- Phƣơng thức thực hiện quyền kiểm tra giám sát của ngƣời lao động, ngƣời cán bộ công chức.
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ
CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ
3.1. Yêu cầu khách quan về việc hoàn thiện pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay. cơ sở ở Việt Nam hiện nay.
Các yêu cầu khách quan về hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay:
- Yêu cầu xuất phát từ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN:
Nhà nước pháp quyền XHCN và tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một định hướng có tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; khái niệm nhà nước pháp quyền đã được ghi vào các văn kiện của Đảng. Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khoá VII) đã đề cập đến những nội dung quan trọng của nhà nước pháp quyền Việt Nam, rằng "tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa"
Thực tiễn đổi mới trong những năm qua cho thấy, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một yêu cầu tất yếu, khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là: Phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước, tăng cường kỷ luật, pháp chế, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp luật phải thống trị trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với nhau, giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Các chủ thể có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có nghĩa là phải xác lập đầy đủ hệ thống các ngành
luật chế định luật, làm cho các ngành luật, các chế định luật phát triển đồng bộ, có tính khả thi cao.
Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một số chế định luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam, có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - một trong những vai trò quan trọng của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do vậy, hoàn thiện Quy chế dân chủ ở xã là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Điều đó có nghĩa là phải hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở sao cho "nó" thực sự bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính trị cơ sở, huy động được nội lực của toàn dân vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội địa phương, phát triển đời sống văn hoá, xã hội lành mạnh ở cộng đồng dân cư.
- Yêu cầu xuất phát từ quá trình hội nhập quốc tế:
Cùng với chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương nhất quán thực hiện "Hợp tác và hội nhập quốc tế gắn chặt với công cuộc đổi mới".
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các nền kinh tế quốc gia được hội nhập và được cấu trúc lại trên quy mô quốc tế, thông qua một loạt các quy trình, giao lưu, trao đổi. Xu hướng biến đổi như vậy sẽ đặt ra vấn đề quản lý: Ai là người quản lý, điều chỉnh các giao dịch, các quá trình có tác động lớn đến quốc gia nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của quốc gia? Toàn cầu hoá là quá trình tham gia của tất cả các nền kinh tế vào một thị trường theo một "Luật chơi chung" do đó, mỗi quốc gia phải quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế sao cho các thể chế càng mang tính phổ quát và hiện diện càng nhiều ở những môi trường đầu tư khác nhau.
Đối với Việt Nam, mặc dù mới tham gia quá trình toàn cầu hoá hay thường được gọi là hội nhập kinh tế từ đầu những năm 1990, nhưng Chính phủ Việt Nam luôn thể hiện thiện chí và tham gia một cách chủ động vào quá trình này. Việc mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài nói riêng và phát triển một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu nói chung đã thể hiện rõ điều này. Ngoài việc có những chính sách
trường xã hội dân chủ không chỉ trên phương diện chính trị - pháp lý, mà trong các chuẩn mực ứng xử, hành động của người dân, trong lối sống của xã hội công dân.