Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62)

Trên cơ sở kiến tạo địa chất, địa hình của khu vực có thể chia xã Đông Hải thành hai vùng chính là vùng đồi núi và vùng đất bằng ven biển.

Vùng đồi núi có thể chia thành 4 loại:

i- Đất lúa nƣớc vùng đồi núi:

 Đất feralit biến đổi do trồng lúa: là loại đất biến đổi do cấy lúa nƣớc nên đã thay đổi cơ bản về mặt đặc tính, địa hình bậc thang, có hầu hết ở các vùng trong xã;

 Đất dốc tụ: thƣờng nằm ở chân các đồi núi đƣợc hình thành do sự bào mòn, rửa trôi đọng lại. Đất có thành phần cơ giới thô, màu xám tro, xám vàng, lớp dƣới lẫn sỏi và đá vụn, dễ thoát nƣớc và chua;

 Đất thung lũng: đƣợc hình thành từ những sản phẩm của đồi núi bị gột rửa do nƣớc đƣa xuống đọng lại, thƣờng gặp ở các khu vực thấp, xen kẽ đồi núi bị ngập nƣớc. Tuy không bị lầy nhƣng loại đất này thƣờng bị thiếu khí, quá trình glây mạnh, đất có màu xám xanh;

 Đất phù sa ngòi suối: là sản phẩm bào mòn của đồi núi, bị nƣớc cuốn trôi và bồi tụ ven các sông, suối tạo nên những bãi bồi. Sự phân chia tầng không rõ rệt, có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình.

ii- Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm (từ 25-175m) đƣợc chia thành 2 loại:

 Đất feralit đỏ vàng trên đá sét: là loại đất nằm ở địa hình tƣơng đối thoải, phân cách bởi những thung lũng nhỏ, có lớp mùn khá dày, màu vàng đỏ;  Đất feralit đỏ vàng trên đá Macma axit: nằm ở các đồi thấp nhƣng có độ dốc

lớn, cạnh những đỉnh núi cao, phong hóa yếu nên có tầng trung bình đến mỏng, màu đỏ vàng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, kém kết cấu. iii- Đất feralit trên núi (175-400m) gồm hai loại:

 Đất feralit đỏ vàng trên đá trầm tích lẫn: là loại đất phát triển trên đá sét và sa thạch, tạo thành các dải lớn có màu sắc lẫn lộn với nhau thành đỏ vàng hoặc vàng đỏ, có độ dốc lớn, xói mòn mạnh;

 Đất feralit phát triển trên đá Macma axit: nằm ở vị trí cao hơn, có độ dốc lớn hơn. Thảm thực vật ít phát triển, phần lớn là các lùm cây bụi và cỏ tranh, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng.

iv- Đất feralit màu vàng nhạt trên núi cao (từ 400m trở lên)

Là loại đất phát triển trên các đá mẹ khác nhau, trầm tích nằm lẫn macma axit, có màu sắc khác nhau nhƣng mang tính chất chung của vùng cao và chịu ảnh hƣởng của các yếu tố địa hình, có độ dốc lớn, phân cách hiểm trở, phức tạp, màu vàng nhạt, ở vùng có độ ẩm cao thì có màu vàng đỏ.

Vùng đất bằng ven biển bao gồm các cồn cát, bãi cát và đất mặn. Do tác động của con ngƣời nên một phần đã đƣợc chuyển thành đất trồng lúa và hoa màu. Diện tích còn lại rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Ở khu vực xã Đại Bình cũng có các loại đất cơ bản giống nhƣ xã Đông Hải, với các loại đất chính nhƣ sau:

 Đất phèn có màu nâu, xám nâu. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, có khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp nhƣng hạn chế;

 Đất feralit biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, bạc màu: có tầng sét loang lổ, đất glây chua. Thích hợp cho phát triển cây trồng hàng năm ngắn ngày.

 Nhóm đất cát ven biển và đất mặn: phát sinh do sự xâm nhập của thủy triều gây mặn bề mặt hoặc mạch ngầm. Những vùng nhô cao lên khỏi các bãi bùn thƣờng có một lớp muối trắng. Đất có màu nâu xám, ít chua đến trung tính, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)