Nội dung cần công khai trong cơ quan hành chính Nhà nước:
Mục đích của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính Nhà nước: “nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân” - Nghị định 71/1998/NĐ – CP.
Để đảm bảo thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước thì lãnh đạo cơ quan cần quan tâm đến việc công khai một số nội dung để cán bộ, công chức nắm và hiểu rõ quy định để thực hiện tốt công việc của mình. Các nội dung công khai bao gồm:
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;
- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan;
- Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp và các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan;
- Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, công chức;
- Nội quy, quy chế cơ quan.
Cán bộ, công chức là công bộc của dân, để thực hiện tốt công việc được giao vì mục đích phát triển đất nước thì họ cũng cần phải biết chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là gì để giải thích cho người dân khi họ có yêu cầu giải thích. Họ là người trực tiếp thực hiện công việc vì vậy, họ phải biết được kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan, đơn vị mình, cũng như các kế hoạch về nhân sự, khen thưởng, nâng lương, nâng bậc hoặc là kết quả giải quyết xử lý kỷ luật, các vụ tiêu cực trong cơ quan, các kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức đã khiếu nại mà cơ quan đã xem xét và trả lời.
Để thực hiện tốt công việc của mình cán bộ, công chức cũng phải nắm rõ nội quy, quy chế của cơ quan về giờ làm việc, cách thức làm việc cũng như các nguyên tắc giải quyết công việc, bảo mật thông tin…
Vấn đề về ngân sách và kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị cũng như các nguồn tài chính khác là vấn đề mà cán bộ, công chức rất quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay ngân sách trung ương chi cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị là rất lớn và trao cho đơn vị chủ động trong việc thu chi, do đó, để đảm bảo nguồn ngân sách đó được chi đúng mục đích, đúng quy định thì chính người cán bộ, công chức phải được biết rõ đơn vị mình có nguồn tài chính thế nào và kế hoạch sử dụng như ra sao.
Nội dung cần công khai ở doanh nghiệp Nhà nước: Tại Điều 5 Nghị định
07/1999/NĐ – CP có ghi nhận: Hội đồng quản trị, Giám đốc phải công khai các nội dung sau:
- “Phương hướng nhiệm vụ chung về đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn và từng năm của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, yếu kém; đặc biệt là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, phòng ban trực thuộc doanh nghiệp; những chủ trương lớn về thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp.
- Những chế độ, chính sách chủ yếu của Nhà nước và những quy định vận dụng của Doanh nghiệp có liên quan đến đời sống người lao động ở Doanh nghiệp về sắp xếp lại lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, đào tạo và đào tạo lại; tiền lương
và thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ của doanh nghiệp; kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, sắp xếp lại lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.
- Nội quy của doanh nghiệp, các quy chế về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ, hiếu hỷ… các quy định liên quan đến người lao động như trong Bộ luật lao động.
- Công khai về tài chính: Kết quả kiểm toán hàng năm và báo cáo tài chính, tình hình sử dụng vốn, các khoản thu, khoản nợ của doanh nghiệp…
- Quy định về tiểu chuẩn cán bộ, quy trình và phân cấp đề bạt cán bộ từ tổ, đội sản xuất.
- Kế hoạch hoạt động của ban thanh tra nhân dân, và kết quả giải quyết các đơn thư, khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Nghị quyết đại hội của tổ chức cơ sở Đảng và cấp ủy có liên quan đến sản xuất, kinh doanh theo quyết định của cấp ủy Đảng doanh nghiệp, nghị quyết của tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp”.
Đây là các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi hàng ngày của người lao động, vì vậy, việc đưa ra công khai các nội dung này là quan trọng và cần thiết, khi người lao động biết được các thông tin liên quan đến quyền của mình, cũng như tình hình hoạt động của công ty thì họ sẽ yên tâm lao động, hăng say sản xuất, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của ban giám đốc công ty.
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định về các nội dung công khai thì vai trò của Hội động quản trị, ban giám đốc là rất lớn. Hội đồng quản trị, ban giám đốc phải thỏa thuận với Ban chấp hành công đoàn quy định và công bố rõ trong doanh nghiệp những nội dung nào cần định kỳ thông báo cho hội nghị cán bộ chủ chốt, những nội dung nào cần thông báo đến các phòng (ban), phân xưởng, tổ đội sản xuất và đến mọi người lao động.
Bên cạnh đó mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều có bí mật doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là về công nghệ sản xuất, giá thành sản xuất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, bên cạnh các nội dung công khai thì cũng
Cá nhân người lao động khi tiếp nhận thông tin có quyền suy ngẫm và đặt ra câu hỏi chất vấn Hội đồng quản trị, giám đốc về những nội dung đã công khai.
Nội dung cần công khai ở Công ty cổ phần, công ty TNHH:
Công ty Cổ phần, công ty TNHH là các loại hình tổ chức doanh nghiệp do các cá nhân hoặc tổ chức góp vốn tạo ra tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tư vấn… trước đây hai loại hình doanh nghiệp này chưa được đưa vào đối tượng điều chỉnh của quy chế dân chủ, vì trước đây các doanh nghiệp này thực tế không nhiều và chủ yếu là các công ty tư nhân quy mô nhỏ nên các quy định về thực hiện dân chủ tuân theo quy định của luật chuyên ngành, luật lao động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển rất đa dạng của các loại hình doanh nghiệp cùng với sự mở cửa, hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng các quy định chung dẫn đến đình công, biểu tình, gây mất ổn định kinh tế, trật tự xã hội vì những nguyên nhân rất khác nhau: vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cúp phạt vô lý… các sự việc đó không thể có sự hiệp thương giữa người lao động và người sử dụng lao động do chưa có cơ chế điều chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, việc ban hành quy định về thực hiện dân chủ trong công ty cổ phần, công ty TNHH là rất cần thiết. Do đó, Nghị định ra đời đã góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh
nghiệp, “Tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được
quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với người lao động, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, xã hội của công ty hoạt động theo đúng quy định pháp luật về việc thực hiện dân chủ cho người lao động;
Thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động” [12].
Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp người lao động cần được công khai các nội dung sau:
- Nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, của phòng ban, phân xưởng, tổ đội.
- Các nội quy, quy định của công ty: nội quy lao động, nội quy an toàn lao động, quy chế tiền lương tiền thưởng…
Người lao động là người trực tiếp lao động, sản xuất để tạo ra tài sản và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, do đó để họ yên tâm lao động, sản xuất thì chính ban lãnh đạo công ty phải là người có trách nhiệm quan tâm đến công việc hàng ngày của họ, để đảm bảo họ yên tâm, hăng say lao động sản xuất thì người quản lý công ty cũng phải có cơ chế rõ ràng, công khai để họ được biết quyền của họ đến đâu, trách nhiệm như thế nào?
Việc công khai thông tin sẽ khiến người lao động tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, vào sự điều hành của người quản lý, họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp và mong muốn được cống hiến sức mình vì sự phát triển của công ty.