Thực trạng quản lý tài nguyên ven biển ở Đại Bình và Đông Hải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

Nhƣ trên đã đề cập, tài nguyên ven biển tập trung ở vùng đất ngập triều (bao gồm RNM và các bãi triều) của 2 xã Đại Bình và Đông Hải liên quan đến nhiều bên tham gia, cả các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở cấp địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn và những ngƣời dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này. Hình 3.12 thể hiện mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý và khai thác, sử dụng vùng đất ngập triều thuộc 2 xã Đại Bình và Đông Hải.

Hình 3.12. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý và khai thác, sử dụng vùng đất ngập triều thuộc 2 xã Đại Bình và Đông Hải

Trong đó:

Ảnh hƣởng giữa các bên liên quan Phối hợp với bên liên quan khác

Vùng đất ngập triều (RNM và bãi triều) thuộc 2 xã Đại Bình và Đông Hải

Nằm ngoài khu vực nhƣng vẫn có nhiều ảnh hƣởng đến các hoạt động trong khu vực

Nằm ngoài khu vực nhƣng có một số ảnh hƣởng đến khu vực Bên quan trọng hơn

Hiện tại, tài nguyên rừng ngập mặn và khu vực bãi triều đang thuộc quyền quản lý chung của các xã. Hình 3.13 và 3.14 thể hiện mô hình quản lý hiện tại đối với tài nguyên rừng ngập mặn và bãi triều tại khu vực nghiên cứu.

Hình 3.13. Mô hình quản lý rừng ngập mặn tại Đại Bình và Đông Hải

Về mặt tổ chức, Ban Quản lý Rừng phòng hộ của huyện chịu trách nhiệm tham mƣu cho chính quyền UBND cấp huyện (Tiên Yên và Đầm Hà) về quản lý rừng phòng hộ nói chung và rừng ngập mặn nói riêng. Ban Quản lý Rừng phòng hộ sẽ phối hợp với UBND cấp xã (Đông Hải và Đại Bình), đơn vị chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về hành chính đối với tài nguyên rừng trên địa bàn mình, trong đó có rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ở cấp xã không có Ban Quản lý rừng ngập mặn để làm nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về rừng ngập mặn.

Khu vực đất ngập triều của cả hai xã đƣợc quản lý trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện có nhiệm vụ tham mƣu cho chính quyền UBND huyện về quản lý tài nguyên và môi trƣờng nói chung, trong đó có tài nguyên đất đai và đất ngập triều ven biển. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện phối hợp với UBND cấp xã - là cấp quản lý trực tiếp tài nguyên đất đai về mặt hành chính, trong đó có khu vực bãi triều.

Hình 3.14. Mô hình quản lý khu vực bãi triều tại Đại Bình và Đông Hải

Về lý thuyết, cả hai mô hình quản lý trên đều dựa trên cơ sở cách tiếp cận quản lý từ trên xuống (top-down) truyền thống, ít có sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định hoặc lập kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên ven biển nói riêng.

Trên thực tế, hầu hết các hộ gia đình tham gia đánh giá đều không biết gì hoặc biết nhƣng không rõ ai quản lý rừng ngập mặn và khu vực bãi triều. Ngƣời dân coi đây là khu vực “mở”, ai cũng có thể vào khai thác hải sản một cách tự do. Tuy nhiên, họ cũng nhận thức đƣợc phải bảo vệ rừng ngập mặn do bản thân họ là ngƣời đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ nguồn tài nguyên này. Phần lớn ngƣời dân đều cho rằng cần có biện pháp bảo vệ rừng ngập mặn và nguồn lợi hải sản trong khu vực, nhƣng họ không cho rằng trách nhiệm bảo vệ thuộc về họ. Một trong những nguyên nhân làm cho ngƣời dân địa phƣơng không mặn mà với việc bảo vệ rừng ngập mặn là lợi ích mà họ nhận đƣợc không rõ ràng. Mặt khác, dù nhận thức đƣợc cần phải bảo vệ rừng ngập mặn nhƣng họ cũng chƣa biết nhiều đến những lợi ích phi kinh tế cũng nhƣ hậu quả tiềm tàng nếu rừng ngập mặn bị mất đi. Vì vậy, giáo dục môi trƣờng là vô

cùng quan trọng và là một trong những bƣớc đầu tiên của việc xây dựng năng lực cộng đồng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng.

Ở xã Đại Bình, trƣớc đây, UBND xã (cấp tỉnh ra quyết định) có giao một số diện tích đất có rừng ngập mặn ở khu vực Đồng Bí cho công ty Vĩnh Thịnh để chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp). Do quây đầm nuôi tôm nên cây ngập mặn trên diện tích này không phát triển đƣợc và chết dần vì không đƣợc ngập triều định kỳ. Các đầm nuôi thủy sản sau một thời gian đã không còn mang lại năng suất cao và bị thua lỗ. Hiện nay, các đầm nuôi tôm này đang ở trong tình trạng bị bỏ hoang. Gần đây, chính quyền địa phƣơng có giao cho công ty Đức Anh khoảng 260 ha đất ở khu vực đảo Cuống để trồng rừng (trồng keo). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân dân địa phƣơng, đặc biệt là những ngƣời đi cuốc bông thùa trong rừng ngập mặn, công ty Đức Anh đã tự ý khoanh nuôi tự nhiên diện tích rừng ngập mặn quanh đảo Cuống và không cho ngƣời dân vào khai thác hải sản ở khu vực này. Điều này gây bức xúc trong nhân dân vì khu vực này có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Đa phần ngƣời dân địa phƣơng không biết đến quyết định giao đất này cũng nhƣ diện tích đất đƣợc giao đƣợc sử dụng cho mục đích gì. Qua đây có thể thấy sự thiếu minh bạch trong các quyết định về giao đất của chính quyền địa phƣơng là kết quả của việc cộng đồng không đƣợc tham gia đầy đủ vào quá trình lập kế hoạch/quy hoạch cũng nhƣ ra quyết định liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ phụ thuộc. Theo Cán bộ Địa chính xã Đại Bình, sắp tới UBND xã sẽ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện thu hồi diện tích đất mà công ty Đức Anh đã chiếm dụng trái phép.

Tình hình quản lý khu vực bãi triều phía ngoài rừng ngập mặn rất phức tạp, đặc biệt ở khu vực trƣơng Lái Cáy và các bãi triều lân cận. Đây là khu vực khai thác sá sùng chính của ngƣời dân địa phƣơng và cũng là khu vực hay xảy ra tranh chấp, thậm chí là xung đột giữa ngƣời khai thác hải sản tự nhiên và ngƣời nuôi. Một số diện tích bãi triều đã đƣợc chính quyền địa phƣơng giao cho một số cá nhân theo cơ chế đấu thầu để nuôi trồng hải sản, chủ yếu là ngao. Theo Cán bộ Địa chính xã Đại Bình, có khoảng 100 ha bãi triều thuộc quyền quản lý của xã đã đƣợc giao cho các cá nhân

để nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, trên thực tế các cá nhân đƣợc giao đất bãi triều để nuôi ngao chỉ tiến hành nuôi 1-2 vụ đầu, sau đó do thua lỗ nên họ đã dừng nuôi và chỉ khoanh nuôi con giống tự nhiên trên diện tích đƣợc giao để thu lợi nhuận, không những thế họ còn lấn chiếm thêm ra các khu vực xung quanh. Theo những ngƣời chuyên đi cuốc sá sùng thì những bãi khai thác tự do không còn có nhiều sá sùng do nhiều ngƣời cùng tập trung đánh bắt, vì vậy họ phải vào những khu vực đã đƣợc giao cho các cá nhân nuôi trồng thủy sản để khai thác sá sùng và chấp nhận chia sẻ sản phẩm bắt đƣợc với “chủ bãi”. Tỷ lệ phân chia thu nhập có thể lên đến 50-50, nghĩa là ngƣời khai thác tự do có thể sẽ phải chia sẻ một nửa số sản phẩm đánh bắt đƣợc cho chủ bãi. Nhƣ vậy, những cá nhân đƣợc giao đất bãi triều nuôi ngao chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí để quây bãi nhƣng lại thu đƣợc lợi lớn từ nguồn giống sá sùng tự nhiên. Họ thậm chí không phải nộp thuế sử dụng đất vì luôn đƣợc cho là nuôi ngao bị mất mùa. Đây là sự không công bằng đối với những ngƣời khai thác hải sản tự nhiên tại khu vực bãi triều và dẫn đến những mâu thuẫn về mặt xã hội giữa hai nhóm ngƣời này (những ngƣời khai thác tự nhiên và những cá nhân đƣợc giao đất nuôi trồng thủy sản). Trên thực tế, sự mâu thuẫn này đã từng dẫn đến xung đột giữa 2 nhóm ngƣời này. Đáng lo ngại là hiện nay, một số cá nhân ngang nhiên chiếm dụng trái phép một số diện tích bãi triều với cùng mục đích trên. Chính quyền địa phƣơng cũng thừa nhận về thực trạng này và cũng đã có những biện pháp mạnh nhƣ cƣỡng chế đối với những cá nhân vi phạm, thu hồi lại các diện tích bãi triều đã giao không đƣợc sử dụng đúng mục đích,...Tuy nhiên, tình hình vẫn rất phức tạp. UBND xã Đại Bình cho biết sẽ phối hợp với Công an huyện Đầm Hà để giải quyết dứt điểm những trƣờng hợp vi phạm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)