2.2.1.3 Trong lĩnh vực biên phòng:

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 73)

- Loại hàng hóa, số lượng Lọai hàng hóa quá cảnh,

a) 2.2.1.3 Trong lĩnh vực biên phòng:

Sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển đã góp phần làm tăng doanh thu và giảm bớt phiền hà, nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp, cá nhân khi đến cảng làm việc.

Ngoài ra sự kết hợp cũng góp phần giám sát mọi hoạt động của người, phương tiện trong khu vực cảng, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật. Qua việc kiểm soát thủ tục bằng phương pháp điện tử, nhập các dữ liệu vào máy vi tính và vào sổ theo dõi tình hình, lực lượng biên phòng đã nắm bắt được kịp thời thông tin, ngăn chặn hoạt động vượt biên hoặc xâm nhập trái phép, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia... một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Cùng với cảng vụ hàng hải, các ngành Biên phòng, Hải quan đã áp dụng thủ tục biên phòng và thủ tục hải quan điện tử. Như vậy chỉ còn các cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải như kiểm dịch động thực vật, y tế là chưa áp dụng thủ tục điện tử trong ngành của mình. Nếu các cơ quan này áp dụng thủ tục điện tử và nối mạng với nhau theo quy trình là đã áp dụng thống nhất thủ tục điện tử đối với tàu, người và hàng hoá trên tàu tại cảng

biển. Khách hàng cùng một lúc còn có thể làm việc với các đơn vị chuyên ngành như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch y tế, động, thực vật…nhờ đó số giấy tờ giấy tờ liên quan giảm nhiều so với trước. Việc giải quyết thủ tục cho tàu biển vào cảng, rời cảng theo hướng “một đầu mối” đã xoá bỏ những thủ tục hành chính rườm rà do các chuyên ngành đang áp dụng nhưng không còn phù hợp với thực tế, gây cản trở, phiền hà và phát sinh tiêu cực không đáng có, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các đại lý, chủ tàu trong hoạt động khai thác, quay vòng chuyến nhanh.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)