Là một trong số các trung tâm thương cảng lớn trên thế giới hiện nay. Lưu lượng hàng hoá luân chuyển qua lại Singapore diễn ra hết sức sôi động,
chính vì thế Hải quan Singapore có vai trò rất lớn trong việc điều phối lưu lượng hàng hoá. Là quốc gia có quy trình xử lý thủ tục hành chính tại cảng hiện đại nhất, đơn giản, thông thoáng và thuận tiện nhất. Mọi thủ tục liên quan đến tàu, hàng hoá qua cảng đều được xử lý bằng công nghệ thông tin điện tử, hạn chế đến mức tối thiểu về mặt thủ tục giấy tờ, tinh giảm biên chế của các bộ phận nghiệp vụ, giảm chi phí quản lý và chủ tàu, chủ hàng có điều kiện tận dụng cơ hội kinh doanh hơn. Luật Hải quan Singapore quy định, hàng hoá quá cảnh vào khu vực thương mại tự do (FTZ) hoặc vận chuyển vào khu vực này được miễn làm các thủ tục hải quan. Với những hàng hoá được dỡ trực tiếp dọc theo mạn tàu tại nơi neo đậu của tàu hoặc dỡ trực tiếp từ máy bay vào FTZ thì không cần giấy phép của Hải quan và chỉ cần khai báo hải quan khi hàng hoá chuyển từ FTZ vào lãnh phận hải quan. Khi vận chuyển hàng hoá phải xuất trình tờ khai và xử lý số liệu bằng điện tử thông qua hệ thống thông quan điện tử TradeNet. Người khai báo phải được đăng ký với cơ quan Hải quan có thể là chủ hàng hoặc người vận chuyển được họ uỷ quyền hoặc một đại lý giao nhận hàng hoá. Giấy phép đã được chấp nhận của cơ quan Hải quan có thể sẽ được chuyển lại cho chủ hàng in thêm một bản tại cơ sở để thông quan cho hàng hoá tại điểm kiểm tra. Các khoản thuế quan được thanh toán qua Ngân hàng quốc thế GIRO (hệ thống chuyển khoản điện tử). Thuế quan đối với hàng hoá tiêu thụ nội địa phải được thanh toán trước khi hàng hoá nhập khẩu vào Singapore. Với hàng trong Container và hàng thông thường cần phải có giấy phép của cơ quan hải quan có liên quan, hoá đơn, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển/ đường hàng không và những chứng từ khác kèm theo. Đối với hàng thông thường phải có giấy phép liên quan và những chứng từ khác kèm theo tại điểm kiểm tra để làm thủ tục thông quan hàng hoá. Đối với hàng trong container được lựa chọn để kiểm tra hải quan phải có giấy phép liên quan và
những chứng từ khác kèm theo khi cơ quan hải quan giám sát việc áp tải container. Cơ quan hải quan có thể tiến hành kiểm tra có chọn lọc đối với hàng nhập khẩu. Hàng thông thường sẽ được kiểm tra và giải phóng tại điểm kiểm tra của cơ quan hải quan. Đối với hàng đóng trong container thì các container có thể được các nhân viên hải quan niêm phong tại điểm nhập khẩu hoặc được giải phóng mà không cần niêm phong. Những container đã được niêm phong sẽ được áp tải về cơ sở của nhà nhập khẩu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Trong khi đó những container không có dấu niêm phong, nhà nhập khẩu hoặc những đại lý vận chuyển hàng hoá được uỷ quyền có thể áp tải container về mà không cần có nhân viên hải quan giám sát.
a) 1.5.2. Hồng Kông
Với một diện tích đất đai hạn hẹp và dân số khoảng 6 triệu, Hồng Kông có hệ thống cảng biển phong phú và phụ thuộc vào thương mại, đặc biệt là tái xuất. Cả hai quốc gia bắt đầu phát triển EDI từ những năm 1980. Vào năm 1985 chính phủ Hồng Kông đã tài trợ cho một hội đồng đặc biệt chịu trách nhiệm thúc đẩy thương mại thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Hội đồng đã kiến nghị một hệ thống EDI – cơ sở dữ liệu uỷ thác – có tên gọi là Hotline và đề nghị chính phủ xây dựng hệ thống đó, tạo ra cổng thông tin truy nhập vào các hệ thống của chính phủ như Hải quan, các hệ thống kim ngạch, những kết nối VANS và IVANS và truy cập chung.... Hồng Kông là một cảng tự do ảo do đó cùng với vai trò của chính phủ và cảng vụ trong việc áp dụng công nghệ thông tin thì Hải quan cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc cảnh giới biên thuỳ, theo dõi kim ngạch thương mại và kìm hãm buôn bán hàng quốc cấm.
a) 1.5.3. Malaysia
hiện đại hoá với các khoản đầu tư lớn để tranh thủ khai thác vị trí địa lý rất thuận lợi là giao điểm của các hải trình Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, nối liền các châu lục Á - Âu – Úc; ví dụ như cảng Westport của Malaysia, đặc biệt chú trọng phát triển mạng công nghệ thông tin. Đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, tranh thủ lợi thế của điện tử – tin học, nâng cao trình độ tay nghề cho nhân lực, đưa cảng này trở thành cảng đầu tiên của Malaysia được xếp vào danh sách 10 cảng Contenơ hàng đầu châu Á.
Người khai báo phải nhập các dữ liệu khai báo dưới dạng thông tin
điện tử, rồi truyền đến cơ quan hải quan thông qua mạng Dagang – net được kết nối với các bộ ngành (do chính phủ xây dựng) sau khi truyền số liệu, người khai báo mang hồ sơ đến nơi làm thủ tục để kiểm tra, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra đối chiếu giữa bản giấy và dữ liệu khai báo điện tử (bao gồm thông tin do doanh nghiệp khai báo và các thông tin do các cơ quan khác truyền đến cảng vụ, đại lý hãng tàu....) nếu có sự sai lệch sẽ yêu cầu sửa chữa trên bản giấy. Đối với những mặt hàng phải có phép, cơ quan cấp giấy phép phải gửi giấy phép dưới dạng điện tử cho hệ thống dữ liệu, thông tin về giấy phép này sẽ được truyền xuống cửa khẩu, cơ quan chuyên ngành ở cửa khẩu sẽ được quyền truy cập vào hệ thống để kiểm tra giấy phép, sau đó đóng dấu xác nhận lên tờ khai xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan chỉ thông quan sau khi có dấu xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành trên tờ khai. Sau khi kiểm tra, cán bộ đăng ký sẽ quyết định hình thức kiểm tra của lô hàng dựa trên thông tin về quản lý rủi ro được cung cấp, tờ khai có thể được chia làm 2 loại: thông quan ngay, hoặc phải kiểm tra hàng hoá. Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển được tiến hành tại khu vực kiểm tra hàng hoá của hải quan. Kết quả kiểm tra sẽ được chuyển lại về lại cho cán bộ đăng ký để xác nhận thông quan. Sau đó tờ khai được chuyển sang bộ phận kiểm tra tính thuế và được thông quan sau khi đã thanh toán
đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.
a) 1.5.4. Nhật Bản
Hệ thống làm thủ tục hải quan tự động của Hải quan Nhật Bản (NACCS) gồm hai hệ thống SEA – NACCS và AIR – NACCS để làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua đường biển và đường hàng không. Việc thông quan hàng hoá trong hệ thống NACCS được dựa vào hệ thống hỗ trợ ra quyết định và hệ thống tình báo CIS. Mọi khai báo của doanh nghiệp được lưu tại cơ sở dữ liệu của NACCS. Sau khi tiếp nhận khai điện tử của doanh nghiệp, NACCS gửi yêu cầu tới hệ thống hỗ trợ, hệ thống hỗ trợ ra quyết định truy vấn thông tin từ CIS để có thể ra quyết định hình thức kiểm tra hàng hoá. Sau khi quyết định kiểm tra, hệ thống hỗ trợ sẽ gửi thông điệp tới NACCS, hệ thống NACCS tiếp nhận và sẽ gửi thông báo và lệnh giải phóng hàng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần xuất trình những giấy tờ này để làm thủ tục thông quan hàng hoá. Tại Nhật bản, tỷ lệ làm thủ tục hải quan qua hệ thống hải quan điện tử chiếm 95%, chỉ còn 5% là thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức thủ công (khai bằng tay, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan trực tiếp cho công chức hải quan làm thủ tục).