Phƣơng thức thực hiện quyền đƣợc quyết định của ngƣời cán bộ, công chức, ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 76)

chức, ngƣời lao động.

Về quyền được quyết của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị mình không được Nghị định quy định rõ về quyền được quyết định của họ, thực chất vấn đề này là vì cơ quan Nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng chế, nên mọi vấn đề cuối cùng là do thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm. Thay vì quy định quyền được quyết của cán bộ, công chức là một mục quy định rõ về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc đảm bảo thực hiện dân chủ cơ sở. Quy định này nhằm tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc quản lý đơn vị mình. Cán bộ, công chức là công bộc của dân, thực hiện công việc phục vụ nhân dân, nên tất cả đều phải tuân thủ theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được làm những gì mà pháp luật cho phép, trong công việc họ có nghĩa vụ phải làm đúng quy định.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, quy định về quyền được quyết định của người lao động tại Điều 13, bao gồm:

- Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu).

- Hội nghị toàn doanh nghiệp hoặc phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất. - Tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.

Như vậy: hình thức cơ bản để người công nhân, viên chức thực hiện quyền của mình đó là thông qua họp bàn. Đối với các vấn đề liên quan đến tập thể người lao động thì việc thông qua đại hội công nhân, viên chức để cùng bàn bạc và đưa ra quyết định là vấn đề cần thiết, qua cuộc họp với đầy đủ các thành phần tham gia cuộc họp người lao động sẽ cùng thảo luận đồng thời đưa ra những thắc mắc hoặc những góp ý để cùng hoàn thiện vấn đề như: thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động… sau đó đưa ra biểu quyết cuối cùng.

Người lao động đã tham gia biểu quyết, quyết định nên họ sẽ không có lý do để thắc mắc hoặc chây ỳ không thực hiện các nội dung đó. Với ý kiến của đa số, những ý kiến của thiểu số chưa phù hợp sẽ phải tuân thủ theo quyết định chung mà đa số đa lựa chọn. Thông qua đại hội công, nhân viên chức vấn đề chung sẽ được mọi người cùng nhau giải quyết và đi đến kết luận cuối cùng, tránh mất thời gian của người lao động cũng như của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đối với những vấn đề nhỏ liên quan đến phòng, ban, phân xưởng thì cũng tiến hành các cuộc họp để thành viên trong tổ, đội, phân xưởng cùng nhau xem xét và đưa ra quyết định.

Đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đến từng cá nhân thì họ tự thực hiện quyền quyết định của mình, quyền đồng ý hay không đồng ý với các vấn đề như: ký kết hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Vấn đề thực hiện quyền quyết định của người lao động trong công ty cổ phần, công ty TNHH:

Vấn đề này được Nghị định 87/2007/NĐ – CP quy định rất rõ tại Điều 11. Hình thức quyết định của người lao động

Người lao động quyết định những nội dung quy định tại Điều 10 Quy chế này thông qua các hình thức sau:

- Biểu quyết tại Hội nghị người lao động. - Thông qua tổ chức Công đoàn công ty.

Như vậy, so với quy định về quyền quyết định trong Doanh nghiệp Nhà nước, quy định về vấn đề này tại các công ty cổ phần, công ty TNHH đã tương đối cụ thể và đầy đủ, không chung chung như quy định về doanh nghiệp Nhà nước. Theo quy định này thì có hai hình thức để người lao động thực hiện quyền quyết định: trực tiếp quyết định hoặc quyết định thông qua tổ chức đại diện.

Đối với vấn đề trực tiếp liên quan đến mỗi cá nhân người lao động người lao động trực tiếp thực hiện quyền của mình, hình thức cuối cùng của việc họ quyết định là thông qua văn bản, đó là bản hợp đồng lao động, hoặc văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Văn bản đó thể hiện họ đồng ý hay không đồng ý, thể hiện quyết định cuối cùng của họ.

Các vấn đề liên quan đến tập thể người lao động thì họ cũng thể hiện quyền quyết định trực tiếp thông qua các cuộc họp hội nghị người lao động, thông qua cuộc họp này người lao động cùng nhau bàn bạc, thảo luận và đưa ra biểu quyết để đi đến kết luận cuối cùng đối với các vấn đề đó.

Những vấn đề nào mà không cần thiết phải trực tiếp bàn bạc, tham gia, người lao động thông qua tổ chức công đoàn để thực hiện quyền quyết định của mình, đây cũng là quy định rất hợp lý vì đôi khi không phải lúc nào người lao động cũng có thể tham gia cuộc họp hoặc có khả năng quyết định những vấn đề khó, thông qua tổ chức công đoàn thông báo đến họ, tổ chức công đoàn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ sau đó phản ánh ý trí của họ đối với vấn đề đang được họp bàn đến ban lãnh đạo, ban lãnh đạo thông qua ý kiến của tổ chức công đoàn, căn cứ vào nguyện vọng chung đó để đưa ra kết luận cuối cùng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 76)