Phƣơng thức thực hiện nội dung cần công khai tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 70)

doanh nghiệp.

2.1.2.2. Quy định về phương thức thực hiện dân chủ cơ sở ở các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp

Phương thức thực hiện dân chủ cơ sở là các biện pháp, cách thức để triển khai các nội dung dân chủ trong các cơ quan, tổ chức. Xuất phát từ hình thức chung của dân chủ có: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nên phương thức thực hiện dân chủ cơ sở ở các đơn vị này cũng có hai hình thức: trực tiếp và đại điện. Thực hiện dân chủ trực tiếp chính là việc người cán bộ, công chức, người lao động thực hiện quyền làm chủ của mình: trưng cầu dân ý, quyền được thông tin, quyền được đảm bảo về quyền lợi, họ trực tiếp bày tỏ ý kiến của mình đối với thủ trưởng, ban lãnh đạo, tự quyết định làm hoặc không làm một số việc.

Dân chủ gián tiếp là việc họ thông qua người đại diện của mình để thực hiện quyền, người đại diện ở đây là ban chấp hành công đoàn, ban thanh tra….

Phương thức thực hiện dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các biện pháp sau:

- Phƣơng thức thực hiện nội dung cần công khai tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. doanh nghiệp.

Điều 16, Nghị định 71/1998/NĐ – CP quy định thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo cho cán bộ, công chức biết bằng các hình thức sau:

- Niêm yết tại cơ quan;

- Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức cơ quan; - Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, công chức;

- Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận đó;

- Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.

Tại doanh nghiệp Nhà nước vấn đề này được quy định tại Điều 7 Nghị định 07/1999/NĐ – CP quy định Hội đồng quản trị, Giám đốc phối hợp chặt chẽ với tổ

chức Công đoàn, bảo đảm thông tin thiết thực, kịp thời, đúng đối tượng những nội dung phải công khai ở doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp.

- Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sản xuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp.

- Thông báo trong các cuộc họp định kỳ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. - Phổ biến trong các cuộc họp doanh nghiệp, hoặc ở phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, phòng (ban) do chuyên môn tổ chức.

- Thông báo tại các cuộc họp của Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong doanh nghiệp.

- Thông báo bằng văn bản hoặc các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng tổ (đội) sản xuất, từng phân xưởng, phòng (ban), hoặc niêm yết công khai tại địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

- Thông báo qua hệ thống tuyền thanh trong doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH quy định tại Điều 7 Nghị định 87/2007/NĐ - CP như sau: Tùy theo nội dung công khai, người quản lý công ty chủ trì, phối hợp với tổ chức Công đoàn lựa chọn những hình thức công khai sau:

- Thông báo tại Hội nghị người lao động trong công ty. - Thông báo trong các hội nghị giao ban.

- Thông báo trực tiếp cho người lao động hoặc qua hệ thống thông tin nội bộ của công ty.

- Thông báo cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

- Thông báo cho Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty.

- Các hình thức khác.

Như vậy, căn cứ vào quy định tại các văn bản trên ta có thể thấy hình thức cơ bản để thức hiện nội dung công khai là:

- Niêm yết tại cơ quan, đơn vị,

- Thông báo trực tiếp đến cán bộ, công chức, người lao động tại cuộc họp cán bộ, công chức, hội nghị người lao động hoặc thông báo tại các cuộc họp định kỳ của cơ quan, tổ chức, tổ đội, phân xưởng.

- Thông báo thông qua người đứng đầu để họ thông báo cho cấp dưới hoặc công nhân trong tổ đội mình.

- Thông báo bằng văn bản tới Đảng ủy, ban chấp hành công đoàn cơ quan. - Hình thức thông báo qua hệ thống phát thanh;

- Các hình thức khác.

Niêm yết tại cơ quan, đơn vị là hình thức chủ yếu được áp dụng tại cơ quan Nhà nước, tại các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH hình thức này chưa được quy định thành điều khoản cụ thể, nhưng trên thực tế hình thức này vẫn được áp dụng tại các doanh nghiệp vì đây là hình thức dễ thực hiện, đơn giản, gọn nhẹ, không yêu cầu kinh phí lớn, hiệu quả cao. Bởi vì không phải lúc nào người cán bộ, công chức, người lao động cũng có thời gian để đi dự đại hội hoặc các buổi thông báo nội dung trực tiếp.

Tuy nhiên với hình thức niêm yết chỉ có thể thực hiện được với những nội dung công khai một chiều về: cách thức, thủ tục liên quan đến hành chính, còn những vấn đề cần sự tham gia ý kiến, thảo luận của cán bộ, công chức, người lao động thì phải được tiến hành bằng những cuộc họp.

Tại các cuộc họp thông báo nội dung, họ sẽ cùng nhau bàn bạc, thảo luận xem vấn đề đó đã hợp lý chưa, đưa ra những lời nhận xét, ý kiến đối với nội dung đó, để thủ trưởng cơ quan, ban lãnh đạo doanh nghiệp biết được tâm tư nguyện vọng của họ và có những hướng giải quyết kịp thời.

Hàng năm mỗi cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động một lần, vì vậy, để đảm bảo nội dung thông báo luôn được thông tin đến cán bộ, công chức, người lao động kịp thời thì có thể thông qua ban chấp hành công đoàn thông báo với họ qua các cuộc họp định kỳ, hoặc thông qua trưởng phòng, đội trưởng các tổ đội sản xuất để họ thông báo đến những người đồng nghiệp của mình. Đây là hình thức tương đối gọn nhẹ, không mất nhiều thời gian và tốn kém, trong những buổi họp giao ban hàng ngày, hàng tuần, hoặc tranh thủ các giờ giải lao người quản lý có thể thông báo đến cán bộ, công chức, người lao động trong nhóm, tổ của mình.

Để thực hiện tốt công tác thông tin, nhiều cơ quan đơn vị có thể tiến hành gửi văn bản trực tiếp đến từng cán bộ, công chức, người lao động để họ nắm được rõ ràng hơn quy định chung và quyền lợi của họ, hình thức này nếu được tổ chức tốt cũng sẽ mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nếu doanh nghiệp hoặc cơ quan có số lượng cán bộ, công chức người lao động nhiều thì cũng tốn kém vì phải có kinh phí để in ấn, sao chép tài liệu…

Hình thức thông qua phương tiện phát thanh thì hầu như không được sử dụng trong cơ quan Nhà nước vì nó không phù hợp với tích chất và công việc của đơn vị này, nhưng đối với Doanh nghiệp Nhà nước và các công ty cổ phần, công ty TNHH thì hình thức này cũng rất cần thiết, qua thông tin truyền thanh người lao động có thể vừa làm việc vừa nắm bắt được nội dung của vấn đề, thông báo bằng hình thức này ngắn gọn, xúc tích nên họ sẽ nhớ được các nôi dung cơ bản.

Trong quá trình thực hiện thông báo các cơ quan, doanh nghiệp có thể kết hợp đồng thời nhiều biện pháp để đạt kết quả cao nhất. Ngoài các hình thức quy định của văn bản hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp có thể tiến hành thông báo bằng các biện pháp khác trong khuôn khổ quy định của pháp luật: ví dụ: qua email, qua các loại hình văn hoá, văn nghệ…

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)