Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 103)

- Yêu cầu của cải cách nền hành chính quốc gia:

3.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở

chủ cơ sở

3.3.1. Bổ sung, hoàn thiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Pháp lệnh 34/2007/PL - UBTVQH/PL - UBTVQH ban hành đã bổ sung những bất cập của Nghị định 79/2003/NĐ – CP, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số điểm chưa phù hợp cần phải được sửa đổi, bổ sung:

+ Thứ nhất: Qua thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn mới thấy mỗi loại hình cơ sở có những đặc thù riêng nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, hiện nay các quy định của Pháp lệnh đã nhất thể hóa tất cả các đơn vị hành chính ở thành thị, nông thôn, đồng bằng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa… các đơn vị đều áp dụng một mô thức chung, rất khó thực hiện, vì vậy, trong quá trình thực hiện phải được hướng dẫn và sửa Pháp lệnh theo hướng phù hợp hơn.

+ Thứ hai: Đối với nội dung công khai: cần quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện nội dung công khai, trong đó quan trong là việc công khai hóa các thủ tục hành chính một cách minh bạch, ngắn gọn, giúp người dân chủ động hơn trong công việc. Công khai các lịch tiếp dân, thiết lập các hòm thư góp ý, tăng cường việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo. Nghiên cứu mở rộng thí điểm mời các tầng lớp nhân dân tham gia dự thính các kỳ họp HĐND[45]. Cải cách chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu HĐND, MTTQ cần thu thập, phản ánh kịp thời, xem xét ý kiến của cử tri về sự tín nhiệm của nhân dân đối với đại biểu Quốc hội và HĐND. Công khai thông tin phê duyệt quy hoạch, các dự án, các chủ đầu tư, các đơn vị thi công và cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về ngành trong các dự án tại địa phương.

Thực hiện tốt chế độ công khai trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước, chú trọng đến công tác báo cáo, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước. Xây dựng một cơ chế giám sát hữu hiệu ở tất cả các cấp, ngành, địa phương để kịp thời xử lý được những sai phạm.

+ Thứ ba: Đối với vấn đề công nhận các kết quả do nhân dân bàn và biểu quyết: Tại Điều 16, khoản 2, chương 3 Pháp lệnh đã quy định những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết có đặt ra tình huống trong trường hợp các quy ước, kết quả bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố… thì UBND xã và huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nhưng trong các văn bản chưa quy định nếu khi có trả lời bằng văn bản mà nhân dân không đồng tình với lý do đó thì kết quả biểu quyết được xử lý như thế nào? Vì vậy, cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề công nhận kết quả do dân bàn, biểu quyết.

+ Thứ tư: Về ban giám sát đầu tư của cộng đồng: Bổ sung vào Khoản 3 Phần 1 của Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBMTTWTQVN-TC trong trường hợp Ban TTND đảm nhận công tác giám sát đầu tư cộng đồng thì sẽ thành lập tổ giám sát cộng đồng do Ban TTND trực tiếp chỉ đạo, về việc thành lập và cơ tổ chức của tổ giám sát đầu tư của cộng đồng, quy định MTTQ sẽ có trách nhiệm tổ chức hội nghị cộng đồng hoặc hội nghị đại biểu bầu thành viên tổ giám sát đầu tư cộng đồng và tùy theo số lượng công trình, dự án của từng địa phương mà MTTQ quyết định về số lượng tổ giám sát được thành lập, về số lượng thành viên thì có khoảng từ 3 đến 5 người, gồm có một tổ trưởng, một tổ phó và các thành viên.

Bổ sung quy định các biện pháp chế tài cụ thể đối với những người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, các dự án, các chủ đầu tư, các đơn vị thi công và cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về ngành trong Quy chế và Thông tư liên tịch về việc thực hiện không đúng chế độ công khai với nhân dân, không tạo điều kiện cho nhân dân giám sát.

+ Thứ năm: Quy định lại về vai trò của MTTQ đối với những nơi đang thí điểm không tổ chức HĐND

Hơn một năm rưỡi thực hiện chủ trương của Nhà nước, Quốc hội thí điểm không tổ chức HĐND ở 10 địa phương trên toàn quốc, qua báo cáo sơ kết của các địa phương quyền làm chủ của người dân vẫn được đảm bảo thông qua hoạt động giám sát của ĐBQH, hệ thống Mặt trận các địa phương. Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa quy định này cần có quy định cụ thể việc tăng cường công tác giám

Mặt trận khác với giám sát của HĐND trước đây. Nhưng Mặt trận có vai trò tập hợp ý kiến phản ánh của người dân và giám sát quá trình giải quyết các kiến nghị của nhân dân sẽ giúp dân chủ thực hiện một cách triệt để hơn. Vì vậy, Trong các quy định về pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn cần quy định rõ trách nhiệm của MTTQ trong việc thực hiện dân chủ cơ sở, quy định các cơ chế để MTTQ hoạt động độc lập chứ không phải là thiết chế hoạt động như đơn vị giúp việc cho UBND như hiện nay.

Tiếp đó, cần bổ sung một số văn bản, quy định, một số văn bản ký kết liên tịch giữa Chính phủ với MTTQ để quy định rõ việc giám sát của MTTQ, tổ chức quần chúng khi không còn HĐND Sau khi có văn bản ký kết liên tịch giữa Chính phủ và Mặt trận thì hoạt động giám sát của Mặt trận sẽ tốt hơn.

+ Thứ sáu: Đối với quy trình tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND

Nhằm nâng cao tính hiệu quả, thiết thực hơn nữa của cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, đối với hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cần phải xây dựng được cơ chế thể hiện một cách mạnh mẽ ý kiến đánh giá của nhân dân. Nên quy định Trưởng ban công tác mặt trận khi phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị để nhân dân đóng góp ý kiến vào bản kiểm điểm của những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm đồng thời cũng phát phiếu thăm dò đánh giá chất lượng hoạt động của những người được lấy phiếu tín nhiệm để nhân dân thể hiện ý kiến trực tiếp. Kết quả đánh giá chất lượng của nhân dân phải được thể hiện trong biên bản cuộc họp và được trình bày công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Việc quy định tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm: gồm 2 nội dung là tín nhiệm và không tín nhiệm cũng chưa hợp lý, những thông tin có được chưa thể phản ánh chính xác ý kiến đánh giá của những người tham dự bỏ phiếu. Trong thực tiễn, có ý kiến của người tham gia bỏ phiếu băn khoăn, khó xử khi thể hiện ý kiến đánh gia trong lá phiếu, bởi vì nếu đánh dấu tín nhiệm thì cũng không chính xác, còn đánh dấu không tín nhiệm thì cũng chưa đến mức đó. Do đó, nên sửa đổi nội dung lấy

phiếu tín nhiệm theo hướng tiêu chí tín nhiệm có nhiều mức để người tham gia bỏ phiếu có nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp ý chí của mình.

Hệ quả pháp lý của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm: những trường hợp có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp hơn 50% bên cạnh biện pháp đề nghị HĐND cùng cấp bãi nhiệm nên bổ sung quy định MTTQ có quyền kiến nghị cấp ủy cấp trên hoặc cùng cấp tiến hành chỉ đạo việc kiểm tra làm rõ, nếu có vi phạm xem xét sẽ tiến hành xử lý kỷ luật đảng và chính quyền. Ngoài ra, khi tiến đến không tổ chức HĐND phường, kiến nghị bổ sung những biện pháp xử lý phù hợp đối với những trường hợp có kết quả phiếu tín nhiệm dưới 50%, vì lúc này các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND là do Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm.

Cùng với việc tiến tới mở rộng thành phần tham gia bỏ phiếu là cán bộ cốt cán và ban công tác mặt trận khối, xóm; không nên để nhân viên bỏ phiếu cho lãnh đạo như hiện nay mà người dân phải được trực tiếp giám sát kết quả bỏ phiếu xem xét để nâng dần tỷ lệ bỏ phiếu tín nhiệm lên 55 hoặc 60% tùy từng trường hợp mới đạt yêu cầu.

+ Thứ bảy: Bổ sung quy định về việc bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Việc bầu cử trực tiếp Chủ tịch UBND sẽ giúp người ứng cử tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân, như cuộc vận động tranh cử nên họ sẽ có trách nhiệm với nhân dân cao hơn, cuộc bầu cử chỉ thực sự có ý nghĩa khi có tranh cử thực sự. Khi được bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã sẽ vừa là người đại diện, vừa là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với nhân dân. Để làm tốt vấn đề này cần cần tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tổ chức tốt hơn việc luân chuyển cán bộ để đảm bảo sự vô tư, khách quan. Cần sửa và cải cách lại các cuộc bầu cử hiện nay ở Việt Nam.

+ Thứ tám: Quy định về tính chịu trách nhiệm vẫn còn chưa cụ thể, rõ ràng: So với quy định của Nghị định 79/2003/NĐ – CP thì ở Pháp lệnh đã có quy định rõ hơn về đối tượng có trách nhiệm thực hiện các nội dung về dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát, tuy nhiên, nếu không thực hiện, hoặc thực hiện chậm hoặc không đầy đủ thì chưa nêu rõ cách xử lý. Vì vậy, cần nêu rõ cách thức xử lý những

thực hiện công việc của cán bộ, chính quyền, ban lãnh đạo, và của chính quần chúng với vấn đề thực hiện dân chủ. Nếu có trường hợp vi phạm phải có hình thức xử lý thích đáng.

+ Thứ chín: Trong Pháp lệnh cần quy định rõ nguồn kinh phí để đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả.

+ Cuối cùng: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn một trong những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân, phản ánh bản chất của Nhà nước, của chế độ ta. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đó thì chưa tương xứng với nội dung của vấn đề, do đó, trong tương lai, kiến nghị cần có sự tổng kết, đánh giá cụ thể và nâng lên thành đạo luật để vấn đề về dân chủ ở xã phường thị trấn trở thành trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội.

Bên cạnh đó để thực hiện tốt Pháp lệnh về thực hiện dân chủ xã, phường, trị trấn, đòi hỏi Nhà nước phải tiền hành rà soát và kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở các văn bản khác để phù hợp với Pháp lệnh.

3.3.2. Bổ sung, hoàn thiện các quy định của Pháp luật thực hiện dân chủ trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp

Rà soát, xây dựng và hoàn thiện lại các quy định về thực hiện dân chủ cơ sở trong các cơ quan, Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và quy định của các pháp luật khác có liên quan.

Hiện tại các quy định về dân chủ cơ sở trong các loại hình này còn rất sơ sài, không phù hợp với thực tế, do đó, cần phải được sửa đổi bổ sung:

+ Thứ nhất: Cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện dân chủ cơ sở.

Các Nghị định quy định rất chung chung, mơ hồ vấn đề này, vì vậy, việc thực hiện rất qua loa. Để làm tốt điều này cần có quy định và cơ chế trách nhiệm rõ ràng, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

+ Thứ hai: Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện dân chủ cơ sở

Tổ chức công đoàn hiện nay hoạt động rất yếu, bị động trong công việc và phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức do đó, rất khó có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong đơn vị cũng như việc thực hiện dân chủ cơ sở. Vì vậy, trong các Nghị định quy định về vấn đề này cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn cơ sở. Quy định rõ các chế tài xử lý nếu Ban chấp hành Công đoàn không thực hiện đúng quy định.

+ Thứ ba: Hoàn thiện các quy định liên quan đến kiểm tra, đánh giá, giám sát cán bộ, công chức cũng như các chức danh lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

+ Thứ tư: Quy định những chế tài rõ ràng đối với những nơi không thực hiện dân chủ cơ sở, có những hướng dẫn, khuyến khích để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân quan tâm và thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở.

+ Thứ năm: Cần sửa đổi bổ sung kịp thời các văn bản quy định về dân chủ cơ sở trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp như đang quy định hiện nay, xem xét nâng cao tính pháp lý của các văn bản.

3.3.3. Ban hành luật riêng về Thanh tra nhân dân hoặc Luật về hoạt động giám sát của nhân dân để quy định về vai trò giám sát nhân dân đối với bộ máy nhà nước khi Luật Thanh tra không còn quy định về vấn đề này

Theo Luật thanh tra 2004 Ban thanh tra nhân dân được lập ở xã, phường, thị trấn, ở các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, ban Thanh tra ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân bầu ra, ban thanh tra ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân viên chức hoặc hội nghị đại biểu công nhân viên chức bầu ra.

Điều 2 luật Thanh tra quy định: “Ban TTND giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước”.

97,6% doanh nghiệp có lập ban thanh tra. Thông qua hoạt động của mình ban TTND thực hiện quyền lực của nhân dân để giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước và mọi cá nhân ở địa phương trong việc thi hành pháp luật. TTND không chỉ là chủ thể để tiến hành giám sát và phát hiện mà còn là phương tiện để nhân dân tham gia giám sát. Hoạt động TTND đóng góp thiết thực cho việc thực hiện chủ trương chính sách pháp luật, giúp tăng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền.

Thực tiễn cho thấy tất cả các vụ việc vi phạm pháp luật hoặc khiếu nại, tố cáo… đều xảy ra ở cơ sở. Do vậy, việc phát hiện sớm và giải quyết dứt điểm những vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức ngay tại cơ sở là hết sức quan trọng. Làm được điều này sẽ triệt tiêu được khiếu nại, tố cáo phức tạp hoặc đơn thư vượt cấp, giảm bớt những thiệt hại có thể xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Tuy nhiên, Ban Thanh tra nhân dân được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 cũng như Luật Thanh tra năm 2004 hiện nay tỏ ra không hiệu quả, không phát huy được vai trò của mình nếu không muốn nói là đa số hoạt động kém hiệu quả. Điều này có nguyên nhân cơ bản là do bản thân quy định về

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)