Nội dung cán bộ, công chức tham gia ý kiến trước khi người thủ trưởng cơ quan ra quyết định: Các nội dung này được quy định tại Điều 17 Nghị định 71/1988/NĐ – CP bao gồm các nội dung sau:
- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan; - Tổ chức phong trào thi đua;
- Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan;
- Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân;
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đề bạt cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định;
- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức;
quan, thì Thủ trưởng đơn vị cần tham khảo ý kiến cán bộ, công chức trong cơ quan đó là quy định thể hiện dân chủ, đảm bảo quyền bàn bạc trong cơ quan. Với quy định này sẽ tránh tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Bên cạnh đó với các kế hoạch công tác hàng năm và các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách… là những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của chính người cán bộ, công chức vì vậy, việc quy định phải đảm bảo việc tham gia ý kiến của họ là đúng đắn. Ở nơi nào thực hiện tốt các nội dung liên quan đến quyền được biết của cán bộ, công chức thì ở đó sẽ có một tập thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh. Nới nào thực hiện dân chủ một cách máy móc, hình thức thì không tạo được cho người cán bộ, công chức sự tận tình với công việc, không yêu công việc, dẫn đến họ lơ là công việc, nhiều nơi dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám vì những căn bệnh cố hữu của cơ quan Nhà nước Việt Nam: sống lâu lên lão làng, tối ngày đầy công, không coi trọng người tài, người có năng lực….
Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trong Doanh nghiệp Nhà
nước: Nghị định 07/1999/ NĐ – CP đã quy định những việc người lao động tham
gia ý kiến trước khi Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp quyết định bao gồm hai nội dung: người lao động tham gia ý kiến trước khi Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp quyết định và nội dung người lao động tham gia ý kiến để các cơ quan quản lý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định, hoặc xem xét, xử lý: Nội dung này gồm bảy loại việc liên quan đến:
Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh trung, dài hạn và hàng năm, đặc biết là kế hoạch sản xuất của các phòng ban, phân xưởng.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp
Các biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, cải tiến cơ cấu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, sắp xếp lại sản xuất và thực hiện cổ phần hóa.
Các biện pháp về: đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng suất lao động…
Nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể… Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động…
Chủ trương chung về huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ với địa phương…
Đây là các nội dung liên quan đến toàn bộ hoạt động chung của Doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển bền vững việc người lao động tích cực tham gia vào công việc chung là rất cần thiết. Khi người lao động được tham gia góp ý, họ hiểu và nắm rõ quy định chung, góp phần bảo về quyền và lợi ích chính đáng của họ.
Ngoài việc tham gia cuộc họp, tham gia ý kiến chung của doanh nghiệp, người lao động còn tham gia các cuộc họp tại tổ (đội), phân xưởng bàn bạc, tham gia ý kiến những vấn đề liên quan để các cơ quan quản lý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định, hoặc xem xét, xử lý. Bao gồm các nội dung cụ thể như:
- Giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tín nhiệm làm Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng; bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm về các mặt điều hành, khả năng tập hợp, phát huy dân chủ, công tâm, phẩm chất đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp, giới thiệu đại biểu của tổ chức công đoàn đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm tham gia Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm.
- Xây dựng chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
- Cơ cấu tổ chức và nội dung của Đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp từ tổ (đội) sản xuất theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- Xây dựng Nghị quyết của Đại hội Đảng cơ sở và cấp ủy về những vấn đề có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong qua trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động sẽ thấy được ai là người đủ đức, đủ tài, nhiệt huyết với sự phát triển chung của doanh nghiệp, quan tâm đến đời sống hàng ngày của người lao động, ai là người phù hợp với các vị trí
chức danh quản lý, ban lãnh đạo căn cứ vào sự lựa chọn của người lao động để xem xét và ra các quyết định phù hợp. Bên cạnh đó người lao động cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng các chương trình hoạt động của ban thanh tra cũng như cơ cấu tổ chức và nội dung của Đại hội công nhân, viên chức, xây dựng Nghị quyết của Đại hội Đảng cơ sở, nội dung hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi tham gia ý kiến không phải mọi ý kiến của người lao động đều đúng và đều được chấp nhận, vì vậy, nếu không được chấp nhận người lao động vẫn phải nghiêm chỉnh tuân theo các quyết định của cấp trên.
Những nội dung cần người lao động tham gia ý kiến trong công ty Cổ phần, Công ty TNHH:
Các nội dung này được quy định tại Điều 8 Nghị định 87/2007/NĐ – CP bao
gồm: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, quy định tại khoản 3
Điều 6 Quy chế này.
- Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi ký kết.
- Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.
- Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Như vậy, đây cũng là một trong số các nội dung thực hiện quyền người lao động được biết của quy chế, các thông tin quy định công khai tại doanh nghiệp, không phải lúc nào các vấn đề đó cũng giữ nguyên mà sẽ có thay đổi, trước khi ra quyết định cuối cùng đối với những thay đổi đó thì cần phải có sự tham gia ý kiến của người lao động.
Các vấn đề liên quan đến phương hướng, giải pháp nâng cảo hiệu quả cho doanh nghiệp trước khi ban giám đốc có quyết định thì việc xin ý kiến của người lao động là rất cần thiết bởi vì nhiều người, mỗi người một ý kiến đóng góp sẽ tạo ra sự đa dạng trong các phương hướng, trong số các ý kiến đó có những ý kiến rất hữu ích và táo bạo phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, ban giám đốc doanh
nghiệp căn cứ vào các ý kiến đóng góp đó để đưa ra quyết định cuối cùng là điều nên được làm ở các doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp quan tâm, thực hiện đúng và đầy đủ nội dung này thì ở đó quyền dân chủ của người lao động được đảm bảo. Khi các quyền lợi của người lao động được đảm bảo họ sẽ tận tuy hơn với công việc, cống hiến hết sức mình cho công việc, thực hiện nội dung này cũng là việc thể hiện và thực hiện các nội dung quy định quyền của người lao động được quy định trong Hiến pháp cũng như các luật có liên quan như: Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội.