Thực trạng thực hiện dân chủ trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 88)

- Phƣơng thức thực hiện quyền kiểm tra giám sát của ngƣời lao động, ngƣời cán bộ công chức.

2.2.2. Thực trạng thực hiện dân chủ trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.

Dân chủ cơ sở đã được triển khai và thực hiện sôi nổi không chỉ tại địa phương mà ngay cả trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp. Tuy các quy định về dân chủ cơ sở tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp chưa được quan tâm và sửa đổi kịp thời để phù hợp với sự thay đổi của tình hình chung, nhưng các quy định đó cũng đã góp phần quan trong vào quá trình tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp.

Các quy định về dân chủ cơ sở đó đã được ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp quan tâm đúng mức, triển khai kế hoạch thực hiện theo đúng quy định chung về quyền được biết, được bàn được kiểm tra. Theo thống kê

cho đến nay “hội nghị công nhân viên chức là diễn đàn thực hiện dân chủ trực tiếp

của cán bộ, công nhân viên đều được chú trọng tổ chức định kỳ ở 95% cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và 93% doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều đã tiến hành đại hội công nhân viên chức. Tại các Hội nghị công nhân viên chức, người lao động đã nhận thức được quyền làm chủ của mình không chỉ góp ý xây dựng cơ quan, đơn vị, mà còn chất vấn thủ trưởng về những vấn đề đang đặt ra ở cơ quan, đơn vị và yêu cầu làm rõ để tạo sự thống nhất về tư tưởng của cán bộ, công nhân viên”[23, tr.2]. Các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở dịch vụ ngoài công lập và một số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đã triển khai thực hiện quy chế dân chủ rất hiệu quả bằng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ở các doanh nghiệp nhà nước, theo kết quả khảo sát năm 2004, ở 83 doanh nghiệp Nhà nước đã có 97,6 % doanh nghiệp thành lập ban thanh tra nhân dân, 81% doanh nghiệp bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt, 72,3 % có lịch tiếp dân hàng tuần, 51 % doanh nghiệp có hòm thư góp ý. Như vậy, về cơ bản các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đều quan tâm đến việc thực hiện các nội dung để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

chức công đoàn cơ sở: ví dụ: Thành phố Đà Nẵng có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động với hơn 160.000 lao động, trong đó có 198 công ty cổ phần, công ty TNHH, 9 doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH đã xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhiều thỏa ước có lợi cho người lao động hơn so với pháp luật lao động như: tiền lương, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi… Cán bộ, công chức, người lao động được quyền tham gia vào việc xây dựng các nội quy, quy ước, thỏa ước lao động. Tất cả các doanh nghiệp đều có áp dụng và sử dụng các quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người lao động.

Các cơ quan hành chính sự nghiệp đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một số quy chế, quy định cụ thể hoá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: "Quy chế công khai tài chính, quản lý và sử dụng tài sản cơ quan", "Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo", quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá cán bộ. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc công khai, dân chủ về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; nội quy, quy chế của doanh nghiệp, công khai tài chính, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, quy chế về việc hiếu, việc hỷ, về thăm hỏi người lao động ốm đau, tai nạn…; xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn với lãnh đạo doanh nghiệp, ký thoả ước lao động tập thể, phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân, hội đồng hoà giải lao động; công khai giám sát tài chính, tiền lương, tiền thưởng, quỹ phúc lợi. Một số nơi đã áp dụng quy định khoán kinh phí; thực hiện tiết kiệm trong cơ quan. Công tác tuyển dụng cán bộ, thi tuyển công chức; quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ được thực hiện dân chủ công khai hơn, đảm bảo sự đoàn kết trong đơn vị. Nhiều khúc mắc, khiếu nại của cán bộ, công chức, người lao động đã được ban lãnh đạo quan tâm và giải quyết dứt điểm, hợp tình, hợp lý.

Các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động và xem họ là trung tâm cho sự phát triển của doanh

nghiệp, luôn có những phương thức tối ưu để người họ thực hiện quyền dân chủ của mình, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc cung cấp thông tin, đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của người lao động, nhiều cơ sở đã thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động thường xuyên có những buổi liên hoan văn nghệ, tổ chức những buổi du lịch để tạo sự gắn bó và thân thiết giữa giới chủ và người lao động, cũng như tạo sự đoàn kết giữa người lao động với nhau.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)