Quyền kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, ngƣời lao động:

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 67)

Quyền kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức:

Điều 12 Nghị định 71/1998/NĐ – CP quy định những việc cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra gồm có:

- Thực hiện chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;

- Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan;

- Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan;

- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức cơ quan;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.

Cán bộ, công chức là người thực hiện công việc theo sự phân công, chỉ đạo của cấp trên, nhưng trong quá trình làm việc họ có quyền kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc ở cơ quan, đơn vị mình, kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng kinh phí hoạt động, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức để báo cáo người quản lý trực tiếp hoặc cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vi phạm đó. Với quyền giám sát của cán bộ, công chức, nếu được thực hiện nghiêm túc thì sẽ khắc phục được hành vi sai trái, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu của cán bộ trong cơ quan đơn vị mình, tạo được niềm tin trong nhân dân đối với cơ quan Nhà nước. Hoặc khi tiếp nhận được những khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức đối với vấn đề thuộc phạm vi đơn vị mình thì quá trình giải quyết cũng phải được cán bộ, công chức trong đơn vị kiểm tra, giám sát gắt gao, tránh tình trạng làm việc qua loa, tắc trách.

Theo quy định của Điều 14 Nghị định 07/1999/NĐ – CP có quy định người lao động có quyền giám sát, kiểm tra về tất cả những nội dung đã được công khai ở doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý thực hiện quyền giám sát, kiểm tra về:

- Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức. - Thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp. - Thực hiện thoả ước lao động tập thể.

- Thực hiện hợp đồng lao động.

- Thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và xã hội. Đặc biệt việc sử dụng các loại quỹ sau thuế nhất là quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.

- Kết quả việc giải quyết các tranh chấp lao động. - Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Khi người lao động tham gia lao động sản xuất trong doanh nghiệp, chính họ sẽ giám sát xem các quy định mà cả doanh nghiệp đã thống nhất và được công khai trong doanh nghiệp thực hiện như thế nào? Có đúng với quy định chung đó không. Với sự tham gia, giám sát của người lao động ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nghiêm túc hơn trong việc thực hiện quy định đó.

Sự tham gia giám sát của người lao động sẽ hạn chế những hành vi tham nhũng của những người có quyền đối với khối tài sản của Nhà nước, nếu nơi nào mất dân chủ, người lao động không được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thì việc vi phạm làm thất thoát tài sản của Nhà nước là chuyện hoàn toàn dễ hiểu, trong thời gian qua với sự vi phạm nghiêm trọng của một số doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn sử dụng vốn ngân sách nhà nước, điển hình như vụ việc vi phạm của tập đoàn Vinashin một lần nữa cảnh tỉnh cho chúng ta thấy rằng không chỉ một mình tập đoàn Vinashin mà rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang sử dụng một cách lãng phí và không đúng nguồn ngân sách Nhà nước, ở các đơn vi đó đang diễn ra tình trạng mất dân chủ nghiêm trọng.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi ích của hàng vạn con người đang ngày đêm gắn bó với các công ty, tập đoàn kinh tế đó, thì cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của ban chấp hành Công đoàn cơ sở và sự can thiệp đúng mức của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên để người lao động được thực hiện đúng và đầy đủ quyền làm chủ của mình tại nơi mình đang công tác.

Quyền kiểm tra, giám sát của người lao động trong công ty cổ phần, công ty TNHH:

Điều 12 Nghị định 87/2007/NĐ – CP quy định về quyền kiểm tra giám sát của người lao động như sau:

- Thực hiện Nghị quyết hội nghị của người lao động;

- Thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của công ty; - Thực hiện thỏa ước lao động tập thể;

- Thực hiện hợp đồng lao động;

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp;

- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; - Kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.

Thông qua hội nghị người lao động ban giám đốc công ty đã phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến người lao động, công khai kết quả hoạt động sản xuất lao động hàng năm, tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể…. Để đảm bảo Nghị quyết hội nghị người lao động được thực hiện một cách nghiêm túc thì chính họ phải có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các vấn đề đó.

Để đảm bảo sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện công việc tại doanh nghiệp thì chính sự tham gia giám sát, kiểm tra của người lao động sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp tiến hành mọi việc một cách khách quan đúng quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như chế độ khen thưởng kỷ luật trong doanh nghiệp thì họ tin tưởng vào việc họ lựa chọn gắn bó với doanh nghiệp là đúng đắn.

Như vậy, việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở là làm lành mạnh các

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 67)