Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)

Xã Đông Hải có 2.865,4ha rừng (chiếm 59,20% diện tích tự nhiên), trong đó có 500ha rừng phòng hộ (chủ yếu là rừng ngập mặn), rừng sản xuất nhƣ thông (mã vĩ), keo tai tƣợng (hoặc lai), bạch đàn,...hàng năm cung cấp sản lƣợng gỗ khai thác các loại đạt 115 m3. Bên cạnh đó, Đông Hải còn nhiều các loại lâm sản ngoài gỗ nhƣ tre, nứa, song, mây,...và các loại cây dƣợc liệu.

Xã Đại Bình có 1105,68ha đất rừng (2005), chiếm 36,59% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 77,8ha rừng sản xuất và rừng trồng, 1027,88ha rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu

Theo Phan Nguyên Hồng (2000) [10], hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu thuộc tiểu khu 1 (từ Móng Cái đến Cửa Ông) của vùng ven biển Đông Bắc (Khu vực I), do đó các điều kiện sinh thái đặc trƣng của tiểu vùng:

Về khí hậu, đây là vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. Hàng năm có 4 tháng có nhiệt độ không khí trung bình dƣới 20o

C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 2.000-2.400mm, thậm chí lƣợng mƣa ở Tiên Yên lên đến trên 3000mm/năm.

Về thủy văn, tiểu vùng này chỉ có sông suối nhỏ, ngắn và dốc, ít phù sa. Nơi đây động lực triều và động lực sóng giữ vai trò quan trọng. Nằm trong vịnh kín, có hệ

thống đảo ven bờ che chắn nên phù sa chảy ra cửa sông đƣợc ngƣng đọng lại ở bờ biển tạo ra những bãi triều phẳng. Dòng chảy ven bờ khá phức tạp, chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đem theo nguồn giống đến bãi triều. Do vậy mà phân bố các loài cây ngập mặn tƣơng đối đồng đều. Chế độ nhật triều, thủy triều tƣơng đối thuần nhất, biên độ triều khoảng 4m. Do lòng sông dốc nên cây ngập mặn không phân bố sâu vào nội địa. Độ mặn nƣớc biển tƣơng đối cao, thích hợp với những loài cây chịu mặn cao.

Nhiệt độ và nƣớc là hai nhân tố hạn chế tính đa dạng về tổ thành cây rừng ngập mặn và khả năng sinh trƣởng của chúng. Đây là vùng ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Đồng Bắc. Nhiệt độ của không khí, đất và nƣớc xuống thấp và kéo dài trong thời kỳ gió mùa. Tác động này đã hạn chế sự sinh trƣởng của cây rừng ngập mặn và làm cho chúng có kích thƣớc nhỏ hơn so với các loài cây rừng ngập mặn ở Nam Bộ. Về địa hình, tiểu khu vực này có hệ thống đảo ven bờ che chắn nên tác động của sóng yếu.

Về thổ nhƣỡng, ở đây có các sản phẩm bồi tụ mỏng, đá vỡ, cuội, sỏi, cát. Trầm tích tầng mặt có thành phần cát khô là chính. Đất ngập mặn nhƣng không nhiều chất hữu cơ.

Quần thể cây ngập mặn ở đây bao gồm: trên bãi mới bồi xuất hiện quần thể mắm biển thuần loài, có nơi hỗn giao với sú, muối biển,...Trên các bãi triều ngập trung bình hình thành các quần thể hỗn giao các loài đâng, trang, vẹt dù, sú,...Trên các bãi triều cao, quần thể vẹt dù chiếm ƣu thế. Các loài cây nhƣ vẹt dù, đâng, mắm biển cao nhất cũng chỉ đạt từ 8-10m, nhỏ hơn nhiều so với cây rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hệ động vật đa dạng bao gồm các loài thú (sóc, khỉ,...), các loài chim di cƣ cũng nhƣ các loài định cƣ sinh sống tại khu vực, đặc biệt là nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế nhƣ ngán, bông thùa/đanh biển, sá sùng/sâm đất, ruốc, các loại ốc...Tuy nhiên, hiện này số lƣợng các loài trên đều suy giảm đáng kể mà nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, đặc biệt các loài thú nhƣ sóc, khỉ,...hầu nhƣ không còn.

Hình 3.4. Rừng ngập mặn khu vực xã Đông Hải và xã Đại Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)