Thực trạng các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 90)

- Phƣơng thức thực hiện quyền kiểm tra giám sát của ngƣời lao động, ngƣời cán bộ công chức.

2.3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở

Qua nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Hệ thống các văn bản về pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở về cơ bản đã tương đối đầy đủ và đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống.

Pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở đã từng bước cụ thể hóa phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, điều chỉnh nhiều mặt, nhiều lĩnh vực tạo thành một cơ chế thống nhất để đảm bảo dân chủ được phát huy có hiệu quả, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở cơ sở.

Các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở đã đảm bảo các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp được thực thi một cách hiệu quả. Tạo được một luồng sinh khí mạnh mẽ về dân chủ cơ sở trong nhân dân và người lao động.

Quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở đã tạo cơ chế để người dân, người lao động làm chủ trong mọi hoạt động ở địa phương, ở đơn vị mình, bài trừ những thói hư tật xấu, mê tín, dị đoan, tạo sự đoàn kết và đồng thuận cải thiện đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân.

Các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở đã tạo được vai trò mạnh mẽ trong việc cải cách thủ tục hành chính, chuyển từ cơ chế mệnh lệnh quyền uy sang cơ chế bàn bạc, công khai, dân chủ. Các quy định này đã đổi mới lề lối làm việc của cán bộ, công chức xã.

Các quy định của pháp luật về dân chủ đã thành công trong việc xây dựng phương thức phát hiện vấn đề, phát hiện và xử lý những sai sót. Quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo được công khai, minh bạch có quy trình và thời hạn giải quyết rõ ràng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, pháp luật dân chủ cơ sở vẫn còn một số điểm tồn tại:

Các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở còn rất chung chung, có những văn bản được quy định rất hình thức, chiếu lệ, không còn phù hợp với thời cuộc nữa nhưng vẫn chưa có văn bản thay thế.

Các văn bản về dân chủ cơ sở còn chồng chéo, trùng lắp, sao chép nhau nhất là các văn bản liên quan đến dân chủ trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thiếu sự quy định trách nhiệm rõ ràng, khó thực hiện. Việc rà soát, ban hành, bổ sung chính sách, cơ chế chưa đồng bộ, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đặt ra, nhất là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân như: Giá đền bù đất khi giải phóng mặt bằng, tái định cư, tiền lương, bảo hiểm xã hội, nhà ở của công nhân các khu công nghiệp...Một số văn bản pháp quy quy định về quy chế dân chủ cho một số loại hình, một số lĩnh vực còn thiếu, chưa kịp thời, chưa sát với thực tế, chậm được rà soát, bổ sung [5, tr.1].

Trong nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL - UBTVQH có một số điều quy định còn chưa được phù hợp:

Tại Pháp lệnh quy định về hương ước, quy ước có mục quy định: sau khi có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận, nhưng trên thực tế các ủy ban rất nhiều việc, nên việc thông qua các quy ước, hương ước này vừa chậm vừa không đảm bảo về việc xem xét mức độ khả thi của quy ước, hương ước.

Bên cạnh đó với vấn đề lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân bầu ra tại Điều 26 của Pháp lệnh: Pháp lệnh và văn bản hướng dẫn đã quy định khá đầy đủ về trình tự và cách thức lấy phiếu tín nhiệm, tuy nhiên trong quy định này vẫn còn một số điểm hạn chế: ví dụ nếu chức danh đó không được trên 50% số phiếu tán thành thì giải quyết thế nào? Câu hỏi đặt ra để lấy phiếu tín

nhiệm rất đơn giản chỉ là có hay không? Quy định về vai trò của MTTQ trong vấn đề này còn rất chung chung, mờ nhạt.

MTTQ có vai trò rất quan trong trong quá trình thực hiện dân chủ cơ sở tại địa phương, tuy nhiên các quy định trong Pháp lệnh và văn bản hướng dẫn thi hành vai trò và tính pháp lý của tổ chức này chưa được ghi nhận để đảm bảo tổ chức hoạt động một cách tách biệt và hiệu quả mà chỉ giống như thiết chế giúp việc và phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân.

Nhiều văn bản về điều chỉnh dân chủ không đạt được mục đích đồng thuận, dân chủ trong dân, mà chủ yếu giải quyết mối quan hệ quản lý nhà nước, mối quan hệ giữa quản lý nhà nước ở cấp xã và tự quản ở cộng đồng thôn chưa rõ ràng, chồng lấn, hoạt động sai chức năng. Trong thực hiện dân chủ cơ sở ở xã nhất là những xã dân tộc, miền núi, luật tục giữ vị trí quan trọng vì vậy, pháp luật phải có cơ chế hữu hiệu để giải quyết vấn đề này: về chế tài, hoặc cơ chế khuyến khích...

Pháp luật về thực hiện dân chủ cần có những chế tài mạnh mẽ quy định trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công việc của cán bộ, chính quyền, ban lãnh đạo, và của chính quần chúng với vấn đề thực hiện dân chủ, nếu thiếu chế tài đó sẽ dẫn đến việc trì hoạn hoặc hình thức hóa việc thực hiện các quy định.

Các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước đã được ban hành từ lâu nhưng chưa được sửa đổi cho phù hợp với các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, nhiều nơi vấn đề thực hiện còn hình thức, chiếu lệ vì thiếu cơ chế thực hiện nên gần như các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước không triển khai, phổ biến các quy định về vấn đề này tại đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)