Tài nguyên biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 67)

Biển của Tiên Yên và Đầm Hà nói chung, Đông Hải và Đại Bình nói riêng là nơi sinh sống của nhiều loài thủy hải sản có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao. Hệ sinh vật biển ở khu vực này đa dạng, là tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế biển. Bên cạnh các loài thủy sản có giá trị kinh tế, khu vực này còn có nhiều loài chim di cƣ cũng nhƣ chim sống định cƣ, là đối tƣợng nghiên cứu khoa học cũng nhƣ du lịch sinh thái lý tƣởng. Khu vực biển Tiên Yên, Đầm Hà cũng là nơi phân bố của nhiều loài cỏ biển có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế nhƣ cỏ xoan (Halophila ovalis), cỏ nàm nàm (Halophila beccarii), cỏ kim (Ruppia maratima), cỏ lƣơn (Zostera japonica), rong mơ (Sargassum spp.), rong bún (Enteromorpha spp.), rong bún (Gracilaria spp.) và nhiều loài rong biển khác (Nguyễn Văn Tiến, 1996) [9]. Ngoài ra, vùng ven biển Tiên Yên, Đầm Hà còn là nơi sinh sống của 188 loài thực vật nổi,

123 loài động vật nổi (Nguyễn Đức Cự và nnk, 1996) [9] và nhiều loài nhuyễn thể, giun nhiều tơ, các loài giáp xác và nhiều loài cá kinh tế khác (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Một số loài hải sản tự nhiên có giá trị kinh tế tại Tiên Yên và Đầm Hà

STT Tên loài Tên Việt Nam Tên khoa học Vùng phân bố

I Nhóm giáp xác

1 Tôm he mùa Penaeus merguiensis

Vùng cửa sông, ven biển 2 Tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus

3 Tôm rằn Penaeus semisullatus

4 Tôm rảo Meatapenaeus ensis

5 Tôm sú Penaeus monodon

6 Cua biển Scylla paramamosain

7 Ghẹ xanh Portunus pelagicus

8 Ghẹ hoa Portunus trituberlatus

II Nhóm cá

9 Cá vƣợc Lates calcarifer

Cửa sông, vùng nƣớc lợ 10 Các tráp Sparus macrocephalus

11 Cá đối Mugil cephalus

12 Cá đìa Siganus guttatus

13 Cá bống bớp Bostrichthys siensis

14 Cá song Epinephelus bleekeri

15 Cá mú Cromileptes altivelis

III Nhóm nhuyễn thể

16 Ngao Meretrix meretrix Đai cát, roi cát

17 Ngán* Lucina philippinarum Trong rừng ngập mặn

18 Vạng - Trong rừng ngập mặn

19 Hầu cửa sông Ostrea rivularis

20 Sò lông Anadara suberenata

21 Sò huyết Anada granosa

IV Nhóm các loài khác

22 Sá sùng* Sipunculus nudus Đai cát bao ngoài rừng ngập mặn và doi cát, trƣơng cát

23 Bông thùa/đanh biển* Phascotosoma similis

Nguồn: Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2007) *Đối tượng hải sản tự nhiên có giá trị cần được bảo vệ và khai thác hợp lý

Trong số các loài kể trên thì Ngán (Lucina philippinarum), Sá sùng (Sipunculus nudus), Bông thùa hay Đanh biển (Phascotosoma similis) là những loài có giá trị

kinh tế cao và hiện đang đƣợc khai thác nhiều nhất dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng về số lƣợng cá thể mỗi loài, đặc biệt là Sá sùng.

Hình 3.5. Ngán, bông thùa và sá sùng

Sá sùng (một số nơi còn gọi là con sâm đất) có tên khoa học là Sipunculus nudus,có vị trí phân loại nhƣ sau: Ngành Sipuncula, Lớp Sipunculidea, Bộ Sipunculiformes, Họ Sipunculidae, Giống Sipunculus Linnaeus, 1766. Loài Sipunculus nudus sống ở vùng triều, nền đáy cát bùn và bùn cát, trong rừng ngập mặn (Schulze and Rice, 2004). Tuy nhiên, theo ngƣời dân địa phƣơng thì Sá sùng chỉ phân bố ở các bãi triều và trƣơng cát không có cây ngập mặn. Kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dƣỡng trong thịt Sá Sùng của Zhang Chaohua, Takeshi Suzuki, Yumiko Yoshie (2000) cho thấy, Sá Sùng khô có 10,3% amino axit tự do và nitơ tổng số 77,9 %. Những amino axit ngọt nh- glycine (3,2%), alanine (2,5%), glutamin (0,25%) và succinic (0,35%) đã tạo nên hƣơng một vị thơm ngon của Sá Sùng. Những thành phần vô cơ nhƣ Na+ chiếm 0,8%, Cl- chiếm 1,4 % cũng góp phần tạo nên hƣơng vị đặc biệt này của Sá Sùng. Ngoài ra, chúng còn là sinh vật biển giàu taurine (3,2%) và khoáng chất (1,2%). Đây là những thành phần dinh dƣỡng và dƣợc học cơ bản tạo nên hƣơng vị thơm ngon và bổ dƣỡng cho con ngƣời. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích các thành phần sinh hoá của loài Sá Sùng, tìm thấy trong thịt của loài này có chứa 17 nguyên tố khoáng, 8 loại axít amin không thay thế và 10 loại axít amin thay thế rất cần thiết cho cơ thể con ngƣời. Theo kinh nghiệm dân gian của Việt Nam và

Trung Quốc, thịt Sá sùng phơi hoặc sấy khô, rồi nƣớng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với liều 6-10g mỗi lần với nƣớc ấm hoặc rƣợu, ngày ba lần là thuốc bổ thận, tráng dƣơng, ích tinh chữa yếu sinh lý, liệt dƣơng [31]. Gần đây, do nhu cầu tiêu thụ từ phía Trung Quốc tăng cao nên giá thành của loại hải sản này cũng ngày một tăng. Giá bán 1kg Sá sùng tƣơi tại thời điểm nghiên cứu dao động từ 60.000-80.000 đồng tùy thuộc vào kích cỡ của Sá sùng. Còn giá bán Sá sùng đã qua chế biến và phơi khô cao hơn gấp nhiều lần. Chính vì thế mà Sá sùng trở thành đối tƣợng đƣợc săn lùng và khai thác ráo riết. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi hải sản này.

Khai thác Ngán và Bông thùa cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là một mối đe dọa đối với rừng ngập mặn, vì việc đánh Ngán và cuốc Bông thùa có thể gây hại trực tiếp đến sự sinh trƣởng của cây ngập mặn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)