhóm ngành nghề là nông-lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, thƣơng mại, dịch vụ và một số nghề phụ; trong đó, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Theo số liệu thống kê, xã Đại Bình có tới 80% lao động trong xã tham gia sản xuất nông nghiệp, trong khi con số đó ở xã Đông Hải cũng chiếm tới khoảng 77%. Số lao động tham gia vào hoạt động khai thác hải sản tự do (dùng tàu, thuyền khai thác) không nhiều, chỉ có 62 ngƣời ở Đại Bình và 38 hộ của Đông Hải. Toàn xã Đại Bình có 93 hộ nuôi trồng thủy hải sản (bao gồm cả nuôi cá nƣớc ngọt, nuôi tôm công nghiệp và nuôi lồng bè), còn Đông Hải chỉ có 2 hộ. Theo điều tra, phần lớn các hộ đều kết hợp làm nông nghiệp với khai thác hải sản gần bờ và/hoặc làm lâm nghiệp, chỉ một số ít hộ sinh sống bằng nghề phụ hoặc dịch vụ. Tình trạng thanh niên đi làm ăn xa ngày càng gia tăng. Tuy chƣa có thống kê chính thức, nhƣng theo đánh giá của cán bộ địa phƣơng thì mỗi thôn của xã Đại Bình có 3-4 hộ gia đình có con đi làm thợ mỏ, xã Đông Hải có đến hơn 80 hộ có con đi làm thợ mỏ tại các mỏ thanh của tỉnh Quảng Ninh hoặc

đi làm ăn xa. Với lƣơng của thợ mỏ trung bình từ 3-5 triệu đồng/tháng thì đây là một nguồn thu nhập đáng kể bổ sung cho một số hộ gia đình.

Tình hình sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp của Đại Bình là 288,43ha, trong đó đất trồng lúa là 180,16ha, đất trồng cây hàng năm nhƣ ngô, khoai lang, đậu tƣơng, lạc, khoai tây và rau củ quả các loại là 68,38ha, còn lại 39,89ha là đất trồng cây lâu năm. Mỗi ngƣời dân xã Đại Bình đƣợc chia 2 sào (1 sào = 360m2) đất nông nghiệp để canh tác. Tuy nhiên, lần chia đất cuối cùng đƣợc địa phƣơng tiến hành vào năm 1994, nghĩa là những ngƣời sinh từ ngày 1/1/1995 hoặc chuyển đến địa phƣơng sau năm 1994 vẫn chƣa đƣợc nhận đất canh tác. Đây là một bất cập đang tồn tại và gây thiệt thòi lớn đối với ngƣời dân. Để khắc phục tình trạng này, xã Đại Bình đang có kế hoạch chia đất canh tác nông nghiệp (hiện đang liệt vào đất chƣa sử dụng) cho những ngƣời dân này để canh tác và ổn định cuộc sống.

Xã Đông Hải có 385,44ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 312ha là đất lúa, 38,54ha là đất trồng cây hàng năm nhƣ ngô, khoai lang, đậu tƣơng, lạc, khoai tây và rau củ các loại; 34,90ha còn lại là đất trồng cây lâu năm. Cũng giống nhƣ ở Đại Bình, mỗi ngƣời dân cũng đƣợc chia 2 sào đất nông nghiệp để canh tác.

Lúa đƣợc trồng 2 vụ chiêm và mùa, vụ chiêm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10 (Âm lịch). Tuy nhiên nhiều diện tích đất chỉ trồng đƣợc một vụ lúa do không đủ nƣớc tƣới, vụ còn lại ngƣời dân phải trồng các cây hoa màu nhƣ ngô, khoai lang, khoai sọ, lạc, đậu tƣơng, rau các loại,...và một số cây công nghiệp nhƣ thanh hao hoa vàng (xem bảng 3.3). Cây lƣơng thực chính trong vùng là cây lúa. Cây hoa màu chủ yếu phục vụ chăn nuôi và tiêu dùng trong gia đình. Năng suất lúa trong vùng không cao, trung bình khoảng 70-80kg/sào/vụ. Năng suất ngô đạt 39,5 tạ/ha, khoai lang đạt 57 tạ/ha, đậu tƣơng 9 tạ/ha, lạc 9 tạ/ha. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời năm 2008 đạt 754 kg/ngƣời/năm.

Bảng 3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của 2 xã Đại Bình và Đông Hải năm 2007

Xã Đại Bình Xã Đông Hải Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Tổng diện tích gieo trồng 598,08 894,7

- Cây lƣơng thực (lúa, ngô) 429,60 1664,4 642,71 2989,1

- Cây chất bột 130,48 145

- Cây thực phẩm 38 47

- Cây công nghiệp - 60

Tổng giá trị sản xuất trồng trọt (tỷ đồng)

6,3 -

Nguồn: UBND xã Đại Bình và Đông Hải (2008)

Trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, ảnh hƣởng xấu đến năng suất cây trồng và gây khó khăn cho cuộc sống của ngƣời dân. Là nơi thƣờng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các cơn bão nên khả năng nƣớc biển tràn qua đê vào trong nội đồng là rất lớn. Trên thực tế, năm 2007 một số hộ gia đình đã mất trắng vụ chiêm khi nƣớc biển tràn vào nội đồng. Tuy nhiên, với hệ thống đê biển bê tông kiên cố đang đƣợc đầu tƣ xây dựng nguy cơ này sẽ đƣợc giảm thiểu trong thời gian tới. Ngoài thời tiết bất lợi, giá cả phân bón, vật tƣ nông nghiệp tăng cao cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Tình hình chăn nuôi của xã chỉ ở quy mô nhỏ, chủ yếu là nuôi trâu, bò phục vụ sản xuất nông nghiệp, lợn và gia cầm phục vụ sinh hoạt là chính, số hộ nuôi thƣơng mại không nhiều. Đáng chú ý trong những năm gần đây, ngƣời dân trong vùng phát triển nuôi gà Tiên Yên là giống gà có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Mỗi thôn chỉ có ít hộ có đàn gia cầm lớn từ 70-100 con.

Tình hình nuôi trồng thủy sản

Bờ biển dài, diện tích bãi triều lớn của hai xã Đông Hải và Đại Bình cùng với nguồn lợi thủy sản tự nhiên đa dạng và phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, chất đáy tại các vùng bãi triều ven biển trong khu vực rất phù hợp cho việc phát triển

nuôi các loài nhuyễn thể có giá trị nhƣ ngao, sò. Khu vực nghiên cứu có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ.

Phong trào nuôi thủy sản đã đƣợc bắt đầu trong khu vực từ năm 1994, nhƣng chủ yếu do ngƣời dân tự phát ngăn đầm, đắp đập nuôi trồng thủy sản mà không có sự chỉ đạo của chính quyền các cấp. Từ năm 2003, chính quyền địa phƣơng đã xây dựng quy hoạch và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ nhằm khai thác lợi thế của địa phƣơng mình. Hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Đối tƣợng nuôi bán thâm canh chủ yếu là tôm sú, tôm he chân trắng Nam Mỹ, tôm he Nhật Bản. Đối tƣợng nuôi quảng canh cải tiến bao gồm một số loại cá nƣớc lợ nhƣ cá vƣợc, cá song. Vùng nuôi trƣơng bãi đƣợc sử dụng để nuôi ngao, sò theo hình thức quây lƣới quanh khu vực nuôi. Vùng nuôi biển (eo, vịnh, biển nông) nuôi cá lồng, bè nổi và quây lƣới chắn.

Hình 3.2. Các loại hình NTTS (từ trái qua phải): Đầm nuôi tôm, Nuôi cá lồng bè, và Ao nuôi cá nƣớc ngọt

Quy mô ao nuôi từ vài trăm đến vài ngàn m2

ở quy mô hộ gia đình. Thức ăn đƣợc sử dụng nuôi cá thƣờng đƣợc tận dụng từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp, cám gạo, phân chuồng hay các loại rau, cỏ tự nhiên. Trong khu vực chƣa có thâm canh cá nƣớc ngọt.

Việc nuôi thủy hải sản những năm đầu đã thu hút một lực lƣợng lao động đáng kể, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận ngƣời dân trong khu vực. Hàng năm, chính quyền xã đã kết hợp với Trung tâm Khuyến ngƣ tỉnh mở các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản cho nhân dân trong xã để nâng cao

kiến thức về nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình nông dân.

Tuy nhiên, việc nuôi thủy hải sản tại khu vực đã không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Một số diện tích ao, đầm nuôi không hiệu quả, bị vỡ đê do bão và triều cƣờng. Việc nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp về con giống, thức ăn, thị trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, nguồn lợi,... Do đó, sự phát triển nuôi trồng thủy hải sản trong khu vực không ổn định và nhiều hộ làm ăn thua lỗ. Tình hình nuôi thủy hải sản của địa phƣơng đƣợc thể trong bảng 3.4. Năm 2006, một bộ phận dân cƣ xã Đại Bình chuyển về xã Tân Lập do việc tách xã của chính quyền địa phƣơng nên số liệu thống kê năm 2008 lại thấp hơn số liệu năm 2007.

Bảng 3.4. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy hải sản tại Đại Bình năm 2007-2008

Xã Đại Bình Xã Đông Hải Năm 2007 Năm 2008* Năm 2007 Năm 2008* Diện tích nuôi trồng - Nuôi tôm 18,4 ha 21,2 ha - - - Nuôi lồng bè 20 ô lồng 28 ô lồng - - - Nuôi nhuyễn thể - 227 ha - - - Nuôi cá nước ngọt - - Sản lƣợng nuôi trồng (tấn) 189,4 42 155 31,8 - Tôm 30,4 - 50 - - Ô lồng 7 - 48 - - Nhuyễn thể 140 - 20 - - Cá nước ngọt - 37 - Sản lƣợng khai thác hải sản tự nhiên (tấn) 140,6 115 331 218,2

Nguồn: UBND xã Đại Bình và Đông Hải (2008) Ghi chú: năm 2008*: chỉ tính 6 tháng đầu năm

Tuy số liệu các năm và các loài nuôi chƣa thật đầy đủ, nhƣng có thể thấy diện tích nuôi tôm tuy không nhiều nhƣng có tăng lên qua các năm, trong khi sản lƣợng tôm lại gần nhƣ không đổi. Điều này cho thấy năng suất tôm bị suy giảm. Số lƣợng ô lồng nuôi cá cũng không ổn định và có chiều hƣớng giảm sút. Riêng diện tích nuôi cá nƣớc ngọt và diện tích nuôi nhuyễn thể có chiều hƣớng gia tăng. Số hộ tham gia

nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm. Năm 2008, toàn xã Đại Bình có 57 đầm nuôi cá nƣớc ngọt của các thôn Đồng Mƣơng, Làng Ruộng và Nhâm Cao; 9 dâmd nuôi tôm thuộc thôn Nhâm Cao và Xóm Khe; 3 lồng bè thuộc thôn Làng Ruộng; 25 đầm nuôi ngao nằm ở Chƣơng Cả.

Bảng 3.5. Số hộ nuôi trồng thủy sản của Đại Bình trong các năm 2006-2008

Loại hình nuôi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nuôi lồng bè 5 2 3

Nuôi tôm 2 9 9

Nuôi cá nƣớc ngọt 18 19 57

Nuôi nhuyễn thể - - 25

Tổng cộng 25 30 94

Nguồn: UBND xã Đại Bình (2008)

Phần lớn các hộ đắp đầm vào các năm 2001 đến 2004. Chỉ có một vài hộ có đầm năm 2006-2007. Trƣớc đây ngƣời dân nuôi cá nƣớc ngọt, cua và tôm. Nhƣng gần đây, đối tƣợng nuôi chủ yếu là cá nƣớc ngọt và ngao. Cua hiện nay hầu nhƣ không còn đƣợc nuôi trong vùng. Nuôi tôm không đúng kỹ thuật hoặc trong những điều

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TIÊN YÊN VÀ ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 49 -49 )

×