Phƣơng thức thực hiện nội dung ngƣời cán bộ, công chức, ngƣời lao động tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 73)

động tham gia ý kiến trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định

Đây cũng là một trong số nội dung thuộc quyền được biết của cán bộ, công chức, người lao động, đối với nội dung này các Nghị định đều quy định gần giống nhau về cách thức thực hiện.

Đối với cán bộ, công chức phương thức để thực hiện quyền tham gia ý kiến được quy định tại Điều 18 Nghị định số 71/1998/NĐ – CP như sau:

- Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp với người phụ trách, với Thủ trưởng cơ quan;

- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức cơ quan;

- Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức tham gia ý kiến.

quyền tham gia ý kiến của mình được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 07/1998/NĐ – CP, hình thức chủ yếu để người lao động tham gia ý kiến bao gồm:

- Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, phòng (ban), tổ (đội) sản xuất. - Hội nghị chuyên môn do Giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất triệu tập.

- Thông qua tổ chức thảo luận, thương lượng về nội dung thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.

- Thông qua việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Cấp ủy Đảng cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến của công nhân, viên chức.

- Tiếp xúc trực tiếp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc và công nhân, viên chức theo lịch hoặc yêu cầu đột xuất.

- Đặt hòm thư góp ý kiến ở những địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

Đối với công ty Cổ phần, công ty TNHH hình thức để người lao động tham gia ý kiến được quy định trong Điều 9 Nghị định 87/2007/NĐ - CP

- Thông qua Hội nghị người lao động trong công ty.

- Thông qua hội nghị triển khai công tác của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

- Thông qua đối thoại giữa người quản lý công ty và tập thể người lao động. - Thông qua tổ chức Công đoàn.

- Thông qua hòm thư góp ý.

- Người quản lý công ty tiếp người lao động theo định kỳ.

Như vậy, mỗi loại hình có phương thức hoạt động và phạm vi công việc, trách nhiệm khác nhau nhưng để thực hiện dân chủ cơ sở về cơ bản pháp luật đều quy định các cơ quan, doanh nghiệp có chung hình thức thực hiện. Các cách thức đó bao gồm: Thực hiện dân chủ trực tiếp bao gồm:

- Thông qua hội nghị để người lao động, người cán bộ, công chức tham gia ý kiến; - Thông qua cuộc tiếp xúc trực tiếp theo định kỳ giữa ban lãnh đạo với người lao động, người cán bộ công chức.

- Thông qua hòm thư góp ý hoặc gửi văn bản để người cán bộ, công chức tham gia ý kiến.

Thực hiện dân chủ gián tiếp: Thông qua người quản lý trực tiếp, ban chấp

hành Công đoàn, cấp ủy Đảng cơ sở để người lao động tham gia ý kiến

Thông qua các hội nghị cán bộ, công nhân viên chức hoặc các cuộc họp đại hội công nhân viên chức, họp hội nghị người lao động, thông qua cuộc họp triển khai công việc của tổ đội, phòng ban, ban lãnh đạo công ty, cơ quan có cơ hội tiếp xúc với người lao động, người cán bộ, công chức để thông báo với họ tình hình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua các cuộc họp để lấy ý kiến họ trong các vấn đề quan trọng của cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng các chiến lược phát triển doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các nội dung về thỏa ước lao động tập thể đối với doanh nghiệp, chủ trương triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cơ quan Nhà nước.

Ưu điểm của hình thức này là thực hiện dễ dàng không tốn kém có thể kết hợp nhiều nội dung trong cùng một buổi họp, qua cuộc họp người lao động, người cán bộ, công chức trực tiếp ghi nhận thông tin và trình bày tâm tư, nguyện vọng cũng như phương hướng của mình đối với vấn đề đã được đề cập, mỗi người góp một ý kiến để hoàn thiện các quy định chung, các cuộc họp này được chuẩn bị khá kỹ lượng và có kế hoạch trước nên người lao động, người cán bộ công chức tham gia rất đầy đủ.

Nhược điểm của hình thức này: Bên cạnh những ưu điểm đạt được hình thức này cũng có một số nhược điểm như: nếu trong một cuộc họp mà quá nhiều vấn đề cần thảo luận thì sẽ rất khó để thảo luận hết, dẫn đến tình trạng thảo luận qua loa. Do đó ban tổ chức cần có phương hướng và cách thức làm phù hợp ví dụ: chia ra nhiều buổi thảo luận hoặc tóm tắt các nội dung chính cần tham gia ý kiến để người lao động, người cán bộ công chức nắm được nội dung nhanh nhất, tránh mất nhiều thời gian…

Về cơ bản hình thức thông qua cuộc họp để người lao động, người cán bộ, công chức tham gia ý kiến vẫn là hình thức được triển khai và tiến hành thường

xuyên ở các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là hình thức phổ biến và đem lại kết quả cao, do đó, để thực hiện nội dung cho ý kiến, các cơ quan, doanh nghiệp cần triển khải tốt phương pháp này.

Tiếp đó là hình thức tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ, công chức, người lao động với ban lãnh đạo qua các cuộc tiếp xúc định kỳ hay đột xuất

Theo quy định hàng quý, hàng tháng ban lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức những buổi tiếp xúc trực tiếp với người lao động, đối với cơ quan Nhà nước khi có bất cứ nội dung gì cần ý kiến cán bộ, công chức có quyền phản ánh trực tiếp với người phụ trách trực tiếp hoặc thủ trưởng cơ quan.

Qua hình thức này người lao đông, cán bộ công chức được quyền phản ánh ý kiến của mình đối với ban lãnh, họ sẽ đưa ra những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý ban lãnh đạo căn cứ vào đó để đưa ra những giải pháp phù hợp. Trên thực tế các cuộc họp hội nghị công nhân viên chức, hội nghị người lao động thì một năm mới tổ chức một lần, do đó việc quy định các cuộc tiếp xúc trực tiếp là cần thiết vì đôi khi người lao động có mong muốn trình bày vấn đề của mình nhưng rất khó có cơ hội để gặp được ban lãnh đạo công ty.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 73)