Những nội dung ngƣời cán bộ, công chức, ngƣời lao động quyết định:

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 64)

Nội dung người cán bộ, công chức quyết định: Đối với nội dung này cán bộ,

công thực hiện công việc theo quy định chung, không được phép tùy tiện làm và quyết định công việc theo ý của mình, do đó, vấn đề cán bộ, công chức quyết định là rất ít, chỉ có thủ trưởng, cơ quan tổ chức quyết định là chủ yếu, nên trong quy chế không có điều luật quy định về những việc cán bộ, công chức quyết định.

Cơ quan Nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng, thủ trưởng là người chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động của đơn vị mình, khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.

Cán bộ, công chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên.

Như vậy, mặc dù Nghị định không quy định rõ ràng quyền quyết định của cán bộ, công chức, nhưng cán bộ công chức trong quá trình làm việc ngoài việc được công khai thông tin thì họ vẫn có quyền quyết định làm hoặc không làm một số vấn đề liên quan đến công việc chuyên môn hoặc vấn đề trực tiếp liên quan đến họ: ví dụ: ký kết hợp đồng làm việc, luân chuyển cán bộ, công chức không đúng quy định thì có quyền phản ánh lên người quản lý hoặc cơ quan quản lý cấp trên, có quyền được làm những việc theo đúng quy định, không có nghĩa vụ thực hiện các công việc không tuân theo quy định chung.

Các vấn đề này được quy định tại Điều 12 Nghị định 07/1999/NĐ - CP

- Biểu quyết thông qua thỏa ước lao động tập thể, hoặc bổ sung, sửa đổi để Chủ tịch Công đoàn hoặc người đại diện công đoàn và Giám đốc ký kết.

- Ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc hoặc đại diện Giám đốc; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Thảo luận và biểu quyết Đại hội công nhân, viên chức thông qua các Quy chế và các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với hướng dẫn của Nhà nước và tình hình thực tế của doanh nghiệp; chú trọng quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

- Bầu Ban Thanh tra nhân dân tại Đại hội công nhân, viên chức.

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản quy định chung về hoạt động của doanh nghiệp quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền của người lao động. Do đó, trong quá trình để đưa ra quyết định cuối cùng thì đầu tiên phải đưa ra để người lao động biểu quyết xem họ đồng tình hay phản đối với thỏa ước đó, để đảm bảo quyền làm chủ của họ.

Vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm đó là hợp đồng lao động: người lao động sẽ quyết định việc có ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp hay không, khi chưa thỏa mãn về một điều khoản nào đó thì người lao động có quyền được hỏi và nếu không phù hợp thì có quyền không ký kết: ví dụ điều khoản về lương không rõ ràng, thời gian làm việc không đúng quy định…. Hoặc khi đã ký kết hợp đồng lao động, nhưng trong quá trình làm việc doanh nghiệp không thực hiện đúng thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Hàng năm doanh nghiệp sẽ có những buổi đại hội công nhân, viên chức trong quá trình tham gia đại hội, người lao động có quyền thảo luận sau đó biểu quyết thông qua đối với các quy chế và các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp, đồng thời tại đại hội người lao động tham gia bầu ban thanh tra nhân dân là những người đại diện cho họ trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh

nghiệp. Thông qua đại hội họ cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra quyết định cuối cùng về việc sẽ lựa chọn ai đại diện cho quyền lợi của mình.

Nội dung người lao động quyết định trong công ty cổ phần, công ty TNHH:

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 87/2007/NĐ – CP người lao động được quyền quyết định các nội dung sau:

- Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thông qua thỏa ước lao động tập thể; các nội dung sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi Ban chấp hành Công đoàn lâm thời công ty ký kết với người quản lý của Công ty;

- Thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động; - Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng lao động thực chất là một thỏa ước giữa người lao động và người lao động, mang tính chất của một hợp đồng trong dân sự. Do đó, nó phải thỏa mãn yếu tố tự nguyện, có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, vậy thì việc ký kết hợp đồng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào người lao động, họ có quyền quyết định ký hay không ký hợp đồng. Quyền này là quyền tự nhiên vốn có của họ.

Thỏa ước lao động tập thể cũng là một dạng hợp đồng của tập thể người lao động với người sử dụng lao động mà đại diện là ban chấp hành Công đoàn đứng ra để thương lượng, thỏa thuận, trước khi ban chấp hành Công đoàn đề xuất thỏa ước với ban lãnh đạo doanh nghiệp thì bản thỏa ước đó phải được chính người lao động cùng bàn bạc, thảo luận, quyết định xem bản thỏa ước đó có những nội dung như thế nào và thông qua, sau đó trong quá trình sử dụng nếu có sửa đổi, bổ sung gì thì cũng phải chính họ là người bàn bạc, thảo luận là sửa đổi, bổ sung như thế nào.

Trong cuộc họp hội nghị người lao động, chính người lao động sẽ quyết định biểu quyết việc thông qua Nghị quyết vì Nghị quyết sau này sẽ điều chỉnh công việc của họ và là căn cứ để ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức thực hiện những điều mà

này sẽ được điều chỉnh bằng các luật chuyên ngành khác: Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật thuế….

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 64)